Đánh giá chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 34 - 40)

1.3 Kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo

1.3.2 Đánh giá chất lượng đào tạo

Với những quan niệm trên đây thì công việc đầu tiên của quản lý chất lượng giáo dục chính là đánh giá sự đáp ứng các yêu cầu xã hội của sản phẩm giáo dục. Việc đánh giá sự đáp ứng này phải được chuẩn mực hoá. Đánh giá chất lượng giáo dục vốn là một việc khó, nên đôi khi thay vì đánh giá trực tiếp sản phẩm giáo dục, chất lượng cơ sở giáo dục được dùng để bảo lãnh cho chất lượng người học, tức là chất lượng được xác định gián tiếp thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Bộ chỉ số đánh giá có thể được dùng để đo lường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như đánh giá đo lường bản thân chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo. Bộ chỉ số này bao gồm các tiêu chí và chỉ số định tính và định lượng ứng với các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các cơ sở đào tạo.

Việc đánh giá, đo lường chất lượng bên trong được tiến hành bởi chính cán bộ giảng dạy, học sinh của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như bản thân chất lượng đào tạo của trường mình.

Việc đánh giá đo lường chất lượng có thể được tiến hành từ bên ngoài, từ các cơ quan cấp trên của cơ sở đào tạo nhằm kiểm định chất lượng, xếp hạng, khen thưởng với các mục đích khác nhau như xếp hạng, khen - chê, khuyến khích tài chính…, hoặc từ cơ sở sử dụng lao động có các học sinh nhà trường sau khi tốt nghiệp làm việc, cũng có thể được tiến hành bởi chính cơ sở đào tạo nhằm tự đánh giá chất lượng đào tạo cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng của mình.

Căn cứ số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và phẩm chất của người tốt nghiệp (sản phẩm đào tạo) để nhận định, phán đoán và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Để đánh giá chất lượng đào tạo có nhiều mô hình đánh giá khác nhau:

- Mô hình các yếu tố tổ chức là mô hình quản lý toàn bộ quá trình đào tạo từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc làm.

Theo [7, tr111], đánh giá trong giáo dục và đào tạo có 6 loại chính như sơ đồ 1.4:

(1) Đánh giá mục tiêu của quá trình đào tạo đối với yêu cầu của nền kinh tế - xã hội.

(2) Đánh giá CTĐT.

(3) Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo

(4) Đánh giá quá trình đào tạo. Bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau tùy theo mục tiêu đánh giá:

+ Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic evaluation): Được tiến hành trước khi đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định về tổ chức đào tạo cho hiệu quả và chất lượng hơn.

+ Đánh giá hình thành (Formative Assessment): Được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo, nhằm cung cấp thông tin phản hồi để giáo viên và học viên kịp thời điều chỉnh quá trình đào tạo.

+ Đánh giá tổng kết (Summative Assessment): Tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo.

Yêu cầu của kinh tế - xã hội

Mục tiêu đào tạo Quá trình đào tạo Sản phẩm đào tạo 4

2 3

5 1

S ơ đồ 1.4: Đánh giá trong giáo d c và ào t o.ụ đ ạ 6

(5) Đánh giá tuyển dụng.

(6) Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo

- ở Mỹ đi theo mô hình đầu vào, quá trình và đầu ra với 21 chỉ số các loại (Sơ đồ 1.5)

- Các nước châu âu sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng gồm: các tiêu chuẩn về tiềm lực và các tiêu chuẩn kết quả với tỷ lệ bằng nhau là 50%.

Trong hệ thống này có 9 tiêu chuẩn cụ thể với các giá trị trọng số khác nhau (Sơ đồ 1.6).

Đầu vào - Tài lực

- Thiết bị

- ý thức của học sinh - N ng lă ực của giáo viên - Công ngh ệ

- Trợ giúp ph huynh ụ - Chính sách

Quá trình - Chiế ượn l c

- Môi trường làm việc - Mức độ khuy n khích ế - T ổchức lớp h c ọ

- Chất lượng chương trình - Chất lượng gi ng d y ả ạ - Thời gian học tập - Chất lượng lãnh o đạ

Đầu ra - Thành tích học tập - Học tập của học sinh - Hài lòng c a giáo viên ủ - Mức độ ắ v ng m t ặ - T s b h c ỷ ố ỏ ọ

- Chất lượng thực hành

S 5 :ơ đồ1. Đánh giá ch t lấ ượng theo quá trình u vào đầ - quá trình - đầu ra của Mỹ [6,tr54]

Lãnh o đạ 10%

Đội ngũ cán bộ, giáo viên 9%

Chính sách và chiến lược 8%

Nguồn lực 9%

Quá trình

(14%) K t qu ế ả

học tập 15%

Mức độhài lòng của nhân

viên 9%

Mức độhài lòng khách hàng 20%

Trách nhiệm xã hội 6%

Tiêu chu n k t qu ế 50%

Tiêu chu n ti m lc 50%

S ơ đồ 1.6: Mô hình hệ ố th ng ánh giá ch t lđ ấ ượng theo châu Âu [6, tr55]

Những phân tích trên cho thấy những thước đo đơn giản về thành tích của nhà trường là chỉ số không đầy đủ về chất lượng thực sự của trường đó.

Để đánh giá một cách chính xác về chất lượng đào tạo của nhà trường cần xem xét các chỉ số đầu vào, quá trình của hệ thống có tầm quan trọng như chỉ số kết quả đầu ra của đào tạo.

Trong đánh giá chất lượng giáo dục, ngoài việc thực hiện đánh giá một cách chính xác và khách quan, để đảm bảo việc đánh giá có hiệu quả, cần phải tuân theo các căn cứ sau [10, tr45]:

- Lấy phương châm giáo dục làm chủ đạo: Quy định được một chuẩn tổng thể các tiêu chuẩn cho công tác đánh giá chất lượng giảng dạy.

- Lấy thực tế người học làm xuất phát điểm: Tùy vào lứa tuổi, trình độ mà có mục đích, nội dung và phương pháp cho phù hợp.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài vận dụng một số tiêu chí trong "Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các mức chuẩn do Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng dựa trên kết quả khảo sát 47 trường đại học trong cả nước năm 2000. Trong Bộ tiêu chí trên có một số tiêu chí chưa phù hợp với trường trung cấp, đề tài điều chỉnh một số chỉ số đánh giá sao cho phù hợp đồng thời vẫn tuân theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy đánh giá chất lượng đào tạo phải đánh giá thông qua các quá trình đào tạo từ đầu vào - quá trình - đầu ra, trong đó coi trọng sự hài lòng của khách hàng hay một cơ sở đào tạo có chất lượng khi sản phẩm của đào tạo

đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đánh giá chính xác về chất lượng đào tạo của nhà trường giúp nhà trường nhận định đúng về thực trạng, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)