Kết quả hạch toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 44 - 47)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN

1.2. Tổng quan thực tiễn quản lý và hạch toán chi phí môi trường trên thế giới 1. Hạch toán chi phí môi trường được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới

1.2.3. Kết quả hạch toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp trên thế giới

a) Các doanh nghiệp ở Mỹ

Chi phí môi trường được tiến hành đo lường và công bố trong một số công ty lớn tại Mỹ và có thể thống kê theo bảng 1.7.

Bảng 1.7. Chi phí môi trường được đo lường ở một số công ty

Công ty Kết quả

Dầu Amoco

Gần 22% chi phí hoạt động được xem là chi phí môi trường tại nhà máy lọc dầu Yorktown (trong khi theo hạch toán truyền thống chi phí này chỉ chiếm khoảng 3%)

Ciba-Geigy Chi phí môi trường chiếm gần 19% chi phí hoạt động sản xuất (không gồm nguyên liệu) cho mỗi lượng hoá chất được sử dụng tăng thêm.

Tập đoàn hoá chất Dow Khoảng từ 3.2% đến 3.8% của chi phí sản xuất của sản phẩm từ nhựa polyme là chi phí môi trường.

DuPont Trên 19% chi phí sản xuất được nhận biết là chi phí môi trường cho một sản phẩm thuốc trừ sâu.

S.C. Johnson (tập đoàn sản xuất chất tẩy)

Chi phí môi trường được nhận dạng cho mỗi sản phẩm tiêu dùng là vào khoảng 2.4% của doanh thu.

(Nguồn: WRI năm 1995)

Trong đó: Tại tập đoàn S.C. Johnson, chi phí môi trường lớn hơn lợi nhuận sản xuất sản phẩm.Trường hợp của Tập đoàn Dow việc sử dụng các chất phụ gia có giá rẻ đã tạo ra các vấn đề môi trường gây phá huỷ toàn bộ dây chuyền sản phẩm.

b) Các doanh nghiệp ở Nhật

Vào năm 2001, trong số 1 203 doanh nghiệp cổ phần và niêm yết trên thị trường tài chính (không gồm các công ty tài chính) thì có 208 công ty đã lập báo cáo môi trường của mình trong báo cáo tài chính, có 140 công ty đã thực hiện công khai hạch toán chi phí môi trường, trong đó có Tập đoàn Toyota và Tập đoàn Canon là 2 tập đoàn hàng đầu tại Nhật thực hiện hạch toán chi phí môi trường có hiệu quả.

Trong đó, Toyota đã thu được lợi ích hàng tỷ yên mỗi năm do cắt giảm được năng lượng sử dụng, giảm chi phí chế biến chất thải và công nghệ sản xuất sạch hơn.

Canon giới thiệu hạch toán chi phí dòng vật chất (MFCA) từ năm 2001, qua đó, cắt giảm các chất thải (cũng là cắt giảm chi phí môi trường) đã làm tăng sản phẩm có ích từ 78% vào năm 2003 lên tỷ lệ 90% vào năm 2007.

c) Các doanh nghiệp Hàn Quốc

Một số công ty hàng đầu của Hàn Quốc như Posco, Điện tử Samsung, Hoá chất LG đã bắt đầu xét tới chi phí môi trường trong việc ra quyết định của mình, bởi lẽ chi phí này ngày một gia tăng trong tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu khái niệm về hạch toán môi trường là gì và thực hiện ra sao.

Bảng 1.8. Chi phí khắc phục ô nhiễm tại các công ty ở Hàn Quốc

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Khí 700,789 797,651 916,888 957,276 1,284,333 46,034 1,140,798

Nước và đất trồng 684,537 805,863 1,030,374 1,162,034 1,040,543 18,498 939,515 Rác thải 625,837 744,300 833,827 1,024,743 1050,808 901,423 975,759

Tiếng ồn và rung 68,502 92,583 74,599 79,849 62,830 50,054 69,785

Khác 73,643 115,583 122,550 117,302 99,666 84,492 80,002

Doanh thu sản phẩm phụ trong xử lý chất

thải 7,801 9,363 11,659 12,164 16,297 17,152 20,793

Tổng cộng 2,145,507 2,546,617 2,966,579 3,329,040 3,521,883 2,883,349 3,185,066

Tỷ lệ phát triển (%) 12.8 8.7 16.5 12.2 5.8 -18.1 10.5

(Nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc, báo cáo chi phí khắc phục ô nhiễm năm 1999).

Tập đoàn sắt thép Pohang là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Hàng năm, Tập đoàn này chi 10% trong tổng vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, Tập đoàn đã vượt từ 4 đến 5 lần về mức độ sạch theo tiêu chuẩn của quốc gia. Tập đoàn đã bắt đầu thực hiện việc báo cáo các thông tin về chi phí môi trường từ đầu những năm 90, song phải tới tháng 9 năm 1999 mới bắt đầu triển khai dự án thực hiện hạch toán chi phí môi trường.

Tập đoàn điện tử Samsung cũng đã bắt đầu xây dựng chính sách môi trường cho doanh nghiệp vào năm 1992, và vào năm 1996 đã công bố xây dựng “Bản hiến pháp Samsung xanh”. Hiện tại, Tập đoàn đang đặt trọng tâm vào việc tối thiểu hoá những ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động kinh doanh.

Nhà máy Onyang của Tập đoàn Samsung được thành lập từ 1990 với chức năng lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn. Vào năm 1998, nhà máy rất quan tâm đến việc tính toán chi phí môi trường, nhưng không có hướng dẫn để thực hiện và đến năm 1998 đã bắt đầu tính toán chi phí môi trường cho nhà máy.

Công ty hoá chất LG đã bắt đầu một dự án đo lường chi phí môi trường để tiến hành chuẩn hoá việc đo lường chi phí môi trường vào năm 1996. Dự án đặt trọng tâm vào việc phân loại chi phí môi trường, tách biệt chi phí môi trường từ các loại chi phí phi môi trường, tính toán và quản lý một cách có hệ thống các chi phí môi trường. Công ty LG phân chia chi phí môi trường ra thành chi phí hành động trước và chi phí khắc phục.

Hiện tại, các công ty đang chú ý vào việc đo lường các chi phí môi trường, việc xác định những ích lợi môi trường vẫn ở thời kỳ thai nghén. Bên cạnh đó, họ mới chỉ quản lý chủ yếu vào các chi phí môi trường có liên quan đến công nghệ và thiết bị cuối đường ống, không có chi phí xã hội hoặc chi phí liên quan đến môi trường toàn cầu như hiện tượng phá huỷ tầng ozon, thay đổi khí hậu. Các công ty chưa công khai các thông tin về môi trường trong các báo cáo hàng năm của mình.

Nhận xét

Với rất nhiều công ty, đặc biệt tại các nước có trình độ phát triển về hạch toán chi phí môi trường như Cộng hoà Liên bang Đức, Nhật, Mỹ thì các nội dung thực hiện hạch toán chi phí môi trường doanh nghiệp gồm có:

v Gộp nhóm các chi phí môi trường theo một hoặc một số các tiêu chuẩn sau:

ỉ Theo cỏc hoạt động bảo vệ mụi trường: quan trắc, phũng chống, xử lý,.. (đõy là tiêu thức được sử dụng phổ biến để nhận dạng và phân loại chi phí môi trường);

ỉ Theo cỏc lĩnh vực/yếu tố mụi trường: khớ, nước, rỏc thải, tiếng ồn;

ỉ Theo bản chất kinh tế/giai đoạn: vốn đầu tư hoặc chi phớ hoạt động;

ỉ Theo việc liệu chỳng cú khả năng tạo ra cỏc lợi ớch trong tương lai hay không cho doanh nghiệp: chi phí được vốn hóa (tài sản) và chi phí tính vào giá thành trong kỳ;

ỉ Theo cỏc trung tõm chi phớ: trực tiếp (phỏt sinh trong sản xuất), giỏn tiếp (phát sinh trong tổng chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp);

v Đo lường, phân tách hoặc ước tính các chi phí môi trường theo các trung tâm tạo ra chi phí (theo giai đoạn, công đoạn, quá trình hoặc sản phẩm) bằng việc xây dựng mô hình luân chuyển vật liệu qua các khâu, từ đó xác nhận dòng chi phí tương ứng.

v Tổng hợp, phân bổ chi phí môi trường cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, quá trình có liên quan).

v Lên các báo cáo chi phí môi trường.

v Sử dụng kết quả hạch toán chi phí môi trường trong việc ra quyết định nhằm hướng tới kinh doanh bền vững.

v Trong quá trình hạch toán chi phí môi trường, thì việc nhận dạng chi phí môi trường là bước đầu tiên quan trọng, tuy nhiên, trên thực tế, công việc này gặp phải khó khăn do chưa có căn cứ khoa học để nhận dạng.

v Hạch toán chi phí môi trường đã được quan tâm và phát triển tại các công ty lớn, trong đó có nhiều công ty đa quốc gia, với tiềm năng tài chính mạnh. Việc nhận dạng đầy đủ chi phí môi trường và đưa các chi phí này vào việc xem xét ra quyết định đã giúp các công ty quản lý tốt các chi phí môi trường của mình từ nguồn phát sinh, và thực hiện các lựa chọn đầu tư mang tính kinh doanh bền vững, vì vậy đã giúp họ cắt giảm được một khoản đáng kể các chi phí này, mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường kể cả trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)