Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 83 - 86)

Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo TCCN ngành Điện Tự động hoá - Điện

2.2.2 C ác yếu tố quá trình

2.2.2.1 Phương pháp giảng dạy

Qua khảo sát thực tế phương pháp dạy học TCCN ngành Điện tự động hoá Điện tử đa số các giáo viên vẫn áp dụng những phương pháp dạy học truyền thống nặng về ghi chép. Các phương pháp giảng dạy hiện đại với định hướng tích cực hóa người học như: Phương pháp dự án, trắc nghiệm khách quan v.v… ít được các giáo viên sử dụng, làm cho hiệu quả giảng dạy và học tập chưa hiệu quả. Các phương pháp này chủ yếu thực hiện ở các bài hội giảng, khoảng cách giữa các giờ giảng thực tế với giờ hội giảng còn cách xa nhau.

Bảng 2.13: ý kiến của giáo viên về mức độ sử dụng phương pháp dạy học

TT Các phương pháp dạy học

Mức độ áp dụng (%) Chưa Đôi khi Thường

xuyên

1 Thuyết trình 0,0 20,69 79,31

2 Nêu vấn đề 10,34 51,72 37,94

3 Dạy học theo nhóm 27,59 41,38 31,03

4 Dạy học theo dự án 65,52 34,48 0,0

5 Trắc nghiệm khách quan 68,97 24,13 6,9

6 Tự nghiên cứu theo hướng dẫn của

giáo viên 10,34 72,42 17,24

7 Thực hành theo từng bài tại xưởng

trường 0,0 20,69 79,31

8 Thực hành theo năng lực hành nghề 20,69 68,97 10,34

9 Tham quan thực tế 31,03 48,28 20,69

10 Thực tập tại cơ sở sản xuất 3,45 20,69 75,86 Bảng2.14:ý kiến của học sinh về mức độ sử dụng phương pháp dạy học

TT Các phương pháp dạy học

Mức độ áp dụng (%) Chưa Đôi khi Thường

xuyên

1 Thuyết trình 2,72 9,52 87,76

2 Nêu vấn đề 26,53 55,1 18,37

3 Dạy học theo nhóm 20,41 55,78 23,81

4 Dạy học theo dự án 80,95 19,05 0,0

5 Trắc nghiệm khách quan 59,86 37,41 2,72

6 Tự nghiên cứu theo hướng dẫn của

giáo viên 3,4 35,37 61,22

7 Thực hành theo từng bài tại xưởng 0,0 20,41 79,59 8 Thực hành theo năng lực hành

nghề 51,7 39,46 8,84

9 Tham quan thực tế 25,85 51,02 23,13

10 Thực tập tại cơ sở sản xuất 9,52 72,79 17,69 Thông qua kết quả khảo sát cho thấy các giáo viên cũng như học sinh đều cho rằng: đa số các phương pháp dạy học đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên một số phương pháp như: Dạy học theo dự án, thực hành theo năng lực hành nghề, trắc nghiệm khách quan còn chưa được áp dụng nhiều, trong khi đó các phương pháp này phát huy hiệu quả trong lĩnh vực dạy nghề. Hiện nay trong kiểm tra đánh giá chủ yếu kiểm tra viết hoặc một số môn học tổ chức thi vấn đáp, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá áp dụng rất ít, nên để đánh giá một cách khách quan, chính xác kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Việc sử dụng công nghệ dạy học mới áp dụng đa phương tiện trong giảng dạy hầu như chưa được sử dụng trong các giờ giảng hàng ngày. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp kiểm tra đánh giá nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2.2.2 Quản lí đào tạo.

Nhà trường luôn chú ý tăng cường kỉ cương trong hoạt động dạy và học, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên và đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển sinh, thi hết môn, thi tốt nghiệp, thu học phí, học bổng, cấp phát văn bằng chứng chỉ, chế

độ dạy thêm giờ, phụ cấp ưu đãi giáo viên, v.v... Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kì, giao ban.

Hàng năm nhà trường đều tổ chức Đại hội công nhân viên chức, công khai các chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên. Thực hiện quy chế dân chủ và giải quyết khiếu nại, thực hiện đánh giá công chức hàng năm. Do đó giải quyết tốt các vấn đề về tư tưởng trong cán bộ công nhân viên chức, tạo không khí phấn khởi đoàn kết, kỉ cương, trách nhiệm trong nhà trường. Để từng bước mở rộng quy mô, giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường luôn phấn đấu:

- Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện tốt quá trình đào tạo theo đúng kế hoạch đặt ra.

- Tăng cường hoạt động thực tiễn của giáo viên chủ nhiệm thông qua các hoạt động phong trào và tự quản của học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc công tác giao ban đào tạo và phân tích chất lượng đào tạo hàng tháng trước toàn thể Hội đồng Đào tạo.

- Tổ chức tốt quá trình học tập, thực tập của học sinh, gắn học tập với thực tiễn sản xuất thông qua bố trí cho học sinh đi thực tập và tham quan sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)