Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên
2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo TCCN ngành Điện Tự động hoá - Điện
2.2.1 Các yếu tố đầu vào
2.2.1.1 Đội ngũ giáo viên
Trường THCĐ Nam Định có đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên gồm 92 người, trong đó có 34 nữ chiếm 36,9%. Tỷ lệ giáo viên trên cán bộ công nhân viên là 75%. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên nhà trường đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng được nêu trong bảng 2.1, tuy nhiên do số học sinh theo học tăng nhanh (năm 2006 so với năm 2001 tăng gấp 2,63 lần) nên tỷ lệ giáo viên/học sinh có xu hướng tăng lên. So với mức chuẩn tỷ lệ giáo viên/học sinh tra theo phụ lục số 3 đối với ngành kỹ thuật công nghệ là - 20 thì Trường THCĐ Nam Định hiện nay thiếu hụt một số lượng giáo viên.
Bảng 2.1: Số lượng giáo viên và học sinh trường THCĐ Nam Định
Năm học Tổng số Giáo viên Tổng số họ c sinh Tỷ lệ GV/HS trong trường
2000 - 2001 39 583 15
2001 - 2002 35 721 21
2002 - 2003 42 1124 27
2003 - 2004 56 1451 26
2004 - 2005 48 1491 31
2005 - 2006 63 1497 24
2006 - 2007 69 1532 22
(Nguồn: Trường THCĐ Nam Định)
Biểu đồ 2.1: Số lượng giáo viên trường THCĐ Nam Định.
39 35 42
56 48
63 69
24 22 26 31
27 15 21
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số Giá o viên Tỷ lệ số HS/GV
Về trình độ chuyên môn: Do thiếu giáo viên trong những năm qua nhà trường đã tuyển một số lượng lớn giáo viên trẻ có trình độ đại học, cao đẳng vào làm việc. Mặc dù đã được bổ xung nhưng đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay của nhà trường cả về số lượng và chất lượng. Số liệu được nêu trong bảng 2.2 ta thấy có 1,5% trình độ thạc sĩ; 56,5% trình độ đại học; 33,3% trình độ cao đẳng và 8,7% trình độ trung cấp, công nhân đây chính là thách thức đối với sự phát triển của nhà trường.
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ giáo viên trường THCĐ Nam Định theo độ tuổi và trình độ chuyên môn.
TT Độ tuổi Trên Đại học Đại học Cao Trung Tổng Tỷ lệ
Tiến sĩ Thạc sĩ CQ TC đẳng cấp, thợ
số %
1 < 35 9 7 22 1 39 56,5
2 35 50 - 2 10 12 17,4
3 > 50 1 3 8 1 5 18 26,1
4 Tổng số 0 1 14 25 23 6 69 100
5 Tỷ lệ % 0,0 1,5 20,3 36,2 33,3 8,7 100 (Nguồn: Trường THCĐ Nam Định)
Biểu đồ 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên.
1
39
23
6 0
10 20 30 40 50
Thạ c sĩ Đ ạ i học Cao đẳng Trung cấp, thợ Số l- ợ ng
Về độ tuổi, hiện nay trường có tỷ lệ giáo viên trẻ có độ tuổi dưới 35 khá cao (56,5%) được nêu trong bảng 2.2. Số giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao là một thuận lợi cho trường vì đây là những ngườivừa mới tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Trong công việc họ năng động, có ý chí phấn đấu, ham học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là số giáo viên có thể bồi dưỡngđể trở thành đội ngũ kế cận trong tương lai.
Biểu đồ 2.3: Thống kê độ tuổi đội ngũ giáo viên.
39
12 18
69
0 10 20 30 40 50 60 70 80
< 35 tuổi 35 - 50 tuổi > 50 tuổi Tổng s ố Số l- ợ ng
Về trình độ sư phạm: Năng lực sư phạm là công cụ giúp người giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách có hiệu quả. hần lớn giáo P viên của nhà trường được tuyển dụng từ các trường Đại học kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm cũng như tâm lý học của họ hầu như chưa có. Nhà trường cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho họ tham gia các khoá học nghiệp vụ sư phạm. Đến nay đã có 56,5% giáo viên của trường đã có trình độ sư phạm bậc II được nêu trong bảng 2.3. Với nhiều biện pháp tích cực của nhà trường như tổ chức các buổi hội thảo, phát động phong trào thi đua dạy tốt và học tốt. Tăng cường dự giờ bình giảng, thi giáo viên dạy giỏi toàn trường, cử giáo viên đi tham dự các cuộc thi giáo viên dạy giỏi do Tỉnh, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và - - Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức. Kết quả phân loại hàng năm đạt 83,6% giáo viên khá giỏi, không có yếu kém. Từ năm 200 đến 2007 trường đã có 10 1 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường, 4 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh, 2 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp toàn quốc.
Bảng 2.3: Thống kê trình độ sư phạm của giáo viên.
Trình độ sư phạm Bậc 1 Bậc 2 Đại học Cao học Tổng
Số lượng 29 39 1 0 69
Tỷ lệ (%) 42,0 56,5 1,4 0,0 100
(Nguồn: Trường THCĐ Nam Định)
Biểu đồ 4:2. Thống kê trình độ sư phạm đội ngũ giáo viên.
29
39
1 0
0 10 20 30 40 50
Bậc 1 Bậc 2 Đ ạ i học Cao học
Số l- ợ ng
Bảng 2.4: Thâm niên giảng dạy của giáo viên trường THCĐ Nam Định. Thâm niên (năm) < 5 5 10÷ 10 20÷ > 20
Số lượng 49 3 2 15
Tỷ lệ (%) 71,0 4,3 2,9 21,7
(Nguồn: Trường THCĐ Nam Định)
Biểu đồ 2. : 5 Thâm niên giảng dạy của độingũ giáo viên.
49
3 2
15
0 10 20 30 40 50 60
<5 nă m 5 đến 10 nă m 10 đến 20 nă m >20 nă m Số l- ợ ng
Thâm niên giảng dạy của giáo viên được nêu trong bảng 2. , nhận thấy 5 số giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tới 71% số giáo viên
của trường. Các giáo viên trẻ mặc dù đã được bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm thực tế cũng như kỹ năng sư phạm còn những hạn chế, sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Trình độ ngoại ngữ và tin học được nêu trong bảng 2.5: Đa số giáo viên chỉ sử dụng được Tiếng Anh ở trình độ giao tiếp cơ bản, do đó hầu như không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu các tài liệu khoa học nước ngoài, tìm kiếm tài liệu trên Internet cũng như hạn chế trong sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại. Về trình độ tin học, chỉ có một số ít giáo viên có thể sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành, còn lại phần lớn giáo viên chỉ có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
Bảng 2.5: Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học của giáo viên.
Trình độ Ngoại ngữ Tin học
A B C Cử nhân A B C Cử nhân
Số lượng 48 13 3 5 57 8 1 3
Tỷ lệ (%) 69,6 18,8 4,3 7,2 82,6 11,6 1,4 4,3 (Nguồn: Trường THCĐ Nam Định)
Về công tác nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động chuyên môn, qua hoạt động khoa học nó góp phần củng cố về chuyên môn. Đặc biệt nó trang bị cho người giáo viên một phương pháp luận, một cái nhìn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường. Các đề tài chủ yếu là chế tạo các loại thiết bị, mô hình học tập có hiệu quả sư phạm cao. Số đề tài trên chủ yếu là cấp trường, cuối năm học nhà trường sẽ tổng kết và đề nghị khen thưởng và đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam xét cấp bằng lao động sáng tạo.
Theo đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về chất lượng của đội ngũ giáo viên qua khảo sát (Phụ lục 6) chất lượng đội ngũ giáo viên giảng
dạy của nhà trường hiện nay còn ở mức trung bình, tỷ lệ giáo viên trẻ cao, thiếu nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Vì vậy nhà trường cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để phục vụ công tác đào tạo của nhà trường, nâng cao uy tín của người thầy giáo trước học sinh và là tấm gương sáng về học tập cho học sinh noi theo.