1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
1.4.3 Chương trình đào tạo
Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bởi với cách tiếp cận CTĐT gồm cả yêu cầu và phương thức kiểm tra đánh giá sẽ tác động đến cách học và cách dạy của nhà trường. Trước tầm quan trọng của CTĐT với đầu ra của quá trình đào tạo, cho nên để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì vấn đề hàng đầu là CTĐT được thiết kế phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với các điều kiện thực hiện và sử dụng chương trình đó.
Quan niệm về CTĐT (Curriculum) tương đối mới, nhưng quan niệm đó thay đổi theo sự phát triển của xã hội và hiện nay vẫn có những tranh luận về ý nghĩa của nó. Thuật ngữ Curriculum bắt nguồn từ tiếng Latin với nghĩa là một khóa học. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTĐT, nhưng có thể nói định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất là: "CTĐT là tất cả những hoạt động học tập được lập kế hoạch và chỉ đạo bởi nhà trường, bất kể chúng được thực hiện
trong các nhóm hay các cá nhân, bên trong hay bên ngoài trường học". [19, tr12]. Theo T. Wentling 1993: CTĐT là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (Hoạt động đó chỉ có thể là một khoá đào tạo). Nó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ ra những gì có thể trông đợi ở người học sau khi kết thúc khoá học. Nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo và cũng chỉ ra phương pháp đào tạo, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tất cả được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Theo định nghĩa của Current: Nội dung “Curriculum” ngày nay đã được phân biệt một cách rõ ràng với chương trình đào tạo truyền thống. Tiêu chuẩn quyết định cho sự tiếp nhận của mục tiêu học và nội dung dạy học trong một chương trình đào tạo là tầm quan trọng của nó trong tương lai của người học chứ không phải là sự định trước duy nhất qua hệ thống các môn học. Khái niệm này phê phán sự quá tải về nội dung của chương trình đào tạo truyền thống và đã liệt kê nội dung học tuy phù hợp với hệ thống chuyên môn và các môn cụ thể nhưng không rõ ràng. Để làm gì và với mục tiêu nào, nội dung nào cần được học bên cạnh đó trong các chương trình đào tạo truyền thống thiếu những chỉ dẫn về phương pháp, các tài liệu cần được dạy và học như thế nào [17, tr.2].
- Theo nghị định 75/ CP: CTĐT là văn bản cụ thể hoá mục tiêu giáo dục, quy định phạm vi mức độ và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức hoạt động, giáo dục, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và toàn bộ một bậc học, cấp học, trình độ đào tạo [3 ].
Tuy những quan niệm có khác nhau, song đều thừa nhận rằng các bộ phận cơ bản cấu thành một CTĐT là: Mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo;
phương pháp, quy trình đào tạo; hình thức tổ chức; cách thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo chúng gắn kết với nhau như một chỉnh thể đảm bảo thực
hiện tốt mục tiêu, nội dung đào tạo và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học.
Cơ sở để xây dựng CTĐT nghề phải căn cứ vào yêu cầu thực tế sản xuất dịch vụ về: Nội dung, trình độ do vị trí nghề đòi hỏi; căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà nước và căn cứ vào tiến bộ của khoa học và điều kiện của cơ sở đào tạo nghề [ , tr160]. CTĐT phải được định kỳ bổ xung, điều chỉnh dựa trên 14 việc tham khảo chương trình chuẩn của Việt nam và quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, học sinh tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác, nhằm phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội.-
Một CTĐT chuẩn mực không chỉ mô tả các quá trình học tập mà còn thể hiện các yếu tố:
- Trình bày vắn tắt về cơ sở triết học hoặc cơ sở lý thuyết của kiến thức.
- Các điều kiện thực hiện.
- Các mục tiêu: Trình bày tổng quát, ngắn gọn súc tích về mục đích của chương trình (Hệ thống những kiến thức, kỹ năng, thái độ và các yêu cầu giáo dục toàn diện mà người học phải đạt được).
- Các mục đích: Cụ thể hóa mục tiêu cần đạt được.
- Chiến lược, quy trình thực hiện: Tổ chức các hoạt động (các buổi lên lớp, thảo luận, trao đổi, tham quan, …) có hiệu quả để đạt được mục tiêu và mục đích đã đề ra.
- Nội dung, phương pháp đào tạo. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Các công cụ, nguồn lực, nhân lực để thực hiện.
- Phân bố thời gian.
- Phân công trách nhiệm.
Từ các yếu tố trên, có thể thấy CTĐT có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng đào tạo vì nó chi phối toàn bộ hoạt động của một cơ sở đào tạo, từ cơ cấu tổ chức, quản lí, đội ngũ giáo viên, quan hệ với doanh nghiệp, v.v… và
thể hiện cơ sở đào tạo có đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng (Bảng 1.1) hay không.
- Đối với giảng viên và sinh viên: CTĐT quy định cụ thể mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá.
- Đối với cán bộ tổ chức và quản lí: CTĐT là tài liệu công bố công khai cho cán bộ tổ chức, quản lí và đối tác hợp tác đào tạo; là căn cứ để giám sát, kiểm tra, thanh tra kết quả đào tạo.
- Đối với xã hội: CTĐT là tài liệu cung cấp thông tin nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng và cả các bậc phụ huynh, tạo nên niềm tin của xã hội vào sinh viên tốt nghiệp.
CTĐT là nhân tố hàng đầu để đảm bảo chất lượng đào tạo. Để đạt được hiệu quả cao nhất, CTĐT phải được thực hiện theo phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất" [ , tr109]. Điều quan trọng 5 là CTĐT phải được đánh giá thường xuyên và điều chỉnh để thích ứng được sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng một cách hài hòa và không gây xung đột về lợi ích giữa các nhóm khách hàng.
Trên thực tế, CTĐT của mỗi ngành đào tạo do các trường xây dựng trên cơ sở khung chương trình của Bộ giáo dục Đào tạo. Khung chương trình - gồm có cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Để đạt được yêu cầu, cần phải thực hiện một cách hiệu quả, chi tiết quy trình xây dựng chương trình đào tạo: Xác định nhu cầu; Xác định mục tiêu Nội dung môn học (module); Phương pháp dạy học; Tổ chức - - thực hiện chương trình; Thí điểm; Đánh giá; Điều chỉnh và sửa đổi.
CTĐT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, đồng thời các hoạt động của nhà trường đều xoay quanh việc thực hiện CTĐT đề ra từ cơ cấu bộ
máy đến việc tuyển chọn giáo viên, từ việc lập kế hoạch đào tạo đến các hoạt động khác như: thư viện, phòng đào tạo, quản lý học sinh, mối quan hệ giữa các bộ phận, mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở sử dụng nhân lực...
Như vậy nội dung CTĐT là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình đào tạo. Để quá trình đào tạo đạt chất lượng cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì yếu tố đầu tiên và cơ bản là cơ sở đào tạo phải xác định đúng mục tiêu cũng như nội dung CTĐT.