1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
1.4.6 Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy là "Cách thức tác động lên nhân cách của người học để làm chuyển biến theo những nội dung và mục đích nhất định, nhằm cuối cùng thực hiện được các mục tiêu của đào tạo nghề với chất lượng cao"
[12, tr62].
Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả truyền đạt kiến thức từ người dạy đến người học, làm cho họ có thể tiếp thu nội dung bài học một cách nhanh chóng, dễ hiểu và có khả năng ghi nhớ, vận dụng về sau.
Hiện nay, quan điểm dạy học "lấy học viên làm trung tâm" đang được các cơ sở đào tạo áp dụng song phương pháp giảng dạy nhiều khi không được coi trọng đúng mức trong công tác giảng dạy. Một trong các yêu cầu cấp thiết hiện nay trong phương pháp giảng dạy là phải dạy cho sinh viên biết cách học, đa số sinh viên chỉ biết cách học khi sắp tốt nghiệp nên hiệu quả học tập trong nhà trường thấp, khả năng tự học và tự phát triển kém, thụ động nên khi làm việc có thói quen nghe, ghi và bị động. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chưa thích ứng với sự thay đổi và phát triển của thực tiễn. Trong thực tế còn nhiều giáo viên giảng dạy khô khan, nội dung không gắn với thực tiến, sử dụng đơn thuần giáo trình và không có sự vận dụng kiến thức các môn khoa học khác để minh họa không quan tâm nghiên cứu, bổ sung những , thông tin tri thức mới để làm phong phú, sinh động bài giảng. Nhiều giáo viên chỉ dạy theo cách tiếp cận nội dung nên chỉ dạy được bậc nhận thức và tư duy thấp. Không có chuẩn kiến thức của môn học nên các giáo viên khác nhau giảng dạy cùng một môn học lại có kết quả tiếp thu kiến thức khác nhau, làm cho chất lượng môn học không được đảm bảo.
Lê - Nin đã nói:"Phương pháp không phải là hình thức bên ngoài, mà là linh hồn và khái niệm của nội dung". Do đó, để có phương pháp giảng dạy tốt, người giáo viên trước hết phải có kiến thức sâu sắc về bộ môn, nội dung, phương pháp luận, lịch sử, đặc điểm và chức năng của bộ môn. Đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp là chủ yếu dạy thực hành, vì vậy cần vận dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy và linh hoạt theo mục tiêu và nội dung của CTĐT.
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học.
- “Phương pháp dạy học là con đường, cách thức dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học” [1, tr 51].
- Phương pháp đào tạo là cách thức tổ chức các hoạt động của người dạy và người học nhằm hình thành và phát triển ở người học các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển nhân cách nghề nghiệp trong quá trình đào tạo” [7, tr 55].
Phương pháp đào tạo là một trong những nhân tố cấu thành quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo muốn đạt kết quả tốt thì người giáo viên phải nắm vững quy luật vận động của quá trình đào tạo và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố cơ bản cấu thành quá trình đạo tạo như một chỉnh thể trọn vẹn (Sơ đồ 1.10).
Mục tiêu
Phương pháp Nội dung
Hình thức
T ổ chức Phương ti n ệ
Kiểm tra - Đánh giá quá trình và kết quả (trong - ngoài)
S ơ đồ 1.10: Mối quan hệgiữa các nhân tố ủ c a quá trình đào tạo
Trong lý thuyết có nhiều phương pháp dạy học tuỳ theo các quan điểm khác nhau như:
- Phân loại theo con đường nhận thức có các phương pháp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, hồi quy…
- Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác có các phương pháp: dùng ngôn ngữ, trực quan, thực hành…
- Phân loại theo hình thức tổ chức quá trình dạy học có các phương pháp: dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học giáp mặt …
Trong dạy học không có phương pháp dạy học nào được coi là vạn năng. Có nhiều trường hợp có thể áp dụng cùng một phương pháp dạy học để giải quyết các nhiệm vụ dạy học khác nhau, truyền đạt những nội dung khác nhau, nhưng cũng có những trường hợp đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học để giải quyết cùng một mục đích dạy học, cùng một nội dung dạy học [1, tr 52]. Như vậy, để đạt được hiệu quả đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học trên cơ sở mục đích bài giảng cụ thể, các điều kiện dạy học và đối tượng học sinh cụ thể, đó cũng chính là nghệ thuật của người giáo viên.