Theo Harvey/ Green, 2000 thì quan niệm về chất lượng đào tạo được hiểu như sau

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 21 - 25)

1.1 Một số khái niệm cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo nghề

1.1.2 Các quan niệm về chất lượng giáo dục

1.1.2.6 Theo Harvey/ Green, 2000 thì quan niệm về chất lượng đào tạo được hiểu như sau

+ Chất lượng được thể hiện là: Vượt mức trung bình, theo các quan niệm truyền thống, phù hợp với các tiêu chuẩn đã có.

+ Chất lượng là sự hoàn hảo: Chất lượng từ đầu đến cuối hoàn hảo không mắc lỗi.

+ Chất lượng gắn với giá cả phù hợp: Trong một điều kiện nhất định đưa ra chất lượng cao nhưng phù hợp với giá cả thị trường.

Như vậy theo quan niệm của Harvey/ Green thì chất lượng đào tạo được hiểu thông qua kết quả của quá trình đào tạo. Nhưng trong thực tế, quá trình đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng ứng với mỗi lĩnh vực đào tạo, quá trình đào tạo và điều quan trọng nhất là phải xem xét kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, đầu ra của quá trình đào tạo không chỉ được xem xét thông qua đánh giá của cơ sở đào tạo về chất lượng thi tốt nghiệp của học sinh mà cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đào tạo chỉ có ý nghĩa khi sản phẩm của đào tạo (người học) được thị trường lao động chấp nhận, được chủ sử dụng lao động hài lòng; học sinh sau khi tốt nghiệp có trình độ phù hợp với ngành nghề đào tạo, có khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Chất lượng đào tạo nhân lực được quyết định bởi quá trình: xác định miền chất lượng theo nhu cầu chung của các loại khách hàng (chất lượng theo nhu cầu) Thiết kế quá trình đào tạo (chất lượng theo thiết kế ) - - Tổ chức quá trình đào tạo (chất lượng đào tạo thực tế). Về mặt nguyên tắc, chất lượng của việc tổ chức quá trình đào tạo cho sản phẩm đầu ra phải đảm bảo chất lượng như thiết kế. Tuy nhiên trong thực tế điều này khó có thể thực hiện được vẫn có độ lệch chất lượng giữa các khâu của quá trình, điều quan trọng là làm sao miền chất lượng chung giữa các khâu lớn nhất như sơ đồ 1.1.

Quan niệm đúng về chất lượng đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc xác định đúng miền chất lượng theo nhu cầu của các loại khách hàng, thiết kế mục tiêu và nội dung đào tạo phù hợp và tổ chức quá trình đào tạo, nhằm đáp

Miền chất lượng chung

các khâu

Chất lượng đào tạo thực tế

Chất lượng theo

nhu c u khách hàngầ Chất lượng theo

thiết kế S 1ơ đồ1. : Giao diện v ch t lề ấ ượng

ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội như chiến lược phát triển giáo dục 2001 2010 đã đặt ra mục - tiêu của giáo dục là: “Giáo dục con người Việt nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo trung thành với lý tưởng độc lập, có ý thức công dân góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2].

Tóm lại, trong luận văn này tác giả tiếp cận chất lượng đào tạo theo các khâu của quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

1.1.3 Quan niệm về chất lượng trong đào tạo nghề.

Qua các khái niệm về chất lượng đào tạo trong mục 1.1.2, có thể rút ra rằng một cơ sở đào tạo được đánh giá là có chất lượng khi nó đáp ứng được các yếu tố sau:

- Đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) đã đề ra (các yếu tố bên trong).

- Thỏa mãn nhu cầu của xã hội (các yếu tố bên ngoài).

Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được xác định, nhiệm vụ này thường do các chủ sở hữu quy định, các quy định này chi phối hoạt động của cơ sở đào tạo đó. Từ nhiệm vụ được quy định đó, cơ sở đào tạo xác định các mục tiêu đào tạo để có thể đạt được chất lượng bên trong và cũng phải điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội để đạt được chất lượng bên ngoài như sơ đồ 1.2.

Nhu cầu xã hội

Mục tiêu đào tạo

Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu s dử ụng →Đạt chất lượng ngoài

Kết quả đào tạo phù hợp mục tiêu đào t o ạ → Đạt chất lượng trong

Chất lượng giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp là: "kết quả của- quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo (CTĐT) theo các ngành nghề cụ thể".

Trong nền kinh tế tri thức, đòi hỏi giáo dục nghề nghiệp không chỉ trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng ngh nghiệp với năng lực chung ề mà còn phải:

+ Trang bị cho người học khả năng nghề nghiệp linh hoạt có thể thích ứng với sự thay đổi của nghề nghiệp cũng như của xã hội.

+ Trang bị cho người học khả năng tự nghiên cứu sẵn sàng học tập nâng cao trình độ, học tập suốt đời.

+ Phát triển được các khả năng tổ chức cuộc sống riêng của mình, cũng như trong xã hội với một mục đích rõ ràng. Tức là tạo ra năng lực cho người học.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)