Thực trạng đời sống của các nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO

1. Thực trạng đời sống của các nạn nhân bị thương tật do bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị hiện nay

1.1. Thực trạng đời sống của các nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tổn thất do chiến tranh gây nên, trong đó, Quảng Trị chịu nhiều tổn thất nhất trong cuộc chiến và hậu quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Tỉnh Quảng Trị nằm ở Miền Trung Việt Nam, dọc vĩ tuyến 17,

từng là giới tuyến tạm thời trong những năm chiến tranh chia cắt hai miền Nam Bắc. Chiến tranh đã tàn phá toàn bộ tỉnh Quảng Trị, sau khi kết thúc chiến tranh, tỉnh đã được xây dựng lại hoàn toàn mới. Chính quyền và nhân dân đã nỗ lực xây dựng lại cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do tính chất khốc liệt của chiến tranh, Quảng Trị cho đến hôm nay vẫn chịu đựng những hậu quả dai dẳng do cuộc chiến để lại, trong đó có vấn đề bom mìn và vật liệu chưa nổ.

Dù đã có nhiều nỗ lực từ chính quyền, địa phương, quân đội và các tổ chức đoàn thể, nhất là các Tổ chức Phi chính phủ (NGOs) hỗ trợ giải quyết các vấn đề

về bom mìn và vật liệu chưa nổ, nhưng cho đến hôm nay vấn đề này vẫn còn khó khăn trong quá trình tổ chức rà phá, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.

Hơn 30 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 6.931 nạn nhân bom mìn, chiếm 1,12% dân số của tỉnh. Trong đó có 2.593 người chết, 4.338 người bị thương. Nạn nhân bom mìn 5 năm đầu (1975-1979) chiếm tỷ lệ rất cao (46,10% trên tổng số cả giai đoạn) với 3.193 trường hợp. Con số thương vong giảm mạnh trong 5 năm tiếp theo (1980-1984) với 983 trường hợp chiếm 14,20% trên tổng số. Sau đó, số nạn nhân lại tăng lên đáng kể trong giai đoạn 1985-1989 với 1.091 trường hợp, chiếm 15,70% tổng số. Kể từ năm 1990, con số thương vong do bom mìn giảm đi và có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 1995. [39]

Kể từ năm 1996, Quảng Trị bắt đầu hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giải quyết hậu quả bom mìn sau chiến tranh, số nạn nhân bom mìn trung bình hàng năm là 53 người, giảm 76% so với con số trung bình hàng năm của giai đoạn 1975-2005 và giảm 67% so với giai đoạn 5 năm trước đó (1991-1996). Từ năm 2002, khi các hoạt động GDPTBM được thực hiện tại nhiều nơi trong tỉnh, con số nạn nhân bom mìn hàng năm là 45, giảm 80% so với con số trung bình của cả giai đoạn (1975-2005) và giảm 34% so với 5 năm trước đó (1997-2002).

Bảng 3: Tổng số nạn nhân được khảo sát từ năm 1975 – 2002 [40]

STT Huyện Số vụ tai nạn

Số nạn nhân

Số bị thương

Không biết

Số tử vong

Tỷ lệ % tử vong

1 Đông Hà 185 268 142 126 47,1

2 Đakrông 268 366 232 134 36,61

3 Cam Lộ 562 753 493 260 34,53

4 Gio Linh 683 1.046 672 374 35,76

5 Hải Lăng 766 1.082 566 2 514 47,50

6 Hướng Hóa 750 1.052 741 3 308 29,28

7 Quảng Trị 88 166 95 71 42,77

8 Triệu Phong 863 1.270 796 474 37,27

9 Vĩnh Linh 515 785 506 279 35,54

Tổng cộng 4.680 6.788 4.243 5 2.540 37,41

Nguồn: Trích “Nghiên cứu nhận thức – thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, Renew, 2002, trang 65.

Trong khảo sát năm 2005, con số nạn nhân bom mìn 6.931 nạn nhân bị tai nạn bom mìn, chiếm 1,12% dân số của tỉnh, trong đó có 2.593 người chết và 4.388 người bị thương. Trong 5 năm đầu 1975-1980 chiếm 46,10% tổng số cả giai đoạn với 3.193 trường hợp, con số thương vong giảm trong 5 năm tiếp theo 1980-1984, với 938 trường hợp (14,20%), số nạn tăng lên đáng kể vào giai đoạn 1985-1989 với 1.091 trường hợp (15,70%). Kể từ năm 1990 trở đi có xu hướng giảm đi và giảm mạnh kể từ nam 1995. Kể từ năm 1996, với sự hợp tác của chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Trị và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giải quyết hậu quả bom mìn sau chiến tranh, số nạn nhân trung bình hàng năm là 53 nạn nhân, giảm 76% so với con số trung bình năm của giai đoạn 1975-2005 và giảm 67% so với giai đoạn 5 năm trước đó (1991-1996). Từ năm 2002, khi các hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn được thực hiện tại nhiều huyện trong tỉnh, con số nạn nhân bom mìn hàng năm là 45, giảm 80% so với con số trung bình của cả giai đoạn 1975-2005 và giảm 34% so với 5 năm trước đó (1997-2002). [41]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)