Tuổi, giới tính, hôn nhân và học vấn, thu nhập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 76 - 84)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO

2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học

2.2. Tình hình các nạn nhân thương tật tại huyện Triệu Phong

2.2.2: Tuổi, giới tính, hôn nhân và học vấn, thu nhập

- Tuổi và giới tính của các nạn nhân:

Tai nạn bom mìn xảy ra cho mọi thành viên trong cộng đồng từ trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên, trung niên. Tóm lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong cộng đồng, nằm trong độ tuổi lao động, và cũng là các lao động chính của gia đình nạn nhân. Theo khảo sát của tổ chức Renew, 2006, thì nạn nhân chủ yếu dưới 36 tuổi, chiếm 80,50% trong tổng số nạn nhân từ năm 1995-2005, trong đó dưới 26 tuổi chiếm 64.20% và dưới 20 tuổi chiếm 46.50%. Trẻ nhỏ dưới 7

tuổi và người già trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nạn nhân nằm trong khảo sát của luận văn nằm từ độ tuổi từ 15 đến 55 tuổi, chia thành 3 nhóm tuổi, và đa số các nạn nhân điều là những thành viên nằm trong độ tuổi lao động, là lao động chính của gia đình nạn nhân. Điều nay tạo nên gánh nặng cho các gia đình khi bị mất đi lao động chính và phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để duy trì cuộc sống cho các nạn nhân nếu các nạn nhân không còn sức lao động. Điều này được chứng minh qua con số thống kê của tổ chức Renew, 2006, nạn nhân bom mìn chủ yếu là nam giới (82.93%), nữ giới là nạn nhân chiếm 17,07% trong giai đoạn 1975-2996, trong đó tỷ lệ bị thương rất lớn (62.59%), đều này để lại ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống của các nạn nhân và gia đình sau này. Với độ tuổi từ 15-30, chiếm 51.6% tổng số nạn nhân được khảo sát tại Triệu Phong, đây là độ tuổi nằm trong cơ cấu độ tuổi lao động trẻ của Việt Nam, một quốc gia có tỷ lệ dân số đạt tỷ lệ “dân số vàng”.

Là nguồn lực dồi dào, tạo nên thu nhập cho gia đình, cộng đồng, tỉnh và Việt Nam nhưng vô hình chung họ lại tạo nên gánh nặng cho bản thân và gia đình qua thương tật của mình. Chính điều này đã làm cho gia đình và chính bản thân họ không thể nâng cao đời sống vật chất tinh thần cuả mình.

Biểu đồ 8: Độ tuổi của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

- Trình độ học vấn: Theo số liệu khảo sát của tổ chức Renew năm 2006 về trình độ học vấn của các nạn nhân bom mìn cho thấy rằng, người có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng liên quan đến tai nạn bom mìn càng nhiều hơn. Số người mù chữ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số nạn nhân bom mìn (11,3%), xếp thứ 3 trong thang học vấn của các nạn nhân, những người học cấp 1 (47,73%) và cấp 2 (33,04%), chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nạn nhân bom mìn của cả giai đoạn 1975-2005. Số nạn nhân có trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học chiếm tỷ lệ không đáng kể [54].

Với số liệu khảo sát trên, và qua thực tế khảo sát tại Triệu Phong, số liệu của luận văn cũng có những tương ứng nhất định về trình độ học vấn của các nạn nhận bị thương tật do tai nạn bom mìn. So với cả giai đoạn mà tổ chức Renew đã khảo sát tại Tỉnh Quảng Trị, trong 5 năm từ 2002 đến 2006 cho thấy sự liên quan giữa trình độ học vấn và tai nạn bom mìn có phần thay đổi nhưng vẫn cho thấy bom mìn ảnh hưởng chủ yếu đến những người dân có trình độ học vấn thấp, số nạn nhân cấp 1, 2 vẫn chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ nạn nhân mù chữ. Riêng các nạn nhân được khảo sát của luận văn, cũng ghi nhận một số vấn

đề, dù là học vấn cấp 1, những có nhiều nạn nhân mới học xong lớp 1, 2, sau khi bị tai nạn đã nghỉ học và không tiếp tục theo học lên, một phần do gánh nặng của gia đình khi đã bỏ tiền viện phí cho các nạn nhân, thiếu hụt tiền cho các nạn nhân tiếp tục theo học, cộng với sự mặc cảm của bản thân và khó khăn trong đi lại làm các nạn nhân nản chí và không tiếp tục theo học. Với 73,1% nạn nhân có học vấn là cấp 1, nên có thể khẳng định vấn đề trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến các nạn nhân bom mìn trong toàn tỉnh nói chung và huyện Triệu Phong nói riêng. Tỷ

lệ này giảm dần với trình độ cao hơn, xem chi tiết bảng 6, để thấy được trình độ học vấn có ảnh hưởng đến các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn.

Bảng 5: Trình độ học vấn của các nạn nhân thương tật do bom mìn

STT Trình độ học vấn Số lượng mẫu Tỷ lệ %

1 Cấp 1 201 73.1 %

2 Cấp 2 56 20.4 %

3 Cấp 3 15 5.5 %

4 Trung cấp 1 0.4 %

Tổng cộng 273 99.3 %

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Biểu đồ 9: So sánh trình độ học vấn của các nạn nhân qua các năm:

* Số liệu điều tra nạn nhân bom mìn từ năm 1975 - 2002

** Số liệu điều tra nạn nhân bom mìn từ năm 1975 – 2006

*** Số liệu điều tra nạn nhân bom mìn từ năm 1975 – 2010, địa bàn Triệu Phong, phục vụ cho luận văn

Theo điều tra của Renew, 2006, có 85,2% nạn nhân trẻ em sống sót sau tai nạn quay lại trường học, chỉ có 14,8% trẻ em là nạn nhận bom mìn bỏ học hẳn.Trẻ em bị tai nạn bom mìn thường ở trong những gia đình có thu nhập bình quân hàng năm dưới 3 triệu đồng. Chính với mức thu nhập thấp, nên việc trở lại trường của các nạn nhân là khá khó khăn, thậm chí là bỏ học hẳn. Trong những năm gần đây,

các nạn nhân bị tai nạn bom mìn được hỗ trợ tiền do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ ban đầu (CPI, Renew, Peacetreevn…), nên các gia đình bớt khó khăn hơn trong quá trình chữa bệnh ban đầu. Những quá trình lâu dài để hòa nhập cuộc sống của các nạn nhân vẫn còn là dấu hỏi.

- Về thu nhập:

Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Renew, năm 2006 về thu nhập hộ gia đình của các nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị là hộ nghèo, với thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng/hộ gia đình. Tuy nhiên thực tế theo điều tra của luận văn tại huyện Triệu Phong, đa số các nạn nhân có thu nhập bình quân 365.000đ/ tháng/

người, trong đó thu nhập thấp nhất là 300.000đ/tháng/người và cao nhất cũng chỉ có 900.000đ/tháng người.

Bảng 6: Thống kê thu nhập của các nạn nhân bom mìn.

STT Tổng số tiền thu nhập/tháng Số lượng mẫu Tỷ lệ %

1 300.000 182 66.2%

2 400.000 39 14.2%

3 500.000 6 2.2%

4 600.000 2 0.7%

5 700.000 2 0.7%

6 800.000 38 13.8%

7 900.000 1 0.4%

TỔNG CỘNG 270 98.9%

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Với các công việc chủ yếu là làm nông, làm vườn, bán tạp hóa, nhặt phế liệu là những công việc mang lại nguồn thu chính cho họ. Đa số là công việc làm nông, chiếm đến 88,7% tổng số người được khảo sát. Theo dự báo đến năm 2010 sản lượng cây lương thực của huyện Triệu Phong như lúa 53.000 tấn chiếm 23,24%, ngô 2.600 tấn chiếm 14,4%, sắn 25.000 tấn chiếm 11,28% sản lượng từng loại toàn tỉnh; cây công nghiệp hàng năm 1.420 tấn (bao gồm lạc, vừng) chiếm 12,13% sản lượng toàn tỉnh; cây thực phẩm 18.900 (bao gồm các loại rau đậu, ớt) chiếm 33,75% sản lượng toàn tỉnh [55]. Nhưng công việc của các nạn nhân thương tật do bom mìn chủ yếu là làm nông, như làm cỏ, tát nước vào ruộng, nhặt đậu phụng cho gia đình và nhặt thuê, hoặc làm theo mùa vụ cho các gia đình khác, nên

thu nhập hàng tháng rất thấp. Với những công việc nặng thực sự thì rất ít nạn nhân còn khả năng đảm đương công việc này. Suốt hơn 1 tháng tiến hành khảo sát tại địa bàn huyện Triệu Phòng, đề tài ghi nhận chưa tới 20 nạn nhận, làm ruộng, làm nông với công việc nặng nhọc thực sự. Một vấn đề nảy sinh trong quá trình khảo sát, dù ở độ tuổi 40 đến 51 tuổi, các nạn nhân này vẫn làm đồng áng, do các thành viên trẻ trong gia đình đã ly hương, tìm kiếm các công việc có thu nhập cao hơn.

Các công việc bán tạp hóa và rà phá phế liệu chiến tranh là những công việc mang lại thu nhập cao hơn so với thu nhập chung hàng tháng của các nạn nhân làm ruộng. Nhưng qua khảo sát của luận văn tại Triệu Phong, một số nạn nhân thương tật do bom mìn, không làm

công việc gì nhưng vẫn có thu nhập đều đặn hàng tháng. Nguồn thu nhập này do người thân trong gia đình hỗ trợ hàng tháng cho các nạn nhân chi tiêu cho bản thân, đa số người thân sinh sống và làm việc ở các địa phương khác và luôn gửi tiền về cho gia đình, nạn nhân. Bên cạnh đó, khi có các công việc đột xuất

thì cũng chính họ hỗ trợ tiền cho các nạn nhân làm những chuyện cần thiết, nên họ không làm việc.

Có một thực tế là những người bị tai nạn bom mìn đều biết trước hiểm họa của các loại vật liệu nổ này, nhưng chỉ vì kế mưu sinh, nhiều người vẫn đánh liều mạng sống, bằng nghề rà phá phế liệu chiến tranh, chỉ vì muốn có thêm thu nhập cho gia đình, thậm chí có người đã ngồi cưa cả những quả đạn pháo chưa nổ. Dù có bị thương vẫn quay trở lại làm công việc rà phá phế liệu chiến tranh. Có 8 nạn nhân thương tật do bom mìn qua khảo sát, hiện nay đã quay trở lại với công việc rà tìm phế liệu chiến tranh, họ cho biết công việc này dễ mang lại thu nhập cho họ,

dù biết nguy hiểm. Công việc này cũng lấy đi cánh tay và mắt phải, chân, và các di chứng các mắc phải những họ cho biết vẫn tiếp tục công việc này. Nếu các nạn nhân có gia đình ở mức khá giả hay giàu có thì việc kiếm công việc phù hợp với thương tật cũng dễ dàng hơn, với số vốn hỗ trợ của gia đình, mở quán tạp hóa nhỏ bán, bánh kẹo, thuốc lá và sản phẩm khác như bột giặt, dầu ăn, công việc này đã mang lại thu nhập đều đặn cho 1 cá nhân, với 900 ngàn đồng/tháng. Nhưng đa số là gia đình nghèo, nên họ vẫn làm các công việc nặng nhọc khác để kiếm sống.

Đây thực sự là những khó khăn cho các nạn nhân bị thương tật do bom sau chiến tranh từ 1975-2006, trong việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mình hiện nay.

Bảng 7: Các công việc hiện tại của các nạn nhân thương tật do bom mìn.

STT Công việc hiện Số lượng Tỷ lệ %

1 Bán tạp hóa 1 0.4%

2 Không làm gì 13 4.7%

3 Làm ruộng 244 88.7%

4 Làm vườn 4 1.5%

5 Nhặt phế liệu 8 2.9%

6 Ở nhà 3 1.1%

Tổng số 273 100%

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011 - Tình trạng hôn nhân gia đình:

Tình trạng hôn nhân của các nạn nhân tính từ năm 1975 – 2005 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có đến 58,7% chưa lập gia đình và 41,3% còn lại đã lập gia đình [56].

Chính nguyên nhân do bị tai nạn bom mìn, nên các nạn nhân vẫn sống độc thân và khó có khả năng lập gia đình do những thương tật mang lại. Đây cũng là con số cho thấy, vì mưu sinh cho cuộc sống, nạn nhân đơn thân đã không tính đến nguy hiểm của bom mìn, bỏ qua cảnh báo và nguy hiểm, dẫn đến các tai nạn thương tâm. Với các nạn nhân có gia đình, cũng vì cuộc sống, họ chấp nhận mưu sinh trên những vùng đất bị ô nhiễm bom mìn cao, hay rà tìm phế liệu kiếm thêm thu nhập.

Tại số liệu khảo sát của đề tài cũng chứng minh những nhận định này.

Biểu đồ 10: Tình trạng hôn nhân, so sánh với số liệu của tổ chức Renew.

* Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

** Số liệu của tổ chức Renew, 2006

Con số khảo sát của luận văn cũng tương ứng với con số khảo sát tình trạng hôn nhân của các nạn nhân trên toàn tỉnh. Điều này có thể khẳng định thêm nhận định, bom mìn ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của các nạn nhân một cách rõ ràng. Chính những thương tật và mặc cảm đã cản trở họ trong việc lập gia đình và việc lựa chọn lập gia đình đối với các nạn nhân là một lựa chọn khó khăn. Nó là nguyên nhân làm cản trở các động lực vươn lên trong cuộc sống, thiếu chổ dựa về mặt tình cảm cho các nạn nhân. Chính việc này đã là một cản trở lớn cho các nạn nhân trong cuộc sống hiện nay. Họ phụ thuộc nhiều vào gia đình và không có ý muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Có đến 86,5% số nạn nhân đang ở cùng cha mẹ, sống cùng anh chị em (5,1%) và vợ chồng, con cái (6,2%) và sống cùng con cái chiếm 1,5 %. Việc sống cùng cha mẹ chiếm đến 86,5 % được lí giải, do hoàn cảnh thương tật sau tai nạn bom mìn, mất sức lao động, nên không thể tự mình nuôi sống bản thân và phụ giúp thêm cho thu nhập của gia đình nên cần sự hỗ trợ chăm sóc của gia đình, cũng với tình thương đối với con cái, nên các gia đình cũng không muốn các thành viên bị thương tật làm các công việc nặng nhọc, làm việc kiếm thêm thu nhập, gánh phần trách nhiệm nặng nhọc cho họ, xem như là sự bảo

bọc. Một phần của nguyên nhân không muốn rời xa gia đình, đó là sự mặc cảm với các thương tật trên cơ thể, nên tránh giao tiếp với bên ngoài, cũng như di chuyển đến các chổ khác để tìm kiếm việc làm, học tập, giao lưu kết bạn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)