Thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 101 - 109)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO

2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học

3.2. Thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương

Là một huyện nghèo của tỉnh, việc hỗ trợ đời sống của các nạn nhân một cách thường xuyên là điều hết sức khó khăn đối với chính quyền địa phương, nhất là huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Với số lượng nạn nhân lớn nhất trong toàn tỉnh, tính từ năm 1975 đến nay, huyện Triệu Phong rất khó khăn để có thể chăm sóc một cách toàn diện các đối tượng này.

Điều này cũng dễ nhận biết, khi các nạn nhân cho biết việc tiếp cận các hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với họ là rất khó khăn. Các nạn nhân cho rằng, khó tiếp cận và thỉnh thoảng mới tiếp cận được nguồn hỗ trợ từ chính quyền địa

phương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các nạn nhân luôn sống trong thiếu thốn là sống xa các trung tâm xã, huyện, hơi biệt lập, mặc cảm nên ít được nhận được sự hỗ trợ của chính quyền đối với họ, bên cạnh đó một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thiếu sự quan tâm sâu sát của các bộ xã, phường nơi đang cư trú. Khó tiếp cận các nguồn lực, đó chính là thiếu các nguồn hỗ trợ khiến các nạn nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, khi không còn kiếm được thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống của họ.

Bảng 13: Tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương STT Mức độ tiếp cận Số lượng mẫu Tỷ lệ %

1 Dễ tiếp cận 7 2.5

2 Khó tiếp cận 179 65.1

3 Thỉnh thoảng 85 30.9

Tổng 271 98.5

Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011

Các nguồn hỗ trợ của địa phương đến các nạn nhân chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng mà thôi, chiếm 30.9%. Do chỉ hỗ trợ ở mức nhỏ, nên phần lớn các nạn nhân khó tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương (65.1%). Các nguồn hỗ trợ đứt đoạn đã không làm đời sống của các nạn nhân được cải thiện tốt hơn. Các nguồn hỗ trợ này, từ các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trong các dự án ngắn hạn, thiếu các phương án dài hạn để các nạn nhân có thể thích nghi và nắm vững các kiến thực hỗ trợ nâng cao đời sống của các nạn nhân.

Các nạn nhân được hỗ trợ, cũng được chọn một ít để tham gia các chương trình, cho nên, một số ít các nạn nhân tiếp cận được các nguồn hỗ trợ của địa phương, còn lại các nạn nhân khác không được sự tham gia, một nguyên nhân chính là thiếu kinh phí thực hiện cho toàn bộ các nạn nhân trên toàn huyện. Tại huyện Triệu Phong, có một số nạn nhân nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, thực hiện dự án trồng nấm, ý tưởng của dự án trồng nấm được phát triển từ một chương trình trồng nấm với qui mô nhỏ và kỹ thuật trồng thông thường được dự án RENEW thực hiện vào năm 2005-2007 cho một số gia đình nạn nhân bom mìn ở huyện Triệu Phong. Mặc dù những gia đình này có thể kiếm thêm thu nhập hằng tháng để cải thiện cuộc sống, tuy nhiên việc mở rộng sản xuất diễn ra khá chậm do tính bất ổn của thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu thiếu tin cậy

(loại bột cưa, chất lượng xấu) làm cho dự án không thành công với mục tiêu ban đầu là thay đổi đời sống cho các nạn nhân. Thiếu điều tra thị trường và hỗ trợ đầu ra đã làm thất bại cho dự án, làm các nạn nhân rất nản chí. Dự án được khởi động lại trong năm 2011, với nhiều hỗ trợ và qui mô, khoa học hơn trong việc hỗ trợ cho các nạn nhân, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Quay trở lại vấn đề cũ, nguồn thu nhập này không đáng kể, thiếu vốn mở rộng sản xuất, mua nguyên vật liệu để sản xuất đã gây khó khăn cho dự án này.

Sản phẩm làm ra không bán được, hoặc sản phẩm kém chất lượng (yếu kĩ thuật và kinh nghiệm xử lí) nên gây nên khó khăn cho các gia đình nạn nhân. Vốn chỉ hỗ trợ lúc ban đầu, còn sau đó việc sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ, đều do các nạn nhân tự mình tìm kiếm, điều này quá sức đối với các nạn nhân. Khi hỏi vấn đề này, một số nạn nhân họ cho rằng rất chán nản, không muốn thực hiện lại. Nếu thực hiện lại thì cần được hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường, thì họ sẽ chuyên tâm sản xuất, sẽ tốt hơn cho cuộc sống của họ.

Biều đồ 13: Các tổ chức NGO hoạt động trên địa bàn Triệu Phong

(Xem phụ lục tên các tổ chức NGO- trang 142)

Một số nguyên nhân dẫn đến tính trạng hạn chế, yếu kém trong thực hiện chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhất là thực hiện các chương trình phúc lợi ở nông thôn. Việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp dân cư còn lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều. Nguồn lực cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp.

Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền

Nạn nhân

Peacetree Renew

CPI

EMW

SODI

CRS

CARE PLAN

hà. Những yếu kém, bất cập trên đây trước hết là do công tác lãnh đạo, quản lý còn nhiều yếu kém, hiệu lực hiệu quả chưa cao, nhận thức về bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội chưa đầy đủ. Chưa hình thành được hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội rộng khắp với những cơ chế chủ động tích cực, bền vững, làm chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Chưa huy động được mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Việc chuyển đổi và áp dụng chính sách mới đối với nông thông, trong đó có những vấn đề mới chưa có tiền lệ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Tư duy phát triển kinh tế-xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh thành tích còn nặng; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với làm; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.

Phần lớn dân số Việt Nam hiện nay vẫn tập trung ở khu vực nông thôn (hơn 60 triệu dân). Sau gần 20 năm, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn của Việt Nam vẫn chiếm hơn 70%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam đã không đạt được các mục tiêu dân số đề ra cho giai đoạn 2001-2010. Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa vẫn đang tiếp tục được thực hiện, tuy vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tương đối chậm.

Lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chiếm tới 71.1% lực lượng lao động cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm, trong khi gia tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục, cùng với những rủi ro của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng đã và đang tạo ra những thách thức đối với vấn đề việc làm của khu vực này.

Lực lượng lao động khu vực nông thôn hiện nay khá trẻ do có tỷ lệ các nhóm tuổi 15-29 chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động. Trong tương lai không xa, lực lượng này sẽ là động lực chính cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội nếu như chúng ta có những chiến lược tốt trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm… ngay từ bây giờ.

Có nhiều thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm tại khu vực nông thôn được nhận diện trong báo cáo này. Việc giải quyết những thách thức này không thể ngay trong một khoảng thời gian ngắn, cũng không thể dựa vào từng hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức độc lập. Nó đòi hỏi một chiến lược mang tính tổng thể, dài hạn với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ, ngành. Chính vì vậy, làm rõ những hạn chế đối với vấn đề lao động, việc làm tại khu vực nông thôn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chiến lược việc làm giai đoạn 2010-2020.

Thiếu việc làm và năng suất lao động thấp là thách thức lớn đối với khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn có tỷ lệ lao động thất nghiệp tương đối thấp do đặc thù của lao động nông nghiệp. Tuy vậy, thất nghiệp không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với khu vực này. Tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn cao, đây là một trong những thách thức lớn trong việc giải quyết bài toán lao động-việc làm của khu vực nông thôn. Những thách thức này gia tăng khi thực tế hiện nay, phần lớn lao động nông thôn mặc dù có đủ việc làm, thậm chí làm việc nhiều giờ ở khu vực nông thôn nhưng vẫn rất khó khăn trong việc cải thiện thu nhập. Trong khi đó, các điều kiện để cải thiện năng suất lao động cho khu vực này chưa hoặc đang diễn ra chậm chạp do chất lượng lao động nông thôn còn thấp.

Chất lượng lao động khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. Chất lượng lao động hạn chế đã trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút lao động nông thôn ra khỏi ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng lao động thấp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội, đồng thời tạo ra những rào cản đối với việc thu hút đầu tư của khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.

Việc làm phi chính thức. Mặc dù lao động làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng nhưng nhìn chung, phần lớn lao động khu vực nông thôn là lao động tự làm hoặc làm việc trong các khu vực phi chính thức. Các khoảng trống về mặt chính sách hiện nay khiến cho lao động phi chính thức bị hạn chế trong việc tiếp cận các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người lao động.

Vấn đề di cư, thu hút đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế khiến cho vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn hiện nay gặp nhiều trở ngại do gia tăng nguồn cung lao động vẫn ở mức cao. Tình trạng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp trong khi khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn còn nhiều hạn chế khiến cho bài toán tạo việc làm gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, kể cả ngay tại các địa bàn bị thu hồi đất nông nghiệp. Giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở khu vực nông thôn cũng không thể tách khỏi những tác động của quá trình di cư. Vấn đề quản lý theo hộ khẩu khiến cho người lao động di cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục,…

Khoảng trống về mặt chính sách. Ước tính Việt Nam đang có khoảng 20 chính sách khác nhau liên quan tới vấn đề lao động, việc làm ở khu vực nông thôn.

Trong số đó, có rất nhiều các chính sách lớn và sẽ được thực hiện trong một thời gian dài. Tuy có một hệ thống chính sách được coi là tương đối hoàn chỉnh để phát triển một thị trường lao động năng động, hiệu quả nhưng trên thực thế như nhiều hệ thống chính sách xã hội khác ở Việt Nam, các chính sách về lao động việc làm vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế đôi khi cản trở trực tiếp tới việc phát triển thị trường lao động.

Lao động nông nghiệp và lao động tại các khu vực phi chính thức vẫn chưa nhận được những hỗ trợ từ phía Bộ Luật Lao động trong khi đó phần lớn lao động của Việt Nam vẫn là nông dân.

Thiếu kỹ năng lao động là một trong những hạn chế lớn nhất của lực lượng lao động. Hạn chế này không chỉ giảm khả năng chuyển dịch lao động mà còn ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động. Do đó, có rất nhiều các chính sách liên quan tới dạy nghề đã ra đời, đặc biệt là Luật dạy nghề. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung của Luật cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hệ thống chính sách dạy nghề và tạo việc làm tuy đa dạng nhưng lại đang bộ lộc những sự chồng chéo nhất định từ khâu thiết kế, thực hiện, quản lý…thậm chí là đối tượng thụ hưởng. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang thiếu các chuẩn nghề để quản lý và nâng cao chất lượng đầu ra.

Với đề án đào tạo mỗi năm 1 triệu lao động nông thôn nói riêng đến năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi cả về chất và lượng đối với lao động nông thôn nói chung và lực lượng lao động Việt Nam nói riêng tuy nhiên Việt Nam sẽ phải có rất nhiều các tác động chính sách khác về đất đai, tín dụng, giáo dục…mới có thể thực hiện được mục tiêu này.

Tuy vậy, từ thực tiễn quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp những năm qua, cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Quảng Trị vẫn còn những mặt khó khăn, tồn tại: Sản xuất hàng hoá tuy đã phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, khả năng cạnh tranh một số nông sản chưa cao; chưa khai thác và phát huy hết lợi thế, tiềm năng từng vùng; kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa. Kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là thuần nông, ngành nghề, dịch vụ phát triển chưa đều khắp; trình độ tay nghề của bà con nông dân vẫn chưa đáp ứng nền sản xuất hàng hoá; hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ chưa mạnh; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là ở cơ sở. Sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã thể hiện rõ nét, thời tiết khí hậu thay đổi khó lường; các loại dịch bệnh lây lan nhanh như:

bệnh tai xanh ở lợn, lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm, lùn sọc đen ở cây lúa và ngô... gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Điều đó, đã ảnh hưởng đến tốc độ phát nông thôn trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom mìn sau chiến tranh tại triệu phong, quảng trị hiện nay (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)