CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC NẠN NHÂN BỊ THƯƠNG TẬT DO
2. Đời sống của các nạn nhân bom mìn dưới góc độ tiếp cận xã hội học
3.5. Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí & lễ hội
Mặc dù có những tiến bộ về nhận thức đối với các nạn nhân thương tật do bom mìn, nhưng có lúc, có nơi, cộng đồng xã hội vẫn nhìn nhận về khuyết tật của
họ chưa đúng mức. Vẫn còn hiện tượng họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giao thông công cộng, học tập, vui chơi giải trí, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều địa phương do điều kiện khó khăn, công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Trợ giúp các nạn nhân vượt qua mặc cảm, hòa nhập cuộc sống cộng đồng cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Sự quan tâm, giúp đỡ thiết thực luôn là nguồn động viên lớn lao, giúp họ nỗ lực rèn luyện, lao động, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Với nhiều hình thức hỗ trợ các nạn nhân hội nhập cộng đồng, thông qua tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí, để tạo cho các nạn nhân vượt qua mặc cảm bản thân, hội nhập cuộc sống, nhưng với điều kiện nông thôn còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận loại hình này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nạn nhân cho rằng, khó tiếp cận, hoàn toàn không thể tiếp cận chiếm phần lớn số người được hỏi khi tiếp cận loại hình này, chi tiết xem bảng 22.
Biều đồ 16: Tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí
Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn – 2011
Với đặc điểm vùng thuần nông, các nạn nhân chỉ quanh quẩn ở nhà sau khi kết thúc công việc, không hề đi xem phim hay ca nhạc, khu vui chơi giải trí, vì ở đây hoàn toàn không có, nếu muốn tham gia các loại hình vui chơi giải trí, họ phải đi
ra thành phố Đông Hà hoặc vào thị xã Quảng Trị mới tham gia được, còn tại địa phương thì không có các loại hình này, thỉnh thoảng các nạn nhân cho biết có ra ngoài uống cafe. Do đó đi xa để tham gia các loại hình vui chơi giải trí là không thể, khó tiếp cận được
Đối với vấn đề du lịch, thì nhu cầu về du lịch là những hoạt động ngoài nơi cư trú thường xuyên của các nạn nhân, nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định, là rất lớn. Du lịch được xem là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương để đến nơi khác với mục đích chủ yếu là cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi. Ở các nước phát triển, những người tàn tật được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của xã hội, được nhận những khoản tiền trợ cấp từ quỹ phúc lợi, được hưởng nhiều tiện nghi phục vụ miễn phí...Mặc dù vậy họ vẫn có mặc cảm về sự tàn tật của mình. Vì vậy họ luôn cố gắng tạo cho mình một cuộc sống độc lập không phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Du lịch ra thế giới bên ngoài chính là một trong những điều kỳ diệu đối với họ.
Tuy nhiên các nạn nhân bị thương tật do tai nạn bom mìn tại Triệu Phong, Quảng Trị thì vấn đề này, là một điều thực sự khó khăn. Các nạn nhân cho rằng, khó tiếp cận các dịch vụ du lịch (61.8%), cũng giống như vấn đề tiếp cận các dịch vụ y tế, các nạn nhân bom mìn thường rơi vào tình trạng nghèo, nên việc tiếp cận hình thức này là không thể, nên tham gia loại hình này thì khó mà tiếp cận được.
Một số nạn nhân cho rằng có tham gia đi du lịch, nhưng ở đây, du lịch của họ là đi tham quan một số di tích chiến tranh tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, được người thân chở đi. Còn thực sự rời khỏi địa phương để đi du lịch tham quan học hỏi ở các tỉnh, địa phương khác thì không có, thậm chí có người gần 30 năm chi loanh quanh ở nhà.
Biểu đồ 17: Tiếp cận các dịch vụ về du lịch
Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011
Là là mảnh đất có nhiều lễ hội, trong đó có 1 số lễ hội nổi bất, Lễ hội đêm thành cổ, Lễ hội gắn với khu di tích Thành Cổ Quảng Trị nhằm tưởng niệm những người con nước Việt đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ. Tôn vinh chiến công hiển hách của quân và dân cả nước trong cuộc chiến 81 ngày đêm chống phản kích và tái chiếm của địch. Lễ hội Trường sơn huyền thoại, đây là hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và các nghĩa trang khác ở Quảng Trị. Lễ hội thống nhất non sông, Lễ hội này gắn với khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương, nơi chứng kiến nổi đau chia cắt đất nước, nơi biểu hiện cao nhất khát vọng thống nhất và đoàn tụ của dân tộc Việt Nam. Lễ hội này gắn với hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất tổ quốc. Lễ hội La vang, La Vang thuộc thị xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Tây, cách thị xã Đông Hà 18km về phía Tây Nam, nhà thờ Thiên Chúa giáo La Vang đã được cấp lên bậc “Vương Cung Thánh Đường”.
Dù ở mảnh đất có nhiều lễ hội, nhưng các nạn nhân cho biết họ chưa tham gia các lễ hội nào nói trên, chỉ tham gia một số lễ hội truyền thống tại địa phương, không có điều kiện để đến các lễ hội trên, nguyên nhân chính là do đi lại khó khăn, nên
ngại đến các lễ hội này, chỉ tham gia các lễ hội gần nhà mà thôi. Như tham gia Hội Thượng Phước thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng năm vào ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 Âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hoàng Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Ngày 13 - 14 tháng 3 Âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15 tháng 3 Âm lịch, làng bắt đầu tổ chức tế lễ.
Các nạn nhân không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một mặt, tự thân họ cố gắng vươn lên; mặt khác, họ cũng rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng. Hạnh phúc của họ là thấy mình không bị tách khỏi môi trường xã hội, đó là điều cần thiết mà cộng đồng mang lại cho họ, tuy nhiên, việc tiếp cận với cộng đồng thông qua các loại hình giải trí và lễ hội, du lịch (xem bảng 23,24), đang là một thách thức khi mà điều kiện sống ở mức tối thiểu không cho phép các nạn nhân bom mìn tham gia vào các loại hình này. Tạo sự tự tin, vượt ra khỏi sự kì thị, mặc cảm của bản thân để vươn lên trong cuộc sống. Ở loại hình này, cầu nối tham gia cộng đồng một cách sâu rộng, thì cũng mang lại những khó khăn cho việc tiếp cận các lễ hội. Các nạn nhân thấy dễ dàng tiếp cận, do những lễ hội đó diễn ra trên địa bàn của các nạn nhân, dễ để di chuyển đến xem.
Biểu đồ 18: Mức độ tiếp cận các lễ hội:
Nguồn: Số liệu của tác giả luận văn - 2011
Việc tham gia các lại hình giải trí, du lịch, lễ hội nhằm làm nâng cao đời sống tinh thần của các nạn nhân thương tật do tai nạn bom mìn Tất cả các sự kiện đều có những ảnh hưởng trực tiếp về mặt văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị đối với mọi người tham gia và cả đối với cộng đồng nơi lễ hội được tổ chức… Đó có thể là sự chia sẻ trải nghiệm cùng nhau, sự nâng cao niềm tự hào về cộng đồng dân tộc, củng cố tình đoàn kết, thắt chặt mối liên hệ cộng đồng. Nhưng họ đang bị tách khỏi không gian văn hóa này, bó hẹp trong phạm vi làng xã nhỏ của mình. Điều này không nâng cao đời đời sống văn hóa tinh thần của họ.