Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 73 - 79)

Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo TCCN ngành Điện Tự động hoá - Điện

2.2.1 Các yếu tố đầu vào

2.2.1.2 Chương trình đào tạo

Để xây dựng nội dung CTĐT nhà trường căn cứ vào chương trình khung TCCN của Bộ GD & ĐT, các văn bản dưới luật về xây dựng CTĐT, các tiêu chuẩn nghề và điều kiện của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và xây dựng chương trình giáo dục cụ thể đối với hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử.

Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng CTĐT hệ TCCN tại Trường THCĐ Nam

Định Luật giáo dục

Quy định về xây d ng ự Chương trình ào tđ ạo TCCN

(*)

Xin ý ki n doanh nghiế ệp

Các thành viên tham gia xây dựng CTĐT

Tham khảo chương trình của các trường có cùng chuyên

ngành và hệ đ ào tạo

Hội đồng ĐT phân tích đánh giá

Hiệu chỉnh - Hoàn thiện Thí đ ểi m thực hiện

Báo cáo để Bt ộGD&ĐT duyệ Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi

(*) Các quy định về xây dựng CTĐT hệ TCCN:

- Nghị định số 75/2006/NĐ CP ngày 02/8/2006 của Thủ tướng Chính - phủ nước CHXHCNVN.

- Quyết định số 29/2002/QĐ BGD&ĐT ngày 28/5/2002 của Bộ trưởng - Bộ GD&ĐT về qui chế thi, kiểm tra xét công nhận tốt nghiệp.

- Căn cứ QĐ số 21/2001/QĐ BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ trưởng - Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình khung giáo dục THCN.

- Căn cứ biên bản thẩm định ngày 7/2/2001 của Hội đồng thẩm định Chương trình khung giáo dục THCN.

Trường thành lập hội đồng xây dựng CTĐT được nêu trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thành viên tham gia xây dựng CTĐT hệ TCCN

TT Thành phần Số lượng (người) Ghi chú

1 Hiệu Trưởng 01

2 Hiệu phó 01

3 Chuyên gia 0

4 Phòng đào tạo 02

5 GV chuyên môn 03

6 Các trưởng khoa 03

7 Thư ký 01

Tổng 11

Bảng 2.7: Chương trình đào tạo hệ TCCN ngành Điện tự động hóa - Điện tử (Phụ lục 1)

TT Các môn học Số tiết

Lý thuyết Thực hành Tổng

1 Các môn chung 300 45 345

2 Các môn kỹ thuật cơ sở 375 375

3 Các môn chuyên ngành 225 225

4 Thực tập tay nghề & tốt

nghiệp 0 1260 1260

Tổng số 900 1305 2205

Trong quá trình xây dựng CTĐT hệ TCCN nhà trường đã triển khai thực hiện theo đúng quy trình đã lập. Tuy nhiên trong thành viên tham gia xây dựng CTĐT hệ TCCN chưa có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ quản lí (CBQL) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nên CTĐT chưa bám sát được nhu cầu của thực tế sản xuất, nói cách khác chưa đổi mới cơ bản phương pháp xây dựng CTĐT phù hợp nhu cầu thị trường lao động đây là điểm yếu mà trường cần khắc phục.

Nhà trường luôn chú trọng rà soát lại mục tiêu, nội dung CTĐT hệ TCCN theo hướng tinh giản lý thuyết, tăng kỹ năng thực hành, cập nhật tiến bộ khoa học công nghệ mới của từng ngành nghề đào tạo của trường theo hướng: Mục tiêu đào tạo phải sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội. Lược bỏ những nội dung không phù hợp, lạc hậu về công nghệ, bổ sung kiến thức khoa học công nghệ mới, sắp xếp lại quy trình đào tạo cho phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh. Tuy đã có bước phát triển song nhìn chung

CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá Điện tử còn nhiều hạn chế về cấu - trúc và nội dung, nên đã không theo kịp sự phát triển của xã hội:

- Đối với CTĐT chung trong nhà trường:

+ CTĐT được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, chủ yếu nhằm truyền đạt, cung cấp thông tin.

+ Trong CTĐT đã không có những chỉ dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập cũng như các điều kiện kèm theo để thực hiện tốt bài giảng theo mục tiêu đề ra.

+ Việc lập kế hoạch giảng dạy, biên soạn chương trình dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm.

+ Thiếu cơ sở lý luận khoa học của việc phát triển CTĐT.

+ Sự đổi mới nội dung chương trình chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ môn liên quan, thêm bớt nội dung mang tính cơ học và cảm tính.

+ Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm qua những lần đổi mới chương trình tiến hành chậm, dẫn đến nhiều nội dung cần bổ sung, điều chỉnh chậm hoặc không được thực hiện.

- Đối với CTĐT hệ TCCN chuyên ngành điện tự động hoá:

+ Kết cấu nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết, phần thực tập nghề còn hạn chế, dẫn đến còn khoảng cách khá xa giữa đào tạo trong nhà trường và thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề hiện nay.

+ Khối lượng kiến thức chuyên ngành còn quá ít, cơ sở thực hành nghề còn thiếu về trang thiết bị, cơ sở vật chất.

+ Chương trình được xây dựng chưa đảm bảo sự thống nhất với các trường bạn (đây là vấn đề chung của các trường) để đảm bảo tính liên thông giữa các bậc đào tạo.

Thông qua kết quả khảo sát ý kiến (Phụ lục 6) của CBQL nhà trường và đội ngũ giáo viên đều cho rằng mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung CTĐT so với nhu cầu thực tiễn gần ở mức khá, nhưng người lao động đánh giá ở mức trung bình được nêu trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung CTĐT so với nhu cầu thực tiễn (Điểm tối đa là 5)

Nội dung đánh giá

ý kiến cán bộ quản lí nhà

trường

ý kiến giáo viên

ý kiến lao động trình

độ TCCN

Kiến thức 4,17 3,79 3,29

Kỹ năng 3,75 3,45 3,16

Thái độ, tác phong NN 4,58 4,14 4,08

Tải trọng giữa lý thuyết và thực hành như sau:

+ Về lý thuyết: Thông qua kết quả khảo sát được nêu ở bảng 2.9 có khoảng 1/3 tổng số giáo viên (37,93%), CBQL của nhà trường (33,33%), học sinh TCCN đã tốt nghiệp (36,85%) và học sinh đang học tại trường (44,22%) cho rằng tải trọng các môn học lý thuyết là nặng. Do đó cần giảm bớt phần lý thuyết trong CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá Điện tử. Tuy nhiên - vẫn phải đảm bảo khối lượng kiến thức cần thiết cho kỹ thuật viên trình độ TCCN.

+ Về thực hành: Có nhiều ý kiến cho rằng tải trọng thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá Điện tử còn nhẹ (lao động trình độ - TCCN 26,32%; CBQL nhà trường 33,33%; giáo viên 27,59%; học sinh 34,01%) được nêu ở bảng 2. cần phải tăng cường thêm thực hành trong 9 CTĐT.

Bảng 2.9: ý kiến về tải trọng lý thuyết và thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử (Đơn vị tính %)

Đối tượng xin ý kiến

Tải trọng lý thuyết và thực hành

Lý thuyết Thực hành

Nhẹ Phù

hợp Nặng Nhẹ Phù

hợp Nặng ý kiến LĐ trình độ

TCCN 2,63 57,89 36,85 26,32 68,42 5,26

ý kiến CBQL trường 0,0 66,67 33,33 33,33 66,67 0,0 ý kiến giáo viên 3,45 58,62 37,93 27,59 65,51 6,9 ý kiến học sinh Kỹ thuật

viên TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử

6,12 49,66 44,22 34,01 65,99 0,0

Như vậy thông qua kết quả khảo sát cho thấy đa phần ý kiến cho rằng cần giảm thời lượng phần lý thuyết và tăng nội dung thời lượng cho phần thực hành trong CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử. Điều này cũng phù hợp với việc nâng cao năng lực thực hành cho người tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp.

Vì vậy cải tiến mục tiêu, nội dung CTĐT hệ TCCN ngành Điện tự động hoá - Điện tử là điều cấp bách nhằm xây dựng CTĐT đáp ứng các tiêu chuẩn nghề theo quy định của Bộ GD &ĐT đồng thời bám sát theo nhu cầu thực tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)