Khái quát về trường THCĐ Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 61 - 67)

Chương 2 Phân tích, đánh giá Thực trạng công tác đào tạo Kỹ thuật viên

2.1 Khái quát về trường THCĐ Nam Định

Trường THCĐ Nam Định tiền thân là trường Cơ khí địa phương thành lập từ năm 1961. Sau nhiều lần đổi tên hiện nay trường mang tên trường

Trung học Cơ- Điện Nam Định, tại xã Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Trường đào tạo hai hệ chính quy đó là hệ TCCN, hệ Công nhân kỹ thuật (CNKT) và Văn hoá nghề, ngoài ra còn đào tạo hệ ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho các cơ quan xí nghiệp.

Hiện nay trường có:

- Cán bộ công nhân viên tổng số: 92 người (Trong đó nữ 34) + Giáo viên giảng dạy 69 người.

+ Đảng bộ có 27 Đảng viên.

- Học sinh:

Tổng số học sinh toàn trường là: 1532 học sinh trong đó:

+ Hệ TCCN: 773 học sinh ( Tại cơ sở liên kết đào tạo 182 học sinh)

+ Hệ CNKT : 134 học sinh

+ Hệ Văn hoá nghề: 625 học sinh - Cơ cấu ngành nghề:

+ Hệ TCCN: Các ngành đào tạo: Điện tự động hoá - Điện tử, Sửa chữa Ôtô - Máy kéo, Cắt gọt kim loại, Hàn. Địa điểm đào tạo tại trường và các địa điểm liên kết đào tạo tại Hà Nội.

+ Hệ CNKT: Các nghề đào tạo: Sửa chữa điện xí nghiệp, Sửa chữa Ôtô - Máy nổ, Hàn, Tiện, Nguội sửa chữa, May công nghiệp. Địa điểm đào tạo tại trường.

+ Hệ văn hoá - nghề: Liên kết đào tạo với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Trần hú thành phố P Nam Định.

+ Hệ dạy nghề ngắn hạn: Các nghề đào tạo: Sửa chữa điện xí nghiệp, Sửa chữa xe máy, Hàn. Địa điểm đào tạo tại trường.

Cơ cấu tổ chức của trường THCĐ Nam Định bao gồm:

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 2 hiệu phó - Các tổ chức đoàn thể

- Các Hội đồng

- Các phòng, khoa chức năng:

+ Phòng tổ chức hành chính + Phòng tài chính kế toán

+ Phòng Kỹ thuật lao động sản xuất + Phòng đào tạo

+ Phòng công tác học sinh sinh viên- + Khoa Điện

+ Khoa Cơ khí & Cắt may + Khoa Ôtô

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường như sơ đồ 2.1:

Hiệu phó (Phụ trách ào tĐ ạo)

Phòng Đào tạo Phòng KTLn xuĐả sất

Khoa Cơắ– Ckhí t may

Khoa n Đệi Phòng Tổứ chc- Hành chính

Các lớp học sinh

Hi u tr ng ưở

Phòng Công tác HS Khoa Ôtô Phòng Tài chính- Kếtoán

Hiệu phó

(Phụ trách Hành chính)

Các toàn thổ chc ứĐể

Các hội đồng

S ơ đồ 2.1: S c cơ đồ ơ ấu tổchức Trường THC Đ Nam Định

Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chính trong quản lí toàn bộ các mặt hoạt động của trường. Tự chủ và chịu trách nhiệm theo quyết định bổ nhiệm và các qui định của pháp luật.

Xây dựng chiến lược phát triển, các chủ trương, chương trình công tác đồng thời tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu đặt ra. Tổ chức và lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, quản lí cán bộ, học sinh hoàn thành nhiệm vụ nhà trường được giao.

Thực hiện chế độ hội họp đúng định kì: Họp giao ban, tổ chức Đại hội công nhân viên chức hàng năm. Tổ chức các phong trào thi đua, văn hóa, thể dục thể thao, chấp hành pháp luật, bảo vệ an ninh trật tự.

Thực hiện công khai tài chính, công khai các quyền lợi, chế độ chính sách và đánh giá định kì đối với cán bộ công nhân viên chức, học sinh.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường. Đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng vì nếu thực hiện tốt nguyên tắc trên, sẽ phát huy được tinh thần độc lập tự chủ của mỗi cá nhân trong nhà trường, khuyến khích họ phấn đấu trong công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra, quyết định việc khen thưởng và xử lí kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên chức, học sinh.

Chủ tài khoản, trực tiếp phụ trách quản lí toàn bộ công tác tài chính của nhà trường.

Quyền hạn và trách nhiệm của phó Hiệu trưởng:

Phó Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng đề nghị với UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm có nhiệm vụ hỗ trợ Hiệu trưởng trong công tác quản lí, thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ cũng như kết quả đã thực hiện.

Phó Hiệu trưởng thường trực được Hiệu trưởng ủy quyền thay mặt Hiệu trưởng điều hành công tác chung khi Hiệu trưởng vắng mặt.

Phó Hiệu trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc lãnh đạo cũng như giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực mình phụ trách.

Quyền hạn và trách nhiệm của các Khoa, Phòng:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên trách.

Đối với đội ngũ giáo viên, nhà trường giao cho Phòng Đào tạo và các Khoa phụ trách.

- Các Khoa: Quản lí về mặt chuyên môn, quá trình tổ chức giảng dạy thuộc lĩnh vực được giao.

- Phòng Đào tạo: Lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức quản lí học tập của học sinh theo đúng kế hoạch đã định và thực hiện đúng quy chế, quy định.

- Phòng công tác học sinh sinh viên: Quản lí học sinh trong các hoạt động học tập, văn hóa tinh thần.

Đối với cán bộ công nhân viên, Trường giao cho lãnh đạo các đơn vị trực tiếp quản lí và chịu trách nhiệm.

Mối quan hệ giữa các bộ phận:

- Tiến hành họp giao ban hàng tuần giữa Ban Giám hiệu với Trưởng, Phó các phòng khoa.

- Các phòng, Khoa, tổ môn hàng tuần họp triển khai công tác tuần.

Cơ cấu quản lí như trên giúp Ban Giám hiệu có thể bao quát được mọi hoạt động của nhà trường, nắm được thực trạng của các hoạt động của nhà

trường để có thể điều chỉnh khi cần thiết, giữa các bộ phận đã có sự trao đổi thông tin hàng tuần nhằm phối hợp các hoạt động có hiệu quả nhất.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùng các thế hệ học sinh luôn quyết tâm tổ chức tốt phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến xuất sắc, nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo của Đảng và Nhà nước giao cho. Trường đã đào tạo được hơn 20 ngàn cán bộ kỹ thuật viên trung cấp, công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao có đủ phẩm chất và năng lực đang phục vụ ở các nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp và các thành phần kinh tế trong cả nước. Rất nhiều học sinh của nhà trường đã phấn đấu trở thành kỹ thuật viên giỏi, những cán bộ quản lí, cán bộ lãnh đạo chủ chốt, công nhân kỹ thuật bậc cao có uy tín và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ sở sản xuất. Để ghi nhận sự đóng góp của nhà trường đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong 45 năm qua trường được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

Nhiệm vụ chủ yếu của Trường hiện nay là:

- Đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật các ngành nghề: Cơ khí, Điện Tự động hóa Điện tử, May công nghiệp, phục vụ - sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật cơ điện và quản lí điều hành của các xí nghiệp, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nâng bậc cho công nhân cơ điện theo- kế hoạch và yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)