Định hướng công tác đào tạo Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 98 - 102)

Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên

2.3 Định hướng công tác đào tạo Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử

Nam Định là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế đồng bằng nam Sông Hồng, công nghiệp phát triển rất sớm có từ thời Pháp thuộc do đó nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn, nhất là khi các khu công nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận được xây dựng. Xuất phát từ kết quả điều tra nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử trong thời gian tới của trường vẫn là thế mạnh cần được phát

huy và hoàn thiện. Đó là : Tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản, thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo, phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm học vừa qua, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử với các tiêu chí sau:

- Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đúng quy chế và đảm bảo chất lượng.

- Quan tâm công tác quản lý đào tạo, thực hiện quản lý chất lượng tổng thể về chất lượng đào tạo.

- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng nhân lực và xu thế phát triển của ngành Điện tự động hoá - Điện tửđể đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo cho phù hợp.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện đề ra trong luận văn làm bước đột phá góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ TCCN có kiến thức, kỹ năng vững vàng, năng động sáng tạo, có tinh thần hợp tác và tính tự chủ cao... đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Kết luận chương 2

Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hệ TCCN Điện tự động hoá - Điện tử tại Trường THCĐ Nam Định, có thể đưa ra đánh giá về chất lượng đào tạo hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử như sau:

- Những điểm mạnh:

+ Quy mô đào tạo của nhà trường hàng năm đều tăng, điều này chứng tỏ uy tín của nhà trường trong khu vực.

+ Học sinh tốt nghiệp tìm được việc làm có tỷ lệ cao.

+ Chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tăng.

+ Chất lượng đội ngũ giáo viên được củng cố cả về số lượng và chất lượng thông qua việc tuyển mới và bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Đời sống của đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ công nhân viên chức ngày một ổn định, giúp họ yên tâm công tác và hăng hái phấn đấu trong công việc.

- Những tồn tại cần khắc phục:

+ Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chất lượng, đặc biệt là số giáo viên có học vị cao: Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại, tham khảo tài liệu khoa học nước ngoài cũng như trên mạng Internet.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được bổ sung nhiều nhưng chưa thật đầy đủ do kinh phí hạn hẹp, làm ảnh hưởng đến việc học tập lý thuyết cũng như thực hành.

+ Cơ cấu ngành nghề phân bố theo nhu cầu của người học nên mất cân đối, tạo ra sự bất cập về cơ sở vật chất và đội ngũ cũng hư khó khăn khi thực n hiện các hoạt động đào tạo.

+ Nội dung đào tạo còn chậm đổi mới để theo kịp yêu cầu của công nghệ và thực tế sản xuất.

+ Quan hệ với doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức nên thông tin về thị trường lao động còn thiếu. Hàng tháng ường đều phân tích chất tr lượng đào tạo để có biện pháp điều chỉnh trong quản lí và điều hành nhưng mới chỉ đánh giá được kết quả đào tạo trong phạm vi nhà trường (chất lượng đào tạo trong). Chưa đánh giá được "chất lượng đào tạo ngoài" từ phía các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của quá trình đào tạo nên còn thiếu khách quan, làm cho kết quả đánh giá còn hạn chế.

+ Hoạt động văn hóa, các dịch vụ dành cho học sinh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh.

+ Liên kết đào tạo với các tổ chức, các trường đại học lớn trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế.

+ Đội ngũ giáo viên trẻ có tỷ lệ cao, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, trình độ kiến thức chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tin học... còn hạn chế.

+ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ, kịp thời, đã bị lạc hậu và chưa phát huy hết năng lực của các thiết bị hiện đại sẵn có.

+ Mối quan hệ nhà trường và CSSDLĐ đã được thiết lập nhưng hiệu quả chưa cao.

+ Công tác đánh giá chất lượng còn mang tính chủ quan (tự đánh giá) là chính chưa thực hiện kiểm định và đánh giá chất lượng.

Các kết quả trên là những luận cứ về mặt thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận đã trình bày ở chương 1. Vấn đề cần đặt ra là trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cần xây dựng nội dung cho các giải pháp và chứng minh được tính cấp thiết và tính khả thi của từng giải pháp đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử tại trường THCĐ Nam Định.

chương 3

đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử tại trường TRUNG HọC Cơ -

ĐIệN Nam định 3.1 Một số nguyên tắc xây dựng các giải pháp.

Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo kỹ thuật viên trung cấp ngành điện tự động hoá - Điện tử tại trường THCĐ Nam Định.

Các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ những vẫn đề khó khăn đang tồn tại trong thực tế của nhà trường, phải đảm bảo tính khách quan.

Các giải pháp phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường THCĐ Nam Định và trong khuôn khổ của Luật giáo dục cũng như các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Các giải pháp đề xuất phải có tính thực tiễn với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước hiện nay.

Các giải pháp đề xuất phải có ý nghĩa hiệu quả về kinh tế xã hội trước mắt cũng như trong tương lai.

Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)