Quản lý chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 28 - 33)

Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo, nhà quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt và có vai trò quan trọng. Nhà quản lý giáo dục và cơ quan giáo dục đều có trách nhiệm tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm giáo dục. Trong giáo dục, người ta càng ngày nhận ra chất lượng quyết định sự thắng lợi, kém chất lượng đồng nghĩa với sự thất bại. Rất nhiều chỉ số xác định chất lượng trong trường học đã được đưa vào trong quản lý [13, tr25]. Vấn đề chất lượng giáo dục được đặt ra trong mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ (sinh viên, phụ huynh, người sử dụng lao động); Người cung cấp dịch vụ (đội ngũ giáo viên, các nhà quản lí); và chính phủ cũng như xã hội nói chung.

Việc quản lí chất lượng giáo dục còn có ý nghĩa công khai hóa trách nhiệm của cơ sở đào tạo đối với xã hội. Từ đó giúp họ nâng cao được chất lượng đào tạo và cho phép các cơ quan bên ngoài đánh giá hiệu quả và kết quả đào tạo của cơ sở đó như sơ đồ 1.3.

C s ơ ở đào tạo (Giáo viên, quản lí, ...) Chính ph , toàn b xã hủ ội

Khách hàng:

(Học viên, doanh nghiệp, v.v...)

S ơ đồ 1.3: Mối quan hệ ươ t ng hỗ trong giáo dục [ ]17

Cơ sở đào tạo (giáo viên, đội ngũ quản lí, đội ngũ cán bộ phục vụ) phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, những người sử dụng lao động và nhiều khi là những người trực tiếp trả tiền cho các dịch vụ đó. Cơ sở đào tạo còn chịu trách nhiệm trước Chính phủ (có vai trò định hướng sự phát triển của nền giáo dục và cũng là nguồn cung cấp tài chính lớn nhất cho giáo dục). Chính phủ có vai trò như một khách hàng nhưng cũng có vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ (nhà trường và học sinh).

1.2.1 Phương thức quản lý chất lượng.

Việc quản lý chất lượng giáo dục có những đặc trưng riêng, khác với các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại hình dịch vụ hàng hoá. Từ các yếu tố đầu vào (Cơ sở vật chất, chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, học sinh) đến các hoạt động dạy - học… đặc biệt là sản phẩm của đào tạo là sản phẩm đặc biệt đó là “nhân cách con người”. Nên sản phẩm của đào tạo là không có phế phẩm, vì vậy công tác quản lý chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đào tạo.

Quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động (Từ khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế CTĐT đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo) [6, tr49]. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nói chung cũng như lĩnh vực đào tạo đã áp dụng nhiều phương thức quản lý chất lượng. ở nước ta hiện nay có một số nghiên cứu và ứng dụng ISO & TQM trong kiểm định và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề [6, tr39]. Việc lựa chọn mô hình quản lý chất lượng phụ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở đào tạo, năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường.

1.2.2 Hệ thốngquản lý chất lượng.

Trong thực tế, các nhà quản lí giáo dục đã nghiên cứu và sử dụng hai mô hình quản lí chất lượng giáo dục phổ biến là:

- Mô hình BS 5750/ISO 9000.

- Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM).

1.2.2.1 Mô hình BS 5750 / ISO 9000.

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà quản lí giáo dục bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn quản lí chất lượng BS 5750 của Anh vào quản lí chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Trong tiêu chuẩn BS 5750 có một phần dành để áp dụng cho các tổ chức khác nhau trong đó có các cơ sở giáo dục. Mô hình BS 5750 / ISO 9000 được xem như sự thừa nhận chất lượng của nhiều bên. Do đó chúng có giá trị đối với bên ngoài và được thừa nhận từ bên ngoài:

- Sự tự đánh giá chất lượng bằng tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất, dịch vụ.

- Sự đánh giá chất lượng của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp bằng tiêu chuẩn của riêng họ.

- Sự đánh giá chất lượng của một tổ chức hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc gia với đội ngũ các nhà đánh giá chuyên nghiệp.

Mô hình BS 5750/ ISO 9000 là một hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đảm bảo mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu ra "phù hợp với mục đích". Đưa ra kỉ luật nghiêm ngặt đối với người sử dụng, đồng thời đòi hỏi đầu tư nhiều về nhân lực và thời gian. Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ quy trình một cách nghiêm túc.

Do mô hình BS 5750/ ISO 9000 có nguồn gốc từ lĩnh vực sản xuất hàng hóa nên khi áp dụng vào giáo dục, có những nhược điểm sau:

- Giáo dục và đào tạo có bản chất giống với công nghiệp cung ứng dịch vụ hơn là một quy trình sản xuất.

- Một trong những quan điểm cơ sở của BS 5750/ ISO 9000 là hệ thống chất lượng phải có khả năng tạo ra các sản phẩm nhất quán. Nhưng điều này khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục bởi vì chất lượng học sinh ra trường không bao giờ đồng đều do các tác động qua lại của học sinh với môi trường xã hội và học tập. Động cơ, năng lực và thái độ học tập của họ cũng khác nhau.

1.2.2.2 Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total quality management).

TQM được định nghĩa như sau: “Quản lý chất lượng tổng thể là cách quản lý của một tổ chức tập chung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” (TCVN).

Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng liên tục nhằm thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Chữ tổng thể (toàn diện) ở đây có nghĩa là:

Huy động toàn bộ các nhân viên, lập kế hoạch chất lượng và kiểm soát toàn diện, chất lượng bao gồm cả các loại dịch vụ đối với khách hàng, khách hàng bao gồm cả khách hàng nội bộ công ty.

Đặc trưng của mô hình TQM là nó không áp đặt một cách cứng nhắc cho bất cứ cơ sở giáo dục nào. Triết lí của TQM là tất cả mọi người bất kì ở cương vị nào, vào bất kì thời điểm nào cũng đều là người quản lí chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Trong mô hình quản lí chất lượng tổng thể, khách hàng trong giáo dục và đào tạo được định nghĩa như bảng 1.1:

Bảng 1.1: Khách hàng trong giáo dục và đào tạo.

Giáo dục = Dịch vụ

Người học = Khách hàng bên ngoài đầu tiên (đối

tượng thụ hưởng)

Phụ huynh học sinh = Khách hàng bên ngoài thứ hai Nhà quản lí, sử dụng lao động = Khách hàng bên ngoài

Thị trường lao động, xã hội = Khách hàng bên ngoài Giáo viên, cán bộ phục vụ = Khách hàng bên trong

Điều quan trọng là phải dung hòa được các nhu cầu khác nhau của các loại khách hàng. TQM giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các loại khách hàng bằng cách công nhận sự tồn tại của chúng và xem xét cốt lõi của vấn đề với các bên liên quan. Trong giáo dục, điều quan trọng là phải luôn đặt người học ở vị trí trung tâm trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, không đặt nặng vấn đề kinh doanh vì lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng không được xem nhẹ lợi ích của các khách hàng khác.

TQM bao hàm ý nghĩa là mọi người trong cơ sở đào tạo, dù ở cương vị, chức vụ nào cũng đều là người quản lí nhiệm vụ của bản thân mình trong mọi quá trình cải tiến liên tục với từng dự án nhỏ kế thừa, tích lũy nhau với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhất.

Thực chất của TQM là: Cải tiến liên tục, cải tiến từng bước và luôn hướng tới khách hàng.

Như vậy áp dụng mô hình quản lý TQM sẽ giúp cho quá trình quản lý đào tạo được hoàn thiện “làm đúng ngay từ đầu” để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên ứu nâng cao chất lượng đào tạo kĩ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp ngành điện tự động hoá điện tử tại trường trung học cơ điện nam định (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)