ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC NS: 12/4/2012

Một phần của tài liệu Giao an Hoa hoc 8 4 cot (Trang 163 - 167)

1/ Kiến thức:

+ Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.

+ Hiểu được độ tan của một chất trong nước là gì?.Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.

2/ Kỹ năng:

+ Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.

+ Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.

+ Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.

3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm.

II.Chuẩn bị:

GV: Nghiên cứu trước bài dạy, Hình 6.5 trang 140 SGK: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn. Hình 6.6 trang 141 SGK: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí.

Hoá cụ: Bình nước, 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, phễu lọc, 2 tờ giấy lọc, 2 tấm kính, đèn cồn, diêm, kẹp gắp, ống nhỏ giọt, thìa lấy hoá chất rắn.

Hoá chất: Canxi cácbonat, natri clorua.

HS: Nghiên cứu nội dung bài học

III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm IV.Hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Tiểu kết

Hoạt động1: Ổn định-Kiểm tra bài củ 8 GV: Kiểm tra sĩ số lớp

Gv: Kiểm tra bài củ

1/ Dung môi, chất tan, dung dịch là gì? Ví dụ minh hoạ?

2/ Dung dịch bão hoà, dung dịch chư bão hoà? Ví dụ minh hoạ?

GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS GV: Giới thiệu bài mới như sgk Các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất.

HS: Báo cáo HS1: Trả lời câu 1

Dung môi: là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan: là chất bị hoà tan trong dung môi.

Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

HS2: Trả lời câu 2

-Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

-Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

HS3,4: Nhận xét

Bài 41. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG

NƯỚC

Hoạt động 2: I. Chất tan và chất không tan Mục tiêu: Biết được tính tan của một số chất axit, bazơ, muối.

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

15 GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1.

GV: Hãy nêu nhận xét về tính tan của canxi cacbonat trong nước?

GV: Nhận xét và kết luận.

HS thực hiện thí nghiệm 1.

Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.

I. Chất tan và chất không tan

1. Thí nghiệm về tính tan của chất.

- Có chất tan, coá chất

GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 (SGK)  nêu nhận xét về tính tan của natri clorua trong nước?

GV: Qua 2 thí nghiệm , ta kết luận được điều gì?

GV: Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước thế nào?

GV: Để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối trang 156 SGK.

Hoạt động 3:

GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng bảng tính tan.

- Hãy nêu nhận xét về tính tan trong nước của axit, bazơ, muối?

- Hãy nêu nhận xét về tính tan trong nước của muối nitrat?

- Trong các muối sunfat, clorua, có muối nào không tan?

Cho ví dụ về hợp chất bazơ tan và không tan trong nước?

GV yêu cầu HS đọc tính tan của các hợp chất trong nước (trang 140 SGK)

HS thực hiện thí nghiệm 2.

Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.

HS nhóm trả lời và đọc SGK: ta nhận thấy ....

(trang 139 SGK)

HS nhóm thảo luận và phát biểu.

HS trao đổi và trả lời.

HS nhóm trao đổi và nêu tên các muối và cho ví dụ về bazơ.

HS thực hiện theo lệnh.

không tan trong nước.

Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước.

2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối

- Hầu hết axit đều tan ( trừ H2SiO3)

- Đa số bazơ không tan ( trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ba(OH)2

- Muối: - Muối Na, K, nitrat, clorua đều tan + Đa số các muối cacbo nat, sunfat ... không tan

Hoạt động 3: II. Độ tan của một chất trong nước

Mục tiêu: Biết được định nghĩa độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

12 GV: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi ở một nhiệt độ nào đó, người ta dùng độ tan.

GV: Yêu cầu 3 HS đọc định nghĩa độ tan trong SGK.

GV: Khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước cần mấy yếu tố?

Sau khi HS trả lời, GV viết lên bảng: Độ tan là số gam chất tan

HS: ghi nhận định nghĩa vào vở.

HS: nhóm thảo luận và trả lời.

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa: Độ tan ( S ) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định.

+ Tan vào 100g nước + Tạo dung dịch bão hoà + Ở to xác định.

GV: Hiểu thế nào khi nói ở 20oC độ tan của muối ăn trong nước là 36g.

GV: Khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước  cần phải kèm theo nhiệt độ. Nhiệt độ độ ảnh hưởng thế nào đến độ tan của chất trong nước?

GV treo bảng vẻ hình 6.5. Nhìn vào độ tan của muối NaCl, Na2SO4, KNO3 trong nước ở 25oC và 100oC thế nào?

GV: Nhận xét gì về độ tan của chất rắn khi tăng nhiệt độ?

GV: Sau khi HS trả lời, cho HS đọc SGK.

GV: Treo bảng vẽ hình 6.6 SGK.

Hãy nhận xét độ tan của chất khí khi tăng nhiệt độ.

GV bổ sung: Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất khí trong nước ngoài nhiệt độ còn có áp suất.

HS: Nhận TT của Gv HS nhóm trao đổi và t rả lời:

mmuối = 36g mnước = 100g mddbh = 136g HS: Q/sát H6.5

HS trao đổi nhóm HS nhóm 1: muối NaCl, nhóm 2: muối Na2SO4. HS trả lời

HS đọc SGK.

HS nhóm thảo luận và trả lời.

HS đọc SGK.

HS ghi vào vở phần I.2

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

- Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.

- Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng.

Hoạt Động 4: Củng cố - Dặn dò 10 -Đọc phần kết luận chung SGK

GV: Yêu cầu HS lần lượt đọc nội dung bài tập 1, 2, 3 trang 142 SGK.

Bài tập 5 yêu cầu HS lên giải bài tập này trên bảng. ( Gv hướng dẫn ) GV: Nhận xét và hoàn chỉnh

GV: Dặn dò HS

1.Bài vừa học:Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK

2.Bài sắp học: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

GV: Nhận xét giờ học của HS

HS: Thực hiện theo lệnh HS: Thảo luận nhóm làm BT 1,2,3/sgk

HS: Các nhóm báo cáo HS: Các nhóm khác nhận xét

HS hoạt động cá nhân và trả lời.

HS: Nhận TT dặn dò của GV

HS: Rút kinh nghiệm

BT:

1/ D 2/ C 3/ A

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...

...

...

------

Tuần 33

Một phần của tài liệu Giao an Hoa hoc 8 4 cot (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w