CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO
2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học
2.2. Tình hình các nạn nhân thương tật tại huyện Triệu Phong
2.2.4. Tương quan giữa nghèo và mức độ ảnh hưởng của bom mìn vật nổ
Xét trên bình diện chung về đời sống của các nạn nhân đã không có nhiều thay đổi từ năm 1975 đến nay. Đa số các nạn nhân đều sống trong các gia đình nghèo, thu nhập thấp, khoảng 365.000đ/tháng nên khả năng thay đổi cuộc sống thấp, bấp bênh, nên việc thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực là một điều khó khăn. Đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến tình trạng này, đa số các nạn nhân đều sống trong các gia đình nghèo, phụ thuộc cuộc sống vào các thành viên khác trong gia đình, tính lệ thuộc cao, nên khó có động lực tự bản thân cá nhân thay đổi được cuộc sống. Điều này được chứng minh thông qua số liệu từ cuộc khảo sát
“Dự án điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam- Sáu
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi”, do VVAF và BOMICEN, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện năm 2009, [60]. Tuy nhiên, chúng ta có thể giả thiết là tình trạng nghèo có liên quan ít nhiều đến tác động của bom mìn bởi do đất đai tại
đây còn nhiều bom, mìn, vật nổ nên người dân sống ở những khu vực này ít có cơ hội để phát triển sản xuất. Phân bố của các xã tại 6 tỉnh khảo sát theo tỷ lệ hộ
nghèo được trình bày trong biểu đồ 7 (xem phụ lục). Số liệu cho thấy 6 tỉnh khảo sát đều là những khu vực tương đối nghèo, với tỷ lệ hộ nghèo tính trung bình cho tổng số 1.361 xã là gần 51%, biểu đồ 7, trình bày phân bố mức độ tác động của bom mìn tại các xã theo tỷ lệ hộ nghèo. Các xã được chia thành 4 nhóm với mức độ nghèo là: thấp (<25% hộ nghèo), trung bình (25-50% hộ nghèo), cao (50-75%
hộ nghèo) và rất cao (trên 75% hộ nghèo). Kết quả phân tích đã hoàn toàn ủng hộ giả thuyết nêu trên: nhóm các xã càng nghèo thì tỷ lệ bị tác động là cao và rất cao càng lớn và ngược lại. Cụ thể, tỷ lệ bị tác động của bom, mìn, vật nổ cao và rất cao ở nhóm xã ít nghèo nhất (thấp) chỉ là 16,3% và 10,9%. Trong khi đó, tỷ lệ tương ứng ở nhóm nghèo nhất lên tới 37,9% và 24,7%. Điều đó cho thấy, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục sẽ là giải pháp chiến lược dài hạn nhưng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác động của bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở 6 tỉnh khảo sát nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung.
Biểu đồ 3 (xem phụ lục), trình bày mối tương quan giữa mức độ nghèo và tác động của bom mìn đến các loại đất trong xã. Cần lưu ý là các xã khảo sát trong giai đoạn I không có thông tin để có thể đưa vào phân tích trong biểu đồ này. Kết quả cho thấy, khi chuyển từ nhóm xã ít nghèo sang nhóm xã nghèo hơn thì tỷ lệ xã có đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng bị tác động của bom mìn tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, thì xã tỷ lệ có đất trồng cây lâu năm, đất vườn và đất giao thông bị tác động cũng có xu hướng gia tăng. Ngược lại, tỷ lệ xã có đất thổ cư bị tác động lại giảm. Trong bảng 19 (xem phụ lục), chúng ta đã thấy theo ý kiến của cộng đồng thì ảnh hưởng lớn nhất của bom mìn là ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống kinh tế của người dân địa phương. Biểu đồ 14 (xem phụ lục) trình bày sự khác biệt của ý kiến đó theo mức độ nghèo của các xã. Tỷ lệ cho rằng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ảnh hưởng đến tâm lý người dân và môi trường, nguồn nước tăng lên ở nhóm các xã nghèo hơn, và sự khác biệt lớn nhất là từ nhóm ít nghèo nhất sang nhóm trung bình. Ngược lại, có lẽ do khả năng thực hiện các dự án xây dựng liên quan chặt chẽ đến điều kiện kinh tế, tỷ lệ cho rằng bom mìn ảnh hưởng việc xây dựng đã giảm rất nhanh từ 62.5% ở nhóm ít nghèo nhất xuống còn có 18,5% ở nhóm nghèo nhất.
Tóm lại, tình trạng nghèo cũng như điều kiện kinh tế của địa phương nói chung là yếu tố liên quan đáng kể đến mức độ tác động bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đến cuộc sống của người dân tại địa bàn khảo sát. Tình trạng nghèo có lẽ không chỉ góp phần tăng giảm nguy cơ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của người dân về những nguy cơ đó. Vì vậy, các chương trình và kế hoạch phòng chống bom mìn cần chú trọng đến yếu tố nghèo đói để có thể đạt hiệu quả hơn.
3. Những nguyên nhân tác động đến đời sống của các nạn nhân trong giai đoạn hiện nay:
Bảng 10: Loại hình và mức độ tiếp cận của các nạn nhân
STT
Loại hình tiếp cận
Mức độ
Bình thường Dễ Khó
1 Dịch vụ y tế Thỉnh thoảng mới liên hệ
Khó tiếp cận trực tiếp
2 Chính quyền địa phương
Thỉnh thoảng mới liên hệ
3 Giáo dục Theo học lên cao
4 Giao lưu kết bạn và hôn nhân
Thỉnh thoảng mới liên hệ
Giao lưu, kết hôn
5 Tiếp cận dịch vụ vui chơi giải trí, lễ hội
Tham gia đoàn hội
Điều kiện kinh tế và di chuyển
6 Việc làm Việc làm phù hợp
7 Vay vốn sản xuất kinh doanh
Thỉnh thoảng mới liên hệ
Việc thế chấp và đảm bảo tài sản vay
8 Yếu tố kì thị xã hội Mọi người con
xem thường Tình hình đời sống vật chất tinh thần của các nạn nhân bom mìn trong giai đoạn hiện nay không có nhiều thay đổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nói tóm lại, đời sống vật chất tinh thần của các nạn nhân đang có chiều hướng nghèo đi do chịu nhiều tác động từ chính sách xã hội, cộng đồng đối với họ.
Một số tác động cụ thể, ảnh hưởng đến đời sống của các nạn nhân một cách trực tiếp đến việc nâng cao đời sống của họ. Cụ thể như sau:
3.1 . Khó tiếp cận với các dịch vụ y tế:
Các nạn nhận cho biết, hiện nay, với thương tật mang phải, nhưng họ rất khó tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là việc chăm sóc sức khỏe sau tai nạn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó và không tiếp cận được được các dịch vụ y tế, nhất là chăm sóc sức khỏe được các nạn nhân cho biết là không đủ tiền để có thể tiếp cận các dịch vụ y tế. Bản thân nạn nhân rất khó di chuyển cho vì khuyết tật của mình, nên chuyện đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, khám định kì các vết thương là rất khó. Một lần đi khám phải có một người trong gia đình bỏ công việc để đưa các nạn nhân đi khám, chữa bệnh, nên phải bỏ công việc ở nhà để đưa đi, bên cạnh đó, các nạn nhân chủ yếu sống dựa vào cha mẹ, nên việc tới khám chữa bệnh là rất khó, 61,1% trả lời khó tiếp cận dịch vụ này, trong đó không tiếp cận được lại chiếm đến 26,5 %, số người cho rằng dễ tiếp cận chỉ chiếm 10,9% mà thôi.
Bảo hiểm Y tế, được hình thành từ cuối 2002 và theo các văn bản liên quan, Quĩ bảo hiểm y tế cho người nghèo trị giá trên 700 tỉ đồng bắt đầu được đưa vào phục vụ 14,6 triệu người nghèo VN từ tháng 1 năm 2003 (nguồn kinh phí từ T.Ư là 600 tỉ đã được chuyển về các địa phương). Tuy nhiên, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, tính đến thời điểm tháng 12-2003 cả nước mới có 3,5/14,6 triệu người đủ điều kiện được mua thẻ bảo hiểm y tế. Còn lại, nhiều tỉnh chưa thống kê được hết số người nghèo và chưa quyết định sẽ thực hiện hình thức nào để khám chữa bệnh cho người nghèo. Tuy nhiên được hỗ trợ kinh phí thì một bộ phận người nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn khi khám chữa bệnh do phải trả thêm chi phí trực tiếp và gián tiếp không được BHYT thanh toán như đi lại, ăn uống… Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục cấp phát thẻ BHYT là một rào cản không nhỏ đối với người nghèo, trong đó có các nạn nhân bom mìn trong việc sử dụng dịch vụ y tế, nhất là các nạn nhân hiện nay không được cấp thẻ chiếm tỷ lệ đáng kể.
Một nguyên nhân khác là các dịch vụ y tế ở nông thôn có chất lượng thấp hơn ở miền xuôi. Bệnh viện tuyến huyện thiếu hoặc không có, hoặc không sử dụng được các trang thiết bị chẩn đoán, điều trị hiện đại, cũng như không thực hiện được các thủ thuật, phẫu thuật phức tạp, chi phí cao. Nhất là các nạn nhân đều bị
thương tật nặng, mất tay chân, và não, vết thương hay tái phát, bệnh viện tuyến huyện thường chuyển các trường hợp này lên tuyến tỉnh, gây khó khăn cho các nạn nhân trong việc di chuyển khám chữa bệnh, ăn uống. Y tế tuyến xã, năng lực của y bác sỹ có chuyên môn còn nhiều hạn chế. Đây chính là những thách thức không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân, cũng như người nghèo tại địa phương.
Bảng 11: Tiếp cận các dịch vụ y tế tại địa phương:
STT Mức độ tiệp cận Số nạn nhân trả lời Tỷ lệ %
1 Dễ tiếp cận 30 10.9%
2 Khó tiếp cận 168 61.1%
3 Không tiếp cận được 73 26.5%
Số lượng 271 98.5%
Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011
Chi phi trang trải cho các dịch vụ y tế là một vấn đề khó cho các nạn nhân, chính yếu tố này, tác động nhiều đến các nạn nhân và cần hỗ trợ về mặt y tế thường xuyên hơn. Với tâm lí ngại và không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế, tạo cho các nạn nhân cảm giác chán nản, thiếu động lực để các nạn nhân vươn lên trong cuộc sống. Với thu nhập bình quân 350.000đ/tháng, thấp nhất là 300.000đ và cao nhất cũng 900.000đ người, nên việc tiếp cận các dịch vụ y tế ngay từ ban đầu đã gặp nhiều khó khăn.
Bảng 12: Thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế STT Thu nhập
(ngàn đồng)
Mức độ tiếp cận
Dễ tiếp cận Khó tiếp cận Không tiếp cận
1 99 1 1
2 300 17 113 52
3 400 5 23 10
4 500 5 1
5 600 2
6 700 1 1
7 800 6 24 8
8 900 1
Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011
Từ tiếp cận một cách khó khăn với chính sách về Y tế, đã làm cho cuộc
sống của các nạn nhân khó khăn hơn. Đối với các nạn nhân bị tai nạn trong những năm gần đây, họ có thể nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (CPI, Renew) trong việc chữa trị và hỗ trợ vốn phát triển kinh tế. Các nạn nhân bị tai nạn trước đây, thì không có sự hỗ trợ này, gia đình bỏ tiền cho các chi phí chữa trị, việc này vượt sức của các gia đình nghèo.