1.Kiến thức: - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
2.Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ: Yêu thích khoa học và môn học II.Chuẩn bị:
GV: -Hoá cụ: 1 ống nghiệm, 2 cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, bình nước, bông gòn, nút cao su, tấm kính, ống nhỏ giọt
-Hoá chất: Giấy quỳ, dd NH3, dd KMnO4.
HS: Nghiên cứu nội dung bài TH
III. Phương pháp: Thí nghiệm thực hành IV.Hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Tiểu kết
HĐ1: Tiến hành thí nghiệm
Mục tiêu: Biết được sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí. Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím trong nước.
Phương pháp: Thí nghiệm thực hành 35’ GV hướng dẫn nhiệm vụ số 1 và
giải thích: Ta phải thử trước để thấy amoniac làm giấy quỳ tím (ẩm) xanh.
GV hướng dẫn tiếp các nhiệm vụ theo thứ tự.
GV theo dõi các nhóm làm thí nghiệm và ghi điểm kết quả thí nghiệm.
GV chuyển sang thí nghiệm 2:
Phương pháp hướng dẫn như thí nghiệm 1.
HS: Quan sát hướng đẫn của Gv
HS thực hiện theo hướng dẫn.
HS: Thực hành xong báo cáo kết quả
HS: Quan sát hướng đẫn của Gv
I. Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm 1: Sự khuếch tán của amoniac
Số 1: Dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dd NH3 rồi chấm vào giấy quỳ tím đặt trên tấm kính (để thử trước).
Số 2: Lấy 1 ống nghiêm, thử nút cao su xem thử có vừa miệng ống nghiệm, cho vào đáy ống nghiệm 1 đoạn giấy quỳ tím tẩm nước.
Số 3: Lấy bông gòn thấm ướt dung dịch amoniac để vào ống nghiệm (số 2 đã Chuẩn Bị) chỗ gần miệng ống nghiệm, đậy nút cao su vào. Quan sát hiện tượng đổi màu của giấy quỳ.
Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của kali pemanganat.
Số 1: Cho nước vào 1/3 cốc thuỷ tinh.
GV hướng dẫn nhiệm vụ số 1 và giải thích:
GV hướng dẫn tiếp các nhiệm vụ theo thứ tự.
GV theo dõi các nhóm làm thí nghiệm và ghi điểm kết quả thí nghiệm.
HS thực hiện theo hướng dẫn.
HS: Thực hành xong báo cáo kết quả
Số 2: Dùng ống nhỏ giọt lấy dd thuốc tím cho vào một cốc thuỷ tinh khác
Số 3: Dùng đũa thuỷ tinh cắm sâu trong cốc nước, rót dd thuốc tím theo đũa vào nước.
Chú ý: Phải rót từ từ. Quan sát ranh giới giữa dd thuốc tím ở dưới và nước ở trên?
Hoạt động 2: Tường trình
Mục tiêu: Nắm vững lại kiến thức đã thực hành, nhận định lại kiến thức về sự khuếch tán Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.
7’ 1. Sự khuyếch tán là gì?
2. Khoảng cách giữa các phân tử ở trạng thái rắn, lỏng, khí như thế nào.
3. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 1? Giải thích?
Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 2? Giải thích?
HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của Gv nêu ra
Hoạt động 3: Cuối tiết thực hành.
GV: Nhắc nhở HS Đem các dụng cụ đã sử dụng đi rửa. Sắp xếp lại hoá cụ, hoá chất cho ngay ngắn.
Làm vệ sinh bàn thí nghiệm.
GV: nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành.
HS: Rửa dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng TH
HS: Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...
...
---ca&bd--- Tuần 6
Tiết 11 Bài 8. BÀI LUYỆN TẬP 1
NS: 16/9/2011 ND: 19/9/2011
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh ôn lại một số khái niệm cơ bản của hoá học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học.
- Thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm: nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất và phân tử. Nắm chắc nội dung các khái niệm này.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp. Từ sơ đồ nguyên tử nêu được thành phần cấu tạo.
3.Thái đô:
- Yêu thích khoa học và môn học. Tích cực, tìm tòi.
II.Chuẩn bị:
GV: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm hoá học (trang 29 SGK).
HS: Nghiên cứu nội dung trong sgk
III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm IV.Hoạt động dạy học:
TG Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Tiểu kết
Hoạt động1: Ổn định - vào bài mới 2’ GV: Kiểm tra sĩ số lớp
Gv: Chúng ta đã nghiên cứu về các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất và phân tử và giữa chúng có mối quan hệ với nhau để có thể củng cố cho chung ta các khái niệm này cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng thi tiết hôm nay chúng ta sẽ vào bài: Bài luyện tập 1
HS: Báo cáo
HS: Nhận TT của GV