Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên
2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo TCCN ngành Điện Tự động hoá - Điện
2.2.4 Điều tra khảo sát
2.2.4.1 Sự hài lòng của doanh nghiệp.
Việc đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay chủ yếu do cơ sở đào tạo tự thực hiện, các yếu tố chủ quan khiến cho việc tự đánh giá chất lượng nhiều khi không chính xác. Trong khi đó, giữa CTĐT của các trường và yêu cầu của các doanh nghiệp luôn có những bất cập do yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp ngày càng cao. Do các doanh nghiệp luôn có xu hướng áp dụng các thiết bị công nghệ mới nhất để giảm giá thành, tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong khi các trường thường cập nhật chậm về kỹ thuật công nghệ, chậm đổi mới CTĐT nên các học sinh tốt nghiệp chỉ đáp ứng được đòi hỏi về các kiến thức cơ bản của doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi tuyển lao động thường phải mất thời gian và kinh phí để đào tạo lại cho thích ứng với yêu cầu công việc.
Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo dựa trên sự đánh giá của người sử dụng lao động sẽ có ý nghĩa khách quan hơn, đồng thời phương pháp này cũng cung cấp được các thông tin mà cơ sở đào tạo cần.
Để đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với học sinh tốt nghiệp TCCN Điện tự động hóa - Điện tử của Trường THCĐ Nam Định, tác giả đã gửi 20 phiếu điều tra đến các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có học sinh tốt nghiệp TCCN Điện tự động hóa - Điện tử (Phụ lục 7), nhận lại 19 phiếu (tỷ lệ phúc đáp phiếu điều tra là 95%).
Qua kết quả điều tra (Phụ lục 6) đa số các doanh nghiệp hiện nay đang thiếu một số lượng lớn lao động có trình độ TCCN (52,63%) khi tuyển dụng lao động chủ yếu thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Trong quá trình tuyển mới lao động TCCN các doanh nghiệp đều quan tâm chủ yếu đến các yếu tố kỹ năng thực hành, kiến thức lý thuyết công nghệ và thái độ tác phong nghề nghiệp. Do đối tượng tuyển là học sinh tốt nghiệp TCCN nên vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm là khả năng thực hành của lao động, tiếp theo đó mới đến kiến thức chuyên môn. hiều doanh nghiệp cho rằng do đặc thù N của lao động có trình độ TCCN nên đa phần lao động phải làm việc với cường độ cao, nặng nhọc, làm việc ở những nơi có môi trường không thuận lợi và thường xuyên phải làm ca kíp, tăng giờ làm nên sức khoẻ và tác phong nghề nghiệp của người lao động được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Đánh giá thực trạng học sinh tốt nghiệp được thực hiện với các câu hỏi có thang điểm 5 với mức độ tăng dần từ 1 đến 5.
Bảng 2.19: Đánh giá thực trạng học sinh tốt nghiệp TCCN Điện tự động hóa - Điện tử.
TT Các mặt chất lượng của trình độ TCCN Mức độ chất lượng nhân lực
4.1 Về kiến thức 3,16
4.2 Về kỹ năng, tay nghề 2,89
4.3 Về thái độ, tác phong nghề nghiệp 3,42
4.4 Kinh nghiệm công tác 2,63
4.5 Chủ động sáng tạo 2,37
4.6 Nơi đào tạo 3,42
4.7 Khả năng làm việc theo nhóm 2,89
4.8 Kỷ luật lao động và trách nhiệm trong công việc 3,42 4.9 Khả năng làm việc cường độ cao, sức khỏe 3,95
Qua kết quả thống kê, nhận thấy kiến thức về chuyên môn và kỹ năng thực hành của học sinh được các doanh nghiệp đánh giá cao. Học sinh tốt nghiệp có kỷ luật và trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên cần chú ý đến khả năng chủ động sáng tạo trong công việc cũng như trình độ ngoại ngữ và vi tính của học sinh chưa được đánh giá cao. Tuy không có yêu cầu cao nhưng nắm vững ngoại ngữ và vi tính giúp học sinh có thể nghiên cứu được các hướng dẫn vận hành, các tài liệu chuyên môn và có khả năng phát triển nghề nghiệp của mình.
2.2.4.2 Khảo sát sự đánh giá của học sinh về chất luợng đào tạo.
Khảo sát sự đánh giá của học sinh về chất lượng đào tạo cũng là một biện pháp giúp nhà trường có thể kiểm tra lại tính chính xác của các đánh giá khác về chất lượng đào tạo. Qua đó có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo. Để đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về mức độ đào tạo, tác giả đã sử dụng các phiếu khảo sát ý kiến học sinh về chất lượng đào tạo theo các mặt:
- Học tập và giảng dạy.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Thư viện.
- Đời sống văn hóa tinh thần và các dịch vụ phục vụ học sinh.
- Đánh giá chung của học sinh về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Học sinh đánh giá mức độ hài lòng của họ thông qua việc cho biết ý kiến của mình về các lĩnh vực được hỏi theo thang điểm 5 mức với mức độ lớn dần từ 1 đến 5. Để việc trả lời của học sinh được khách quan, phiếu khảo sát không yêu cầu học sinh ghi họ tên, câu hỏi không quá khó và chú ý đi đúng vào các vấn đề học sinh quan tâm.
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát ý kiến về các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạocủa học sinh (Phụ lục 6).
TT Quá trình Đào tạo Mức độ đạt
được 5.1 Nội dung kiến thức được truyền đạt trong các buổi học. 3,33 5.2 Trình tự sắp xếp các môn học có phù hợp , logic. 3,10
5.3 Trình độ giáo viên. 3,03
5.4 Thực tập tại các doanh nghiệp 3,98
5.5 Môi trường khuyến khích học sinh học tập và nghiên cứu khoa học.
2,96
5.6 Tài liệu tham khảo cho các môn học 3,10
5.7 Chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học.
3,16
5.8 Số lượng và sự cập nhật thường xuyên tài liệu, sách báo của thư viện.
2,35
5.9 Chất lượng phục vụ của thư viện 3,20
5.10 Các dịch vụ phục vụ sinh viên (căng tin, dịch vụ bưu điện, chỗ gửi xe, …) của trường.
2,79
5.11 Hoạt động sinh hoạt tập thể của học sinh 2,69
5.12 Thông tin kinh tế xã hội do trường cung cấp- 2,86 5.13 Nhận xét về chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay 2,99
Qua số liệu thống kê, đa số học sinh cho rằng chất lượng đời sống văn hóa tinh thần và các dịch vụ cho người học của trường chưa đạt yêu cầu, điều này làm ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài ra, có tới 46,94% số học sinh nhận xét rằng số lượng và sự cập nhật thường xuyên tài liệu, sách báo của thư viện chưa đạt yêu cầu, mặc dù 61,9% số học sinh cho biết họ có ý thức tìm thêm tài liệu tham khảo cho môn học của mình. Đây là điều lãnh đạo nhà trường cần quan tâm để giải quyết.
Việc khảo sát đối với học sinh còn thu được những thông tin đáng lưu ý như sau: Sinh viên đề nghị được tiếp xúc với các thiết bị thực hành, thiết bị thí nghiệm hiện đại và tham quan thực tiễn nhiều hơn nữa để có thể trang bị cho mình tay nghề thực hành tốt; Nhà trường cần lưu ý hơn đến công tác văn hóa phục vụ học sinh cũng như các dịch vụ công cộng như nhà ăn, dịch vụ bưu điện; Tổ chức nhiều hơn các hoạt động xã hội trong sinh viên để giúp họ năng động, mạnh dạn hơn, nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế xã hội. Đây - là những thông tin rất hữu ích cho nhà trường.