CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO
1. Thực trạng đời sống của các nạn nhân bị thương tật do bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị hiện nay
1.4. Những hoạt động chủ yếu dẫn đến tai nạn bom mìn bao gồm
Làm ruộng (27%), gom nhặt phế liệu (20%), chơi đùa với bom mìn (13%), tháo gỡ bom mìn (3%), chăn dắt gia súc (7%), cắt cỏ (4%), trong đó chơi đùa với bom mìn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thương tật và tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên tất cả các độ tuổi dưới 18. Một số nạn nhân dù biết nguy hiểm vẫn đi vào các bãi mìn chiếm 6,5%, để rà phá phế liệu chiến tranh để tăng thêm thu nhập. Thường xảy ra ở các vùng đồi 32% tổng số vụ tai nạn, gần nhà nạn nhân chiếm 18%, có 33% nạn nhân bom mìn và gia đình xác nhận có nhìn thấy bom mìn, 90% có đụng chạm đến bom mìn, 92% xác nhận không có biển cảnh báo bom mìn nơi họ đến. Tai nạn gây ra chủ yếu là vật liệu chưa nổ (90%), bom bi (52%), đạn M79 (23%) [43]. Hàng ngày, người dân đều chứng kiến bom mìn và vật liệu chưa nổ (4.2%), hàng tuần (10%), hàng năm (26%), một năm 1 lần (70%). Đa số các nạn nhân không biết cách phòng tránh các tai nạn bom mìn, đây là điều nguy hiểm tiềm tàng cho các nạn nhân, khi không có kiến thức về phòng tránh. Những hoạt động chính từ năm 1975 đến nay là làm ruộng (39%), nhặt phế liệu (11%), chăn gia súc (8%), chơi đùa với bom mìn (6%). Làm ruộng là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn bom mìn từ năm 1975 đến nay, do người dân khai hoang, canh tác trên những mảnh đất còn nhiễm nhiều bom mìn, trong đó tại hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, trong vòng 5 năm qua, làm ruộng là nguyên nhân gây nên tai nạn chiếm 48% và 59% tổng số vụ tai nạn. Ngược lại nhặt phế liệu và chơi đùa với bom mìn có khuynh hướng tăng lên gần đây. Mặc dù làm ruộng là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tai nạn do bom mìn gây nên trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng tại Cam Lộ (34%) và Hải Lăng (28%) là do rà tìm phế liệu, tại Gio Linh thì nguyên nhân chơi đùa với bom mìn chiếm đến 32%, Hải Lăng 24%.
Nạn nhân bom mìn, do hậu quả của bom mìn và vật liệu chưa nổ gây nên về thể chất và tinh thần thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục lao động nuôi bản thân và gia đình nên thường lâm vào cảnh nghèo khó và túng thiếu. Có khoảng
ắ số gia đỡnh nạn nhõn bom mỡn cho biết nhu cầu trước tiờn của họ là vay vốn (39%), hoặc hỗ trợ trực tiếp (35%), 19% cho rằng cần có hỗ trợ, học bổng cho con cái học hành. Bom mìn tạo nên sự lo sợ thường trực cho người dân địa phương, có đến 66% đối tượng được phỏng vấn cho rằng lo sợ về nguy cơ tử vong và thương vong, 42% cho rằng mất người thân là ảnh hưởng chính của bom mìn, và 13% cho rằng chăm sóc các nạn nhân bom mìn là ảnh hưởng chính, ảnh hưởng sử dụng đất đai nông nghiệp (25%), xem thêm ở biểu đồ 2, hạn chế cho đi lại chiếm 21%. Tại nghiên cứu của tổ chức Renew cho thấy, dân cư ở vùng sâu, vùng xa thường bị tai nạn bom mìn nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, khả năng bị tai nạn bom mìn ở Hướng Hóa là 70%, Cam Lộ là 60% [Renew,2002]. Nguyên nhân bị tai nạn bom mìn chủ yếu là làm ruộng của hai giới là 27% và 29% (khai hoang đất). Tuy nhiên tỷ lệ nam giới bị tai nạn bom mìn do rà tìm phế liệu cao gấp 7 lần nữ giới (22% là nam giới, nữ chiếm 3%). Nam giới liên quan đến hoạt động rà tìm phế liệu, đứng xem tháo gỡ bo mìn là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tâm, trong khi đó nữ giới không liên quan đến nguyên nhân này kể từ năm 1998. Nguyên nhân chơi đùa của nam giới cũng cao hơn nữ giới (14% tổng số nạn nhân là nam giới, nữ giới chiếm 6%). Với tỷ lệ phơi nhiểm bom mìn cao, các nạn nhân rất dễ tìm thấy các vật liệu chưa nổ để đùa giỡn, 7% là con số thống kê nam giới bị tai nạn do đùa giỡn với bom mìn từ trước đến nay, từ năm 1998 – 2002 con số này tăng lên 14%, rà phá bom mìn tăng lên tỉ lệ trung bình từ 13% số nạn nhân nam đến 22% kể từ năm 1998.
Biểu đồ 2: Các loại hình ảnh hưởng đến các nạn nhân bom mìn
Nguồn: Trích “Nghiên cứu nhận thức – thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, Renew, 2006.
Với con số khảo sát năm 2006, đã có những khác biệt với con số khảo sát năm 2002, trong đó người dân gặp phải bom mìn khi làm ruộng tăng khá cao, tăng lên 47% (2006) so với 21% (2002), ngoài nguyên nhân chính là làm ruộng thì nguyên nhân rà tìm phế liệu chiến tranh đã có xu hướng tăng lên từ 9,2% (2002) lên 14,4% (2006), còn những nguyên nhân khác không có sự thay đổi đáng kể.
Biểu đồ 3: Các khu vực xảy ra tai nạn (1975-2005)
Nguồn: Trích “Nghiên cứu nhận thức – thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, Renew, 2006.
Biểu đồ 4: Những so sánh những nguyên dẫn đến tai nạn bom mìn qua khảo sát năm 2002 và năm 2006
Nguồn: Trích “Nghiên cứu nhận thức – thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, Renew, 2006.
Bảng 4: Giới tính của hai nhóm nạn nhân
Hoạt động gây ra tai nạn bom mìn
STT Nam Nữ
1 Làm ruộng Làm ruộng
2 Gom nhặt phế liệu Nhặt củi, lấy nước 3 Chơi đùa với bom mìn Chơi đùa với bom mìn
4 Chăn gia súc Chăn gia súc
5 Cắt cỏ, chặt cây cối Chơi đùa, giải trí 6 Tháo gở bom đạn Gom nhặt phế liệu 7 Chơi đùa, giải trí Cắt cỏ, chặt cây cối
Nguồn: Trích “Nghiên cứu nhận thức – thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam”, Renew, 2002.