1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
1.4.5 Năng lực và động cơ học tập của học sinh
Chất lượng đào tạo cũng phụ thuộc vào nguồn học sinh đầu vào, với tỷ lệ cao các học sinh, giỏi trúng tuyển khi tuyển sinh thì chắc chắn chất lượng giáo dục đào tạo sẽ cao do những sinh viên này có khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức khá hơn các sinh viên có học lực trung bình.
Ngoài ra, động lực học tập của học sinh được nâng cao thông qua việc thực hiện các quy chế công tác học sinh, sinh viên, chế độ học phí, tài trợ học bổng của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự cạnh tranh của thị trường lao động cũng như bối cảnh xã hội. Việc tìm kiếm việc làm khó khăn cũng như chế độ đối với người ra trường hiện nay thấp cũng ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.
Trong giáo dục học, năng lực được hiểu là khả năng được hình thành phát triển, cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp [16, tr11].
- Năng lực học tập sẽ giúp học sinh hình thành những cảm xúc tích cực đối với hoạt động học tập. Năng lực học tập của học sinh TCCN phụ thuộc
vào kết quả quá trình đào tạo ở trường phổ thông và phụ thuộc vào khả năng nhận thức và thực hành của người học. Để có đội ngũ học sinh có năng lực học tập tốt chủ yếu phụ thuộc công tác tuyển sinh, lựa chọn những học sinh có đủ năng lực vào học tập đó là cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo.
- Trong cấu trúc của hoạt động học tập thành tố tâm lý quan trọng nhất là động cơ học tập. Hoạt động học tập chỉ có kết quả cao khi xuất hiện nhu cầu học tập, các điều kiện và môi trường học tập tốt.
Trong hoạt động học tập thì học sinh đóng vai trò chủ thể, bản thân người học phải chủ động, tự giác tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.
Đối với học sinh, học tập là việc tiếp thu kiến thức và hành động của người học nhằm thu nhận kiến thức mới, hình thành và phát triển các kỹ năng trí tuệ và hành động nghề nghiệp, góp phần hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội. Các kiến thức và kỹ năng mới bao giờ cũng được hình thành và phát triển dựa trên vốn kiến thức và kỹ năng lao động cơ bản. Vì vậy quá trình học tập đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động tư duy lô gíc và cảm xúc, giữa trí tuệ và tình cảm giữa nhận thức và hành động. Để học sinh tiếp thu một
Giáo viên Học sinh
Học sinh Đối tượng lĩnh hội Khách thể
Chủ ể th Chủ ể th
Khách thể Hoạt động dạy Hoạt động học
S ơ đồ 1.9: Mối quan hệ ơ ả c b n của quá trình dạy học.
cách hiệu quả quá trình giảng dạy phải coi học sinh là chủ thể của quá trình học tập và giải pháp quan trọng là tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh.
“Tích cực hoá là tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập’ [15 tr269],
Như vậy việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi một kế hoạch lâu dài, toàn diện khi phối hợp hoạt động giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Trong đó phải hình thành cho học sinh ý thức, thái độ nghề nghiệp.
Thái độ nghề nghiệp là sự nhận thức, ý thức nghề nghiệp, định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp như:
+ Hứng thú với nghề nghiệp. + Sự hài lòng thoả mãn với nghề. + Động cơ học nghề.
+ ý thức kỹ thuật và trách nhiệm với nghề nghiệp.
+ Sự say mê, sáng tạo trong học tập, lao động nghề nghiệp. + Sự học tập, rèn luyện vươn lên trong nghề nghiệp.
+ Quan hệ ứng xử tốt với khách hàng.
Do vậy phải tác động để học sinh có lòng yêu nghề và có thái độ nghề nghiệp đúng đắn, đặc biệt là tác phong làm việc công nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên thái độ nghề nghiệp của học sinh còn chịu sự tác động bởi yếu tố xã hội và của nhà trường.
- Yếu tố xã hội:
+ Công tác hướng nghiệp, dư luận xã hội về học TCCN.
+ Nhu cầu xã hội về lực lượng TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử.
+ Sự phát triển của ngành Điện tự động hoá - Điện tử.
- Yếu tố nhà trường:
+ Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.
+ Đội ngũ giáo viên và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. + Quan hệ của nhà trường với các doanh nghiệp.
+ Chính sách khen thưởng và hoạt động của các đoàn thể.
Như vậy năng lực và động cơ học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo phải lựa chọn được học sinh có đủ năng lực học tập, đồng thời mỗi người giáo viên phải có tác động đến ý thức thái độ nghề nghiệp của học sinh. Học sinh có động cơ học tập tốt sẽ chủ động tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học sẽ tăng cường tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh và tăng tính hành dụng cho học sinh, hướng tới mục tiêu học tập hiện đại là: “Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống với mọi người” [14, tr235].
Trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần tham gia vào giáo dục đào tạo như hiện nay, xuất hiện tình trạng có những ngành học rất đông người học và những ngành không có người học, tạo ra sự thừa thãi nhân lực, gây lãng phí cho xã hội. Do đó cần có sự chỉ đạo của nhà nước: Giáo dục đào tạo vừa có tính dịch vụ xã hội vừa có tính chất phúc lợi, những ngành nghề đào tạo không được ưa chuộng phải có chính sách thu hút học sinh.