Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên
3.3 Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để xác định được tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, do thời gian có hạn không tiến hành được các thực nghiệm nên tác giả đã tiến
hành xin ý kiến của các cán bộ quản lí của Trường THCĐ Nam Định. Số phiếu hỏi phát ra là 19, thu về 19 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.
Bảng 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo TCCN Điện tự động hóa - Điện tử tại Trường THCĐ Nam Định. (Tính cấp thiết tăng dần từ 1 đến 3: 1 là không cấp thiết; 3 là rất cấp thiết)
STT Giải pháp Tính cấpthiết (%)
1 2 3
8.1 Hoàn thiện hệ thống quản lí 8,33 25,0 66,67
8.2 Đổi mới công tác tuyên truyền tuyển sinh nhằm thu
hút người học 16,67 25,0 58,33
8.3
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, của người học
8,33 8,33 58,34
8.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
hiện đại 8,33 8,33 83,33
8.5 Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên 0,0 8,33 91,67 8.6 Nâng cao ý thức thái độ nghề nghiệp cho học sinh 0,0 33,33 66,67 8.7 Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở
sử dụng lao động 8,33 33,33 50,0
8.8 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào
tạo 8,33 16,67 75,0
8.9 áp dụng mô hình quản lí chất lượng đào tạo (ISO,
TQM) 8,33 25,0 66,67
8.10 Nhà trường và cơ sở sản xuất phối hợp thực hiện
quá trình đào tạo 8,33 25,0 66,67
8.11 Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn việc làm và bồi
dưỡng nâng cao cho học sinh sau khi tốt nghiệp 8,33 33,33 58,33
8.12 Phát triển hợp tác quốc tế 16,67 33,33 50,0
Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo TCCN Điện tự động hóa Điện tử tại Trường THCĐ - Nam Định. (Tính khả thi tăng dần từ 1 đến 3: 1 là không khả thi; 3 là khả thi cao)
STT Giải pháp Tính khả thi (%)
1 2 3
8.1 Hoàn thiện hệ thống quản lí 8,33 16,67 75,0
8.2 Đổi mới công tác tuyên truyền tuyển sinh nhằm thu
hút người học 16,67 33,33 50,0
8.3
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, của người học
8,33 25,0 66,67
8.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện
đại 8,33 33,33 58,34
8.5 Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên 8,33 33,33 58,34 8.6 Nâng cao ý thức thái độ nghề nghiệp cho học sinh 8,33 25 66,67 8.7 Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở sử
dụng lao động 8,33 41,67 50,0
8.8 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào
tạo 16,67 33,33 50,0
8.9 áp dụng mô hình quản lí chất lượng đào tạo (ISO,
TQM) 8,33 33,33 58,34
8.10 Nhà trường và cơ sở sản xuất phối hợp thực hiện quá
trình đào tạo 16,67 33,33 50,0
8.11 Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn việc làm và bồi
dưỡng nâng cao cho học sinh sau khi tốt nghiệp 16,67 33,33 50,0
8.12 Phát triển hợp tác quốc tế 25,0 33,33 41,67
Kết quả nêu trong bảng 3.1 và bảng 3.2 đã cho thấy các giải pháp đã nêu trên đều có tính cấp thiết và rất cấp thiết. Trong các giải pháp trên trừ giải pháp đổi mới công tác tuyên truyền tuyển sinh nhằm thu hút người học và phát triển hợp tác quốc tế còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan như các cơ
quan quản lý cấp trên và việc thay đổi cách suy nghĩ, cách làm truyền thống cần phải có một thời gian nhất định, nên tính khả thi của các giải pháp trên chưa cao, còn đa số các giải pháp khác đều được đánh giá có tính khả thi cao.
Do đó việc tiến hành thử nghiệm và thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Kết luận chương 3
Từ phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TCCN ngành Điện tự động hóa - Điện tử cho nhà trường. Do không có đủ thời gian thực nghiệm nên tác giả đã tiến hành đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp thông qua tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lí. Các biện pháp cấp thiết cần thực hiện ngay là:
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cải tiến CTĐT và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Các biện pháp khả thi nhất là: Hoàn thiện hệ thống quản lí, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cao ý thức thái độ nghề nghiệp cho học sinh. Trong đó biện pháp hà trường và cơ sở sảnn xuất phối hợp thực hiện quá trình đào tạo tuy được đánh giá khả thi nhưng trong thực tế việc thực hiện biện pháp này là rất khó khăn, đòi hỏi nhi u vấn ề đề từ chính sách của nhà nước, cơ cấu tổ chức của nhà trường và các cơ sở sản xuất sao cho thích hợp.
Các giải pháp đề ra trong luận văn đã được tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý nhà trường đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp là rất cao tạo niềm tin tưởng và hy vọng sự thành công của các giải pháp đề ra.
Tuy nhiên để các giải pháp trên được thực hiện thành công cần có sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường, sự góp sức của tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh và các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên tạo điều kiện để nhà trường thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận và kiến nghị
Trường THCĐ Nam Định đã và đang cung cấp cho thị trường lao động những lao động có trình độ cao. Trong bối cảnh hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơ sở đào tạo khác nhau, để tồn tại và phát triển thì vấn đề duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu sống còn với nhà trường.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TCCN Điện tự động hóa - Điện tử tại Trường THCĐ Nam Định, cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tuy còn có một số hạn chế nhưng đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
2. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử tại trường THCĐ Nam Định trong thời gian qua thông qua các báo cáo tổng kết, đặc biệt là thông qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi tới cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của trường và cán bộ quản lý, người lao động trình độ TCCN ở các doanh nghiệp.
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đưa ra 10 biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử tại trường THCĐ Nam Định, trong đó các giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và CSSDLĐ; đổi mới phương pháp quản lý chất lượng đào tạo là những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên hệ TCCN ngành Điện tự động hoá Điện tử đáp ứng nhu cầu của thị trường - lao động, xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Các cơ quan quản lý đào tạo cấp trên (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) sớm ban hành các tiêu chuẩn đánh giá các - trường đào tạo nghề và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghề.
2. Nhà nước tăng thêm nguồn kinh phí cho lĩnh vực đào tạo nghề, có chính sách ưu đãi hơn nữa cho nghề nhà giáo đặc biệt là chính sách đào tạo , liên tục, đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường nghề, thành lập cơ quan điều phối chung giữa các trường dạy nghề với các đơn vị sản xuất và dịch vụ việc làm.
3. Đối với Trường THCĐ Nam Định cần định hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và của xã hội. Huy động tối đa các nguồn lực để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tiến hành công tác kiểm định chất lượng, áp dụng một trong các mô hình quản lí chất lượng tiên tiến trong quản lí chất lượng đào tạo.
Với mong muốn đề tài sẽ đóng góp, giúp ích dù chỉ một phần vào công tác nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tham khảo các tài liệu chuyên môn, tiếp thu ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhưng trong quá trình nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để nội dung đề tài thiết thực hơn và áp dụng có hiệu quả trong nhà trường.