Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 42 - 45)

1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

1.4.2 Đội ngũ giáo viên

Đây là yếu tố hàng đầu, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo. Mọi nguồn lực khác của nhà trường, của xã hội chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Luật Giáo dục đã khẳng định: "Nhà giáo là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục".

Trên thực tế, để đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo, người ta thường thông qua năng lực của đội ngũ giáo viên. Người giáo viên ngoài việc tổ chức, lãnh đạo quá trình học tập còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. ảnh hưởng của người giáo viên đến học sinh rất lớn và không thể thay thế được. Thêm vào đó, trong quá trình giảng dạy, nội dung bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào người giáo viên như Lênin đã viết: " Không có sự kiểm tra nào, chương trình nào có thể thay đổi một cách tuyệt đối phương hướng của các bài học mà giảng viên đã xác định".

Người giáo viên có năng lực sẽ lựa chọn được nội dung giảng dạy sát với thực tế và nhu cầu của người học, khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị, phương tiện

dạy học. Tạo ra được các mô hình, học cụ để minh họa, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Trong thời đại kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, người giáo viên sẽ giảm bớt việc truyền thụ kiến thức một cách áp đặt thụ động mà lấy học viên làm trung tâm (learner focused, learner centered). Vai trò của người giáo viên càng quan trọng hơn: Họ phải làm tốt hơn việc hướng dẫn học sinh tìm kiếm tri thức, gợi mở được khả năng tư duy và sáng tạo một cách độc lập cho người học bởi vì những tri thức hiện tại chưa có, người học chưa được dạy nhưng họ đã được truyền thụ phương pháp tư duy, độc lập tìm kiếm và phát hiện tri thức sau khi rời khỏi trường.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, người giáo viên dạy nghề không chỉ cần có năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp mà còn phải có khả năng tổ chức, nghiên cứu khoa học, có khả năng quản lý giỏi về chuyên ngành, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Năng lực giáo viên d y nghạ ề

Năng lực S ưphạm

Năng lực kỹ thuật chuyên môn Năng lực nghiên

cứu khoa học

Năng lực quản lí Khả ă n ng hoạt động xã hội, giao tiếp

S ơ đồ 1.8: Mô hình năng l c c a ngự ủ ười giáo viên d y ngh .ạ ề

Về động lực nghề nghiệp của giáo viên, hiện nay người giáo viên đã được giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cao hơn trước trong công việc. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, năng lực vững vàng, có khả năng tự đánh giá, có hiểu biết về xã hội, có nhân cách sư phạm và lòng yêu nghề sâu sắc, có trách nhiệm với học sinh và phải tác động tính tự giác, lòng yêu nghề cho của học sinh. Như nhà sư phạm nổi tiếng người Đức Hans - Georg Godamer đã nói: “Người ta chỉ học thực sự khi có lòng yêu nghề và yêu thầy. Phải làm cho học viên tìm được niềm vui trong học tập. Không có chuyện người ta phải biết mà chỉ có thể là người ta muốn biết.” [ ] 11

Chất lượng đào tạo đạt được khi đảm bảo mục đích đào tạo đặt ra đó là:

đào tạo người lao động có kiến thức, trình độ, phát triển nhân cách, đặc biệt tạo nên việc học tập suốt đời cho người học. Do sự phát triển của khoa học công nghệ, yêu cầu của sự hội nhập với xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi người học phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng giao tiếp, kiến thức văn hoá - xã hội… nên người thầy phải là tấm gương sáng về tinh thần học tập cho học sinh noi theo.

Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho học sinh giáo viên phải là người tiên phong đi đầu trong công tác quản lý giáo dục, là đội ngũ trực tiếp tham gia công tác quản lý chất lượng đào tạo. Trong khuyến cáo 21 điều về giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO cũng chỉ rõ: “ Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những nhà chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điều 18).

Như vậy trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phát triển giáo dục thì vị trí vai trò trách nhiệm của đội ngũ giáo viên luôn được khẳng định và nâng cao, đòi hỏi người giáo viên luôn cập nhật kiến thức chuyên môn, xã hội, rèn giũa tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy…hoàn thiện nhân cách nhà

giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, giữa người làm tốt và người làm chưa tốt không có sự phân biệt rõ ràng, giáo viên cứ đến thời gian là lên lương. Khi đã vào được biên chế thì thường có tư tưởng ổn định, không phải phấn đấu gì thêm và giành phần nhiều thời gian cho các công việc bên ngoài nhà trường có thu nhập cao hơn.

Đội ngũ giáo viên trẻ sau khi vào biên chế thì một số người có xu hướng ỷ nại không chịu phấn đấu, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần công tác giảm rõ rệt so với khi đang thử việc.

Hiện nay, phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều phản ánh về tình trạng giáo viên không đồng bộ, thiếu hụt, điều này dẫn đến tình trạng giáo viên phải dạy quá tải, không còn thời gian nghiên cứu, cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học,…tuy nhiên lại chưa tận dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngoài ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)