Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 102 - 107)

Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ thuật viên

3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, do đó nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên chính là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.

Việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dựa trên các tiêu chí sau:

- Về số lượng: Đội ngũ giáo viên phải đáp ứng đủ về số lượng, theo yêu cầu đạt chuẩn là 20 học sinh/giáo viên.

- Về chất lượng: Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế sản xuất, được trang bị nghiệp vụ sư phạm tốt, có kiến thức về văn hóa, xã hội.

- Về cơ cấu ngành nghề: Đội ngũ giáo viên phải phù hợp với cơ cấu ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về ngành nghề đào tạo.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, để giáo viên và các khoa chủ động trong công việc cũng như định hướng trong học tập nâng cao trình độ đạt hiệu quả.

3.2.1.1 Bổ sung đội ngũ giáo viên.

Như đã phân tích ở chương 2, thực trạng đội ngũ giáo viên Trường THCĐ Nam Định đang thiếu hụt một số lượng lớn giáo viên. Điều này dẫn đến nhà trường phải kí hợp đồng giảng dạy, thỉnh giảng với một số lượng lớn giáo viên. Lực lượng giáo viên này thường xuyên bị biến động, do đó đa số các giáo viên phải dạy thêm giờ quá nhiều, làm cho họ không có đủ thời gian để nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ngoài ra, dạy thêm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên, làm cho nhiệt tình giảng dạy của họ giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Về trình độ đội ngũ giáo viên của trường THCĐ Nam Định được tuyển dụng từ các trường Đại học trong cả nước. Để đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ

về số lượng, đạt trình độ về bằng cấp chuyên môn và năng lực, nhà trường phải thực hiện đồng thời các giải pháp sau đây:

- Xin thêm chỉ tiêu biên chế, tiếp tục tuyển giáo viên mới tốt nghiệp loại khá giỏi, có trình độ sau đại học đủ về số lượng và đúng chuyên ngành trường đang đào tạo theo qui chuẩn của Chính phủ là 20 sinh viên/giáo viên.

- Tiếp tục cử giáo viên đi học sau Đại học để nâng số lượng có trình độ sau Đại học lên trên 30%, đảm bảo cân đối về trình độ giáo viên theo các chuyên ngành đào tạo, tập trung cử giáo viên đi đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật.

- Có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với những người có năng lực chuyên môn, có khả năng phát triển và các nhà khoa học để thu hút nhân tài.

- Tăng cường thêm đội ngũ giáo viên bằng cách mời giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu... có học hàm, học vị và thâm niên trong giảng dạy. Đây là biện pháp mang tính tạm thời nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo do giảng viên được mời thỉnh giảng đa số là các giảng viên giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời mở rộng được mối quan hệ giao lưu cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.

3.2.1.2 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn: Nhà trường thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Đây là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay vì trình độ chuyên môn của giáo viên là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Nhà trường cần có những chính sách ưu đãi cho các giáo viên đi học tập nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ và động viên kịp thời các giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ. Có chế độ đãi ngộ đối với các giáo viên có trình độ sau đại học đang công tác tại trường, có chế độ khuyến khích giáo viên

tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn tài liệu, giáo trình. Đầu tư mua sắm các sách, báo, tạp chí chuyên ngành nhằm phục vụ cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ thực hành: Đa số giáo viên của nhà trường vừa tốt nghiệp các trường Đại học nên trình độ thực hành chưa có nhiều kinh nghiệm. Để nâng cao trình độ thực hành cho giáo viên, nhà trường cần chú trọng đến việc cử giáo viên đến các cơ sở sản xuất để thực tập tiếp cận với sản xuất đồng thời trao đổi kinh nghiệm thực tiễn. Thường xuyên cử giáo viên đi học tập nâng cao tay nghề và tổ chức thi nâng bậc, thi tay nghề cho giáo viên.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Nhà trường cử giáo viên đã tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật đi học lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ sư phạm.

Do đó đến nay 100% số giáo viên của nhà trường đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I và II. Có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học cũng như khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới, tiên tiến trong giảng dạy để tăng hiệu quả giảng dạy. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng chuẩn bị bài giảng, kỹ năng giảng dạy kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng, kỹ năng sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học đồng thời tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi, v.v … để giúp các giáo viên củng cố và nâng cao các kỹ năng sư phạm.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học: Trong giai đoạn hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng nhất là công nghệ thông tin và tin học được ứng dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Do vậy người giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giỏi về tin học và ngoại ngữ. Do đa số các tài liệu chuyên môn, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu đều là tài liệu của nước ngoài nên để có thể nghiên cứu, nâng cao trình độ, người giáo viên nhất thiết phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Hiện nay trình

độ ngoại ngữ của giáo viên trong trường chỉ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp cơ bản. Do vậy nhà trường cần mở các lớp học ngoại ngữ tại trường khuyến khích giáo viên đi học để nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ cho việc giảng dạy,

Hiện nay, đa số các giáo viên trường THCĐ Nam Định mới chỉ sử dụng thành thạo các chương trình tin học văn phòng. Để sử dụng hiệu quả hơn nữa tin học trong giảng dạy, nhà trường cần bồi dưỡng thêm về tin học chuyên ngành cho giáo viên cũng như các kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet, sử dụng thông tin phục vụ cho giảng dạy.

- Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học: Việc nghiên cứu khoa học giúp giáo viên mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn. Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học chính là biện pháp nhằm giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nhà trường nên có các hình thức động viên, hỗ trợ cho giáo viên như:

+ Tạo điều kiện về trang thiết bị máy móc cũng như kinh phí cho các giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học.

+ Đưa việc nghiên cứu khoa học thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xếp loại giáo viên cũng như các chế độ khen thưởng hàng năm.

+ Khen thưởng động viên đối với những đề tài có hiệu quả, đối với những đề tài có khả năng triển khai trong thực tế, nhà trường cần có sự hỗ trợ về kinh phí, trang thiết bị, máy móc cũng như tìm kiếm nguồn tài trợ.

3.2.1.3 Nâng cao nhận thức trách nhiệm và lòng yêu nghề của mỗi giáo viên.

Luật Giáo dục khẳng định: Nhà giáo phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy nhà trường thường xuyên bồi dưỡng ý thức thái độ và tình cảm nghề nghiệp của người giáo viên làm cho họ nhận thức đúng đắn được vai trò, vị trí và

trách nhiệm của mình với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Không ngừng tự phấn đấu, học tập, rèn luyện nâng cao năng lực và đạo đức, trở thành tấm gương sáng để học sinh phấn đấu noi theo. Đối với người giáo viên, đạo đức cũng thể hiện qua sự say mê, gắn bó với công tác đào tạo, tất cả vì học sinh thân yêu,... Đây chính là sức mạnh giúp người giáo viên vượt qua những khó khăn thiếu thốn về vật chất, hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội đã giao phó. Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường THCĐ Nam Định cần có những biện pháp tích cực hơn, những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm và lòng tự hào nghề nghiệp của giáo viên thông qua các hình thức như tuyên truyền, tổ chức thi đua, khen thưởng đối với các giáo viên dạy giỏi, có tâm huyết và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Từ đó giúp cho đội ngũ giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng lý tưởng, phấn đấu vươn lên và thấy được giá trị lao động của mình trong việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể giáo dục chính trị tư tưởng và giúp đỡ giáo viên trong công việc giảng dạy cũng như trong cuộc sống đời thường.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)