Khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và thu nhập, giới tính của các nạn nhân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO

2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học

3.6. Khó khăn trong việc tiếp cận việc làm và thu nhập, giới tính của các nạn nhân

Đa số các nạn nhân trước khi bị tai nạn điều đang còn đi học. Với mức độ ô nhiễm cao, mức độ thường xuyên gặp bom mìn hàng ngày, và khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn là ở gần nhà nạn nhân, đồi núi, đồng ruộng hoặc các khu vực căn cứ cũ. Nên các nạn nhân sau khi đi học, phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả gia súc, nhặt củi và cả tìm kiếm phế liệu. Sau khi bị tai nạn, đại đa số các nạn nhân không tiếp tục theo học, do thương tật, gánh nặng chi phí học hành và cả sự mặc cảm, cộng với sự nghèo khó của gia đình đã cản bước con đường học vấn của họ. Một vấn đề nảy sinh trong quá trình khảo sát, dù ở độ tuổi 40 đến 51 tuổi, các nạn nhân vẫn làm công việc đồng áng nặng nhọc, các thành viên trẻ còn lại trong gia đình đã ly hương, tìm kiếm các công việc có thu nhập cao hơn. Các công việc bán tạp hóa và rà phá phế liệu chiến tranh là những công việc mang lại thu nhập cao hơn so với thu nhập chung hàng tháng của các nạn nhân. Nhưng qua khảo sát của luận văn tại Triệu Phong, một số nạn nhân thương tật do bom mìn, gây ảnh hưởng đến thể chất và không làm công việc gì, nhưng vẫn có thu nhập đều đặn hàng tháng. Nguồn thu nhập này do người thân trong gia đình hỗ trợ hàng tháng cho các nạn nhân chi tiêu hàng cho cho bản thân, những người thân trong gia đình sinh sống và làm việc ở các địa phương khác, luôn gửi tiền về cho họ đều đặn. Bên cạnh đó, khi có các công việc đột xuất thì cũng chính họ hỗ trợ tiền cho các nạn nhân thương tật do tại nạn bom mìn làm những chuyện cần thiết, nên họ không cần làm việc.

Có một thực tế là những người bị tai nạn bom mìn đều biết trước hiểm họa của các loại vật liệu nổ này, nhưng chỉ vì kế mưu sinh, nhiều người vẫn đánh liều mạng sống, trong nghề rà phá phế liệu chiến tranh. Chỉ vì muốn có thêm thu nhập cho gia đình, thậm chí có người đã ngồi cưa cả những quả đạn pháo chưa nổ. Dù có bị thương vẫn quay trở lại làm công việc rà phá phế liệu chiến tranh. Công việc này cũng lấy đi cánh tay và mắt phải, chân, những họ cho biết vẫn tiếp tục công việc này. Nếu các nạn nhân có gia đình ở mức khá giả hay giàu có thì việc kiếm công việc phù hợp với thương tật cũng dễ dàng hơn, với số vốn hỗ trợ của gia đình, mở quán tạp hóa nhỏ bán, bánh kẹo, thuốc là và sản phẩm khác như bột giặt, dầu ăn, công việc này đã mang lại thu nhập đều đặn cho 1 cá nhân, với 900 ngàn đồng/tháng. Nhưng đa số là gia đình nghèo, nên họ vẫn làm các công việc nặng nhọc khác để kiếm sống. Đây thực sự là những khó khăn cho các nạn nhân bị thương tật do bom sau chiến tranh từ 1975-2006, trong việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mình, trong xã hội phát triển nhanh chóng của ngày nay.

Do đó tiếp cận việc làm như các thành viên khác trong xã hội là điều thật sự khó khăn. Như đã nói ở trên, để tiếp cận việc làm, có thu nhập ổn định là điều mong ước của các nạn nhân. Đa số họ làm các công việc có thu nhập thấp, bấp bênh. Nên việc đánh giá tiếp cận việc làm là rất khó tiếp cận, nhất là việc làm mang tính ổn định. Với khuyết tật của bản thân do bom mìn gây nên, họ không thể làm việc bình thường, trong chờ vào những công việc thời vụ, không nặng nhọc, quá sức đối với thương tật của mình, để làm việc, do đó thu nhập đến với họ rất thấp. Tiếp cận các công việc phù hợp, các nạn nhân cũng cho biết thỉnh thoảng mới có công việc có thu nhập đỡ hơn, như bóc đậu phụng, hay gom khoai lang, tỉa bắp.

Biểu đồ 19: Tiếp cận với việc làm

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Các nạn nhân nam có điều kiện và sức khỏe tốt hơn nên kiếm việc làm nhiều hơn nạn nhân nữ, ở mức thu nhập 300.000đ/tháng thì nạn nhân nam có đến 120 người nằm ở mức này, các mức tiếp theo cũng cho thấy các nạn nhân nam giới có mức thu nhập đều hơn các nạn nhân nữ, ở mức 800.000đ/tháng, cũng có 22 nạn nhân nam so với 16 nạn nhân nữ.

Biểu đồ 20: Thu nhập và giới tính của các nạn nhân

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Các nạn nhân nam và nữ chủ yếu bị thương tật vận động, nó tác động đến thể lực, ảnh hưởng đến công việc của các nạn nhân khiến họ gặp các trở ngại khi

tìm công việc của mình. Đặc thù là vùng thuần nông, nên kiếm công việc phù hợp là điều không thể đối với các nạn nhân trên địa bàn Triệu Phong hiện nay.

Bảng 17: Giới tính và loại hình thương tật

Giới tính

Nam Nữ

Loại hình thương tật

Khiếm thính 4 2

Vận động 153 86

Liên quan đến não 8 7

Khiếm thị 7 6

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Sự thay da đổi thịt của vùng đất Triệu Phong trong thời gian gần đây đã mang lại cho người dân đường xá, trường học, bệnh viện, đáp ứng được mọi yêu cầu của người dân. Đó là những thay đổi chung của người dân Triệu Phong, nhưng các đối với các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn thì cuộc sống của họ không thay đổi, thậm chí có thể nói họ sẽ đối diện với những khó khăn trong tương lai nhiều hơn.

Nếu có thật sự thay đổi so với trước đây, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương thì chỉ có 44% nhận định rằng có thay đổi là nhờ chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, còn 54.5% cho rằng không thay đổi cuộc sống từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ở đây mối liên hệ với chính quyền địa phương của các nạn nhân rất mỏng. Khi nói đến mối quan hệ với chính quyền địa phương, đa số các nạn nhân chi biết thỉnh thoảng mới liên hệ, các tổ chức phi chính phủ cũng không giúp họ thay đổi cuộc sống hiện tại, chỉ các nạn nhân gần đây được tổ chức phi chính phủ hỗ trợ kinh phí ban đầu khi bị tai nạn bom mìn, và một số được hỗ trợ vốn để làm ăn, những con số này quá nhỏ, đứt đoạn. Với Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đều cho kết quả tương tự, họ không thay đổi cuộc sống bởi sự hỗ trợ từ các tổ chức này, các tổ chức từ thiện, Nhà thờ - Chùa (43.6%), đã có tác động vào sự thay đổi của sống của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn, họ đã có các hỗ trợ cho các nạn nhân trong cuộc sống hàng ngày, với những hỗ trợ gạo hoặc tiền, có thể hỗ trợ kinh phí khi các nạn nhân có nhu cầu. Một trong những vấn đề căn bản đối với các nạn nhân cho rằng, có sự thay đổi trong cuộc sống là nhờ

chính sự vươn lên của bản thân với 98 % nạn nhân đồng ý vấn đề này. Chính sự nỗ lực của bản thân họ đã làm cho cuộc sống có thay đổi, dù không nhiều.

Các nạn nhân rất thụ động trong cuộc sống của mình, khi được hỏi đến việc nắm bắt các chủ trương của nhà nước và chính quyền địa phương dành cho mình hay không, các nạn nhân cho biết có nhưng không nhiều. Như vậy, một vụ nổ xảy ra do bom, mìn, vật nổ thường gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Hàng năm chính phủ đã giành nhiều sự hỗ trợ cho các nạn nhân bom mìn thông qua các chương trình phúc lợi xã hội, tuy nhiên để tiếp cận được nó còn một vấn đề cần bàn đến trong tương lai, vì hiện nay, các nạn nhân tiếp cận phúc lợi xã hội còn rất hạn chế. Tác động kinh tế, xã hội lớn nhất của bom, mìn, vật nổ là nó tạo ra tâm lý hoang mang lo lắng cho những cư dân sống trong các địa phương bị ô nhiễm, làm họ không yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Ô nhiễm bom, mìn, vật nổ còn gây nhiều cản trở trong việc xây dựng nhà cửa, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hoạt động tái định cư và các chương trình phát triển kinh tế khác, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, hậu quả của sự ô nhiễm do bom, mìn, vật nổ không nên chỉ được xác định thông qua những số liệu về thương vong cho người, chi phí cứu chữa và tái phục hồi chức năng cho các nạn nhân mà còn phát sinh các tác động nghiêm trọng khác về xã hội, kinh tế và môi trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)