KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(tt) NS: 10/02/2012

Một phần của tài liệu Giao an Hoa hoc 8 4 cot (Trang 112 - 115)

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Biết được:

+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

+ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

+ Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt đám cháy.

3/ Thái độ: HS hiểu và có ý thức giữ chi bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.

II.Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu trước bài dạy, bảng phụ HS: Nghiên cứu nội dung bài học

III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm IV.Hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Tiểu kết

Hoạt động 1: Ổn định-Kiểm tra bài củ 8 GV: Kiểm tra sĩ số lớp

Gv: Kiểm tra bài củ

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Hãy cho biết thành phần theo thể tích của không khí?

-Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS GV: Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về thành phần theo thể tích của không khí. Khi nói đến không khí, không thể bỏ qua sự cháy và sự oxi hoá chậm, đó là hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi. Sự cháy và sự oxi hoá chậm là gì? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu.

HS: Báo cáo

HS1: Trả lời lí thuyết HS2: Nhận xét

HS: Nhận thông tin của

Gv Bài 28. KHÔNG

KHÍ – SỰ CHÁY(tt)

Hoạt động 2: II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm

Mục tiêu: Biết được sự cháy và sự oxi hoá chậm. So sánh được sự cháy và sự oxi hoá chậm.

Điiêù kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy.

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

25

GV: Trong tác dụng với oxi của đơn chất (Fe, S,...) hay hợp chất (cồn 90o) khi đốt cháy chất này, có hiện tượng gì?

GV: Người ta gọi đó là sự cháy.

Vậy sự cháy là gì?

GV: - Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?

- Tại sao các cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí?

GV: Nhận xét và hoàn chỉnh

GV: Yêu cầu HS đọc SGK về sự cháy (II.1).

GV: Các đồ vật bằng gang, thép để lâu ngày bị gỉ, chúng ta đang hô hấp bằng không khí. Các hiện tượng đó là sự oxi hoá chậm.

Vậy sự oxi hoá chậm là gì?

GV: Sự cháy và sự oxi hoá chậm có gì giống và khác nhau?

GV: Nhận xét và kết luận.

GV: Ở những khu rừng có nhiều lá khô vào mùa hè thường xãy ra các hiện tượng tự cháy rừng, đó là sự tự bốc cháy? Thế nào là sự tự bốc cháy?

GV: Các em hãy tìm hiểu trong SGK và trả lời câu hỏi:

Điều kiện phát sinh sự cháy là gì?

Biện pháp nào để dập tắt sự cháy:

Có bắt buộc phải thực hiện cả hai biện pháp cùng lúc không?

HS: Trả lời cá nhân

HS đọc SGK và nêu định nghĩa sự cháy

HS: Thảo luận trả lời HS: Trả lời

HS: Thực hiện theo lệnh

HS: Trả lời cá nhân

HS nhóm trao đổi và phát biểu.

HS: Trả lời

HS: Đọc sgk trả lời HS: Lấy ví dụ về sự tự bốc cháy

HS nhóm trao đổi và phát biểu. Sau đó HS đọc SGK phần II.3

HS: Trả lời cá nhân

II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm

1. Sự cháy: Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

2. Sự oxi hoá chậm: Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

- Ở điều kiện nhất định sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

3. Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy:

Điều kiện:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải cung cấp đủ oxi chợ cháy.

Biện pháp:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với

oxi.

Hoạt Động 3: Cũng cố - Vận dụng – dặn dò 12 -Đọc phần kết luận chung SGK

-Đọc phần đọc thêm/SGK GV: Cho HS làm BT 3,6/sgk

GV: Nhận xét và hoàn chỉnh GV: Dặn dò HS

1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK

2.Bài sắp học: BÀI LUYỆN TẬP 5 GV: Nhận xét giờ học của HS

HS: Thực hiện theo lệnh HS: Thảo luận nhóm làm BT

HS: Các nhóm báo cáo HS: Các nhóm khác nhận xét

HS: Nhận TT dặn dò của GV

HS: Rút kinh nghiệm

Bài tập:

3. vì trong không khí diện tích tiếp xúc của chất cháy với phân tử khí oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitow nên nhiệt độ đạt thấp hơn.

6. vì xăng dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt nước làm cho đám cháy lan rộng hơn.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...

...

---ca&bd---

Tuần 24 Tiết 44

Một phần của tài liệu Giao an Hoa hoc 8 4 cot (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w