Đời sống vật chất tinh thần của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn tại Triệu Phong

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 84 - 96)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO

2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học

2.2. Tình hình các nạn nhân thương tật tại huyện Triệu Phong

2.2.3. Đời sống vật chất tinh thần của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn tại Triệu Phong

- Công việc trước khi bị tai nạn bom mìn: Đa số các nạn nhân trước khi bị tai nạn đều đang còn đi học. Với mức độ ô nhiễm cao, mức độ thường xuyên gặp bom mìn hàng ngày, và khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn là ở gần nhà nạn nhân, đồi núi, đồng ruộng hoặc các khu vực căn cứ cũ. Nên các nạn nhân sau khi đi học, phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả gia súc, nhặt củi và cả tìm kiếm phế liệu dẫn đến thương tật trên. Sau khi bị tai nạn, đại đa số các nạn nhân không tiếp tục theo học, do thương tật, gánh nặng chi phí học hành và cả sự mặc cảm, cộng với sự nghèo khó của gia đình đã cản bước con đường học vấn của họ.

- Thương tật và nhận định về mức sống: Tai nạn bom mìn thường để lại thương vong rất lớn, từ năm 1975-2006 đã có 2.593 người chết và 4.338 người bị thương [57], con số này chiếm 1,12% tổng dân số toàn tỉnh. Các nạn nhân bị thương tật chủ yếu là đa vết thương, chân, tay, bị mù, thương tật mắt. Tại Triệu Phong, qua khảo sát của luận văn thì bị thương đa số là chân hoặc tay (được gộp chung thành khuyết tật vận động), mắt, tai (thương tật-khiếm thị, khiếm thính).

Bảng 8: Các loại hình thương tật của nạn nhân bom mìn:

STT Loại hình thương tật Số lượng khảo sát Tỷ lệ %

1 Khiếm thính 6 2.2 %

2 Vận động 239 86.9 %

3 Liên quan đến não 15 5.5 %

4 Khiếm thị 13 4.7 %

Tổng cộng 273 99.3 %

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Đa số là thương tật vận động, nên các nạn nhân tại huyện Triệu Phong, chủ yếu sống dựa vào gia đình là chính. Làm công việc lặt vặt, nhẹ, nên công việc của các nạn nhân thường có thu nhập thấp. Chính với nguồn thu nhập ít ỏi đó, họ không có nhiều lựa chọn trong đời sống tinh thần của mình.

Nhận định về mức sống của mình hiện nay, đa số các nạn nhân điều đánh giá mức sống của mình nghèo chiếm đến 98,2% trên tổng số các nạn nhân được khảo sát. Do không thể lao động như những người bình thường, nên thu nhập của họ rất thấp, khoảng 350.000 đồng/tháng, chủ yếu với các công việc được thuê mướn. Họ không có khả năng lao động, sản xuất chính, tạo nên thu nhập từ công việc của mình, nên đành chấp nhận cuộc sống hiện tại.

Khi được hỏi về nhu cầu của bản thân, các nạn nhân đều không thể xác định nhu cầu thực sự của bản thân là gì, vì có nhận định chung là có gia đình giúp đỡ.

Khảo sát về các phương tiện đồ dùng trong nhà của các nạn nhân, cho thấy, các gia đình nạn nhân đa số là gia đình nghèo, các phương tiện đồ dùng, chủ yếu là ti vi, xe máy, máy cassette, và tủ giường. Đó là các vật dụng thiết yếu trong gia đình.

Có nạn nhân khảo sát có xe máy, nhưng là của các thành viên khác trong gia đình, khi cần thì mượn nếu sử dụng được. Chính với các điều kiện vật chất thiết yếu đó, các nạn nhân ít tiếp cận các thông tin về kinh tế xã hội một cách thường xuyên nên không có nhiều quan tâm đến tình hình kinh tế xã hội một cách tích cực.

Bảng 9: Thống kê các phương tiện, đồ dùng gia đình

STT Phương tiện/Đồ dùng gia đình Tình trạng Số lượng mẫu Tỷ lệ

1 Tivi Có 272 98.9

2 Tủ lạnh Không 272 98.9

3 Xe máy Có 272 98.9

4 Đầu máy Không 272 98.9

5 Máy cassette Có 272 98.9

6 Máy điều hòa Không 272 98.9

7 Bếp ga Không 272 98.9

8 Ô tô Không 272 98.9

9 Máy giặt Không 272 98.9

10 Tủ giường Có 272 98.9

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Thu nhập của nạn nhân thương tật chủ yếu dành cho các khoản sau:

Ăn uống Có

Khám chữa bệnh Có

Mua sắm Có

Xây dựng nhà cửa Không Lễ tết, hiếu hĩ Có Học tập của con cái Có

Điện, nước Có

May mặc Có

Khác Không

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Đây cũng là các khoản chi tiêu mà họ sử dụng trong hàng tháng, các nạn nhân đều chi các khoản này thường xuyên, đây cũng chính là áp lực lên chính đối với họ trong cuộc sống hàng ngày. Chính những áp lực cuộc sống cuốn họ theo những mưu sinh và chấp nhận cả nguy hiểm để kiếm sống (tháo gỡ bom mìn chưa nổ, đi vào khu vực được cảnh báo để rà phế liệu, mở mang khu vườn để trồng trọt). Chính với những khoản chi nhiều cho các việc trên nên phần lớn các nạn nhân cho rằng không đáp ứng đủ nhu cầu của họ và gia đình. Thu nhập bình quân của họ khoảng 350.000 đồng/tháng, thì chi tiêu cho các khoản này là một vấn đề cực kì nan giải.

Để thay đổi cuộc sống, việc làm đối với các nạn nhân là một vấn đề khó khăn, khi mà tích lũy bình quân của mỗi gia đình chỉ khoảng 2 triệu đồng/năm (93.1%), 3 triệu đồng/năm (3.3%), 4 triệu đồng/năm (1.8%), 5 triệu đồng trở lên

chỉ 0.7%. Mức tích lũy này tùy theo năm, không đều qua các năm liên tiếp, do hoàn cảnh sống, thiên tai, dịch bệnh thì tích lũy này sẽ giảm đi. Với mức tích lũy này các nạn nhân cho rằng chỉ đảm bảo được một số nhu cầu thiết yếu, bên cạnh đó, họ cũng không dám chi tiêu số tiền này, đề phòng bệnh tật tái phát và dùng cho việc hiếu hỉ, lễ tết. Mức hiếu hỉ mà họ tham gia khoảng 20.000đồng/việc, do đó làm họ rất ngại khi tham gia hiếu hỉ của làng xóm, chỉ thực sự thân quen mới tham gia.

Nếu không đủ chi tiêu hoặc có những việc đột xuất, họ chọn biện pháp vay mượn bạn bè, người thân để bù đắp các khoản thiếu hụt trên. Khi được hỏi có thường xuyên vay mượn hay không, tất cả các nạn nhân trả lời có thường xuyên, điều này là thực tế, không tránh khỏi. Một vấn đề trong quá trình nghiên cứu nhận thấy, các nạn nhân ít tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, chính quyền, hoặc các tổ chức phi chính phủ khi thiếu hụt chi tiêu và chủ yếu vay mượn người khác. Qua trò chuyện với các nạn nhân về nguyên nhân này, thì được trả lời: “vay mượn bên ngoài đỡ phiền hà, tránh sự hỏi thăm của mọi người, không muốn gia đình nghĩ là người ăn bám nhiều hoặc các giấy tờ thủ tục ở chính quyền địa phương”.

- Loại hình nhà ở và tình trạng sử dụng nhà của các nạn nhân: Các nạn nhân chủ yếu sống trong những căn nhà cấp 4, đây cũng là kiểu nhà điển hình tại các vùng nông thôn, tại tỉnh Quảng Trị, loại nhà vách đất, lợp tôn hoặc xây xung quanh, lợp tranh. Tại huyện Triệu Phong, qua số liệu khảo sát của luận văn, có đến 91.6% là nhà cấp 4, còn lại loại nhà cấp 2, 3, không có kiểu nhà biệt thự hay nhà phố. Điều này cũng dễ hiểu, với tỉnh nghèo, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và ô nhiễm bom mìn trên diện rộng. Nên đại bộ phận người dân còn nghèo, nhất là các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh. Qua khảo sát, đại đa số các nạn nhân sống chung cùng cha mẹ, anh chị (86.2%), còn lại các nạn nhân sống ở nhà được hỗ trợ, do các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh xây và các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm hỗ trợ, các loại hình này chiếm tỷ lệ còn lại. Sự phát kinh tế xã hội nhanh chóng của Việt Nam gần đây, đã làm thay đổi nhiều bộ mặt của nông thôn Việt Nam, nhưng đa số các nạn nhân cho rằng, nhà ở không hề thay đổi, tình trạng nhà ở lúc này và trước kia cũng thế, tạm gọi là bình thường.

Chỉ có công việc là xấu đi do thương tật mà không thể làm việc một cách bình thường, để kiếm sống. Các hoạt động khác như mua bán hàng hóa, giao thông đi lại trên địa bàn, thông tin liên lạc, tết, giổ chạp, ma chay được đánh giá bình thường. Việc làm, thu nhập của gia đình, chi phí sinh hoạt, học hành của con cái là xấu đi. Đây chính là vấn đề khiến cho đời sống của các nạn nhân ngày càng xấu đi, không thể phát triển chung như các gia đình khác, hay cùng sự phát triển chung của địa phương

Mối quan hệ láng xóm, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể khác:

Qua khảo sát tại Triệu Phong, khi xem xét vấn đề mối liên hệ giữa nạn nhân với làng xóm, láng giềng và chính quyền địa phương, cho thấy sự liên hệ với cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể khác trong xã hội không mạnh mẽ. Mối liên hệ này nằm trong mối liên hệ đoàn thể căn bản, chính mối liên hệ này tạo nên sự phát triển của mổi cá nhân trong xã hội.

Ngay trong mối quan hệ đó, mà chính bản thân mình được chấp nhận, hòa mình vào cuộc sống chúng mà không cần phải thể hiện mình. Nằm trong mối quan hệ đó, các nhân mới có sự thích ứng với hoàn cảnh mới, không sẽ gặp khó khăn.

Chính mối quan hệ với các đoàn thể căn bản, mà chính nó làm nhẹ đi những ảnh hưởng của qui luật, luật lệ bên ngoài đè nặng lên con người. [58]

Biểu đồ 11: Tác động của các tổ chức đến các nạn nhân bom mìn:

Biểu đồ chỉ sự tương tác của chính quyền địa phương, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức phi phủ đến các nạn nhân bom mìn như sau:

: Có hỗ trợ, thường xuyên, bình thường : Thỉnh thoảng mới tiếp cận, yếu

: Thỉnh thoảng mới tiếp cận, bình thường.

Các nạn nhân cho biết mối liên hệ với cộng đồng và chính quyền địa phương ở mức bình thường, “bình thường” tức là khi cần các công việc cho bản thân hay gia đình mới liên hệ với chính quyền (sao y giấy khai sinh, giấy chứng nhận thương tật) hay khi có được sự hỗ trợ thì chính quyền gọi lên. Không chủ động liên lạc thường xuyên, tìm kiếm các thông tin về dự án, hỗ trợ vay vốn, các thông tin về khuyến nông, kỹ thuật nuôi trồng… Họ thụ động trong chờ vào chính quyền, không chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn lực nâng cao đời sống của

Nạn nhân bom mìn

Chính quyền Cộng

đồng

Đoàn thể NGO

mình. Ngay cả mối quan hệ với làng xóm cũng được cho là bình thường, tức là có việc thì quan hệ, trao đổi thông tin qua lại, hoặc thỉnh thoảnh chuyện trò mà thôi.

Với xã hội ngày càng phát triển, xuất hiện các vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội, có đến 98,9 % các nạn nhân cho biết là vấn đề kinh tế.

Như vậy, có thể thấy, vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến đời sống của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn là rất lớn. Chính sự ảnh hưởng đó mà họ không còn quan tâm đến các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày, chính đó là nguyên nhân tách rời họ với xã hội phát triển nhanh chóng. Vấn đề kinh tế được cho là ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ là do thu nhấp thấp, chịu nhiều biến động của chính sách, giá cả thị trường trong những năm gần đây, lạm phát, đồng tiền mất giá làm cho họ gặp nhiều khó khăn hơn.

- Sinh hoạt của các nạn nhân: Trong việc di chuyển hàng ngày của các nạn nhân trong phạm vi nhất định (nhà, vườn, chăn thả gia súc trong khu vực vườn nhà), các nạn nhân cho biết tự mình làm được, được hỗ trợ bởi các thiết bị bổ trợ cho việc di chuyển của các nạn nhân. Điều này, không gây phiền toái khi nhờ giúp đỡ từ các thành viên khác trong gia đình. Những lúc di chuyển xa, lên xã, huyện, tỉnh hay đi thăm bà con thì nhờ sự hỗ trợ bởi các thành viên trong gia đình. Các nạn nhân cho biết, thỉnh thoảng mới nhờ đến các thành viên trong gia đình hỗ trợ việc di chuyển này.

Những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đa số các nạn nhân đều cho biết có khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày (98%). Chính những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày đã làm cho các nạn nhân ngại di chuyển, tiếp xúc với mọi người.

Họ chỉ biết co cụm lại và sống một cách động. Việc đi lại (98,5%), chính là con số nói lên nhận định việc di chuyển khó khăn đã làm cho các nạn nhân ít giao tiếp với hàng xóm láng giềng, chính quyền địa phương hay các tổ chức đoàn thể khác. Các nạn nhân chủ yếu thương tật vận động (cụt tay, cụt chân) nên khó khăn trong việc đi lại, các khó khăn khác rất nhỏ, trong đó vệ sinh cá nhân chỉ chiếm 0,4%, cho biết khó khăn trong công việc này. Các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn khi gặp phải các khó khăn trên đều có chung cảm giác buồn phiền. Chính cảm giác trên đã tác động lên suy nghĩ, hoạt động của họ trong sinh hoạt hàng ngày. Với

cảm giác đó, họ không còn các động lực vươn lên, thay đổi cuộc sống một cách tích cực, hay nói cách khác những điều kiện bên ngoài có khả năng chi phối ý thức của họ. Với cảm giác buồn phiền này, có thể đẩy các nạn nhân có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến tự tử, bỏ nhà ra đi, trong khuân khổ hạn hẹp của luận văn, và một số nghiên cứu khác trên địa bàn Quảng Trị, chưa ghi nhận trường hợp nạn nhân có xu hướng buồn phiền đã tự tử hay bỏ nhà ra đi. Tuy nhiên, theo một số gia đình và nạn nhân khi được hỏi về mong muốn vươn lên một cuộc sống tốt hơn, thay đổi hoàn cảnh hiện tại, họ cho biết chưa có mong muốn hay ý định gì, mặc cảm và buồn phiền đã ngăn cản điều đó.

- Tâm trạng của các nạn nhân trong thời gian thương tật: Các nạn nhân khi được hỏi tâm trạng mình trước thời gian tiến hành khảo sát lấy số liệu cho đề tài, đều cho rằng, rất đau khổ (98%) khi bị thương tật do tai nạn bom mìn gây nên.

Các nạn nhân đã có nhiều suy nghĩ khác như, nhịn ăn, không nói chuyện, thu mình trong nhà, không bước ra ngoài. Trong suốt một thời gian dài họ buông thả bản thân, không chăm sóc bản thân, luôn trong tình trạng muốn ra sao thì ra, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của bản thân và các thành viên khác trong gia đình, khi từ chối sự giúp đỡ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính gia đình của các nạn nhân.

Sự ảnh hưởng đó kéo dài từ năm 1975 đến nay, đa số các nạn nhân cho biết, tâm trạng hiện nay cũng không khá được, cảm giác mặc cảm (98,5%) bao trùm lên các nạn nhân, điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, triệt tiêu các ý chí vươn lên trong cuộc sống. Các nạn nhân cho biết thỉnh thoảng các vết thương của họ bị tái phát, làm cho cuộc sống của họ thêm phần khó khăn. Khi các vết thương các nạn nhân đều trong chờ vào sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Mọi giúp đỡ hiện này của các nạn nhân đều từ gia đình, một điểm tựa tinh thần và vật chất đối với họ trong những ngày khó khăn.

- Thư giản và nghỉ ngơi và các loại hình giải trí: Đa số các nạn nhân đều có thời gian cho nghỉ ngơi và giải trí cho bản thân trong ngày, thời gian cụ thể được liệt kê trong bảng số 13 dưới đây:

Biểu đồ 12: Thời gian nghỉ ngơi của các nạn nhân.

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Đa số các nạn nhân đều dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và giải trí, thời gian dành nhiều nhất khoảng 7 tiếng và ít nhất là 2 tiếng, như vậy, chúng ta có thể nhận biết được, các nạn nhân đều dành thời cho nghỉ ngơi và thư giãn chứ không tập trung thời gian cho toàn bộ công việc hay không làm gì. Việc sử dụng thời gian nghỉ ngơi chủ yếu dành cho việc nói chuyện với người thân (89,5%), bạn bè xem sách báo (0,4%) và xem tivi nghe đài (9,1%). Qua thời gian các cảm giác đau khổ dần dần nguôi ngoai, để xóa hết mặc cảm này không hề đơn giản, sau một thời gian nhất định, các nạn nhân thông qua trò chuyện với người thân bạn bè để nắm bắt các thông tin bên ngoài, về làng xóm, về các chính sách của chính quyền địa phương. Chỉ còn kênh thông tin làm cầu nối đến với thế giới bên ngoài.

Các kênh thông tin khác, các nạn nhân thường tiếp cận đó là tivi, họ thường xem phim truyện, ca nhạc, bạn nhà nông, thông tin về sức khỏe, thời sự trong nước, quốc tế, thời sự trong tỉnh. Với truyền hình, các nạn nhân thường quan tâm đến các loại hình trên gần 98% lựa chọn các chuyên mục trên. Các nạn nhân đều cho rằng, tivi mang đến nhiều thông tin cho họ. Như vậy, với cảm giác mặc cảm, các nạn nhân ít giao tiếp với bên ngoài, thì tivi là kênh mang họ đến gần với cuộc sống và xã hội đang phát triển nhanh chóng. Đây xem như là hình thức tiếp thu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)