Nhận dạng hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 114 - 118)

Chương 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN CPMT CHO DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN VIỆT NAM. ÁP

3.3.1. Nhận dạng hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than

Khi thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, tất yếu sẽ phát sinh các khoản CPMT. Do vậy, muốn đo lường, ghi nhận CPMT, cần phải phân định các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2, hiện nay các doanh nghiệp khai thác than Việt Nam đang gặp phải lúng túng khi hầu hết các hoạt động đều liên quan tới môi trường. Như vậy, cần phải đưa ra tiêu chuẩn để phân định và phân loại các hoạt động môi trường trong hoạt động khai thác than.

3.3.1.1. Đề xuất tiêu chuẩn phân định các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than

Để giúp phân định hoạt động bảo vệ môi trường, luận án đề xuất tiêu chuẩn làm căn cứ nhận dạng như sau:

a) Các hoạt động nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu, quy định của Luật Bảo vệ môi trường được gọi là các hoạt động bảo vệ môi trường.

b) Các hoạt động xử lý môi trường “cuối đường ống” được coi là hoạt động bảo vệ môi trường.

c) Các hoạt động đa mục đích, trong đó nếu mục đích chủ yếu là nhằm bảo vệ môi trường thì có thể đưa về các hoạt động bảo vệ môi trường.

d) Các hoạt động khác nhưng có liên quan đến phục vụ bảo vệ môi trường thì gọi là các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường.

3.3.1.2. Phân loại các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than Trên cơ sở các hoạt động môi trường đã được nhận dạng, dựa theo tính năng,

đặc điểm của các hoạt động, có thể phân loại các hoạt động bảo vệ môi trường thành 3 nhóm theo mục đích của các hoạt động như sau:

a) Nhóm các hoạt động bảo vệ môi trường trực tiếp

Loại này chỉ có mục đích hoặc chủ yếu có mục đích bảo vệ môi trường (gọi tắt là hoạt động giảm thải ô nhiễm) bao gồm:

v Hoạt động xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường;

v Hoạt động quản lý và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

v Các hoạt động bảo vệ môi trường trực tiếp khác (các hoạt động hợp tác với địa phương, hỗ trợ, đóng góp kinh phí nhằm bảo vệ môi trường, tổ chức hội thảo, báo cáo về nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các tổ chức có quan tâm về vấn đề môi trường).

b) Nhóm các hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên

v Các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản so với thiết kế ban đầu;

v Khai thác tận thu (Trong mỏ cũ, mỏ xấu, bãi thải…);

v Các giải pháp sử dụng tiết kiệm khoáng sản;

v Các giải pháp thay thế gỗ chống lò nhằm bảo vệ rừng;

v Các hoạt động khác phục vụ hoặc góp phần khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

c) Nhóm các hoạt động khác có liên quan đến môi trường (hay còn gọi là hoạt động môi trường gián tiếp)

Bao gồm các loại hoạt động có mục đích khác là chính nhưng có một phần hoặc có góp phần bảo vệ môi trường, ví dụ như nghiên cứu, triển khai thí điểm hoặc áp dụng công nghệ sản xuất mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường hoặc giảm thiểu chất thải, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường…

Dựa theo các tiêu chuẩn đã đề xuất, các hoạt động BVMT trong khai thác than được nhận dạng và phân loại theo 3 nhóm hoạt động được biểu diễn trong bảng 3.1.

TT Tên hoạt động Dấu hiệu nhận dạng (theo mục đích của các hoạt động) Phân định và phân loại hoạt động A. Nhóm các hoạt động BVMT trực tiếp (Hoạt động giảm thải ô nhiễm môi trường)

1 Tưới nước chống bụi tại nơi sản xuất, đường vận

chuyển, khu dân cư Phục vụ sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, có mục đích chính là bảo vệ môi trường.

Hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường.

2 Hoạt động dọn vệ sinh môi trường Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và có mục đích

làm trong sạch môi trường. Hoạt động xử lý, bảo vệ môi trường.

3 Hoạt động xử lý bãi thải Có mục đích cải tạo môi trường. Hoạt động khắc phục suy thoái môi trường.

4 Hoạt động khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra Phục vụ sản xuất, mục đích bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là hoạt động phải thực hiện nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường.

Hoạt động khắc phục thiệt hại môi trường.

5 Các hoạt động xây kè chắn đất, kè suối, mương, sông,

nạo vét lòng sông suối tại khu vực lân cận khu khai thác Phục vụ cho cải tạo môi trường. Khắc phục, cải tạo ô nhiễm môi trường.

6 Các hoạt động khắc phục các thảm hoạ về môi trường Theo yêu cầu của Luật BVMT và có mục đích bảo vệ môi trường.

Hoạt động khắc phục thiệt hại về môi trường.

7 Bị phạt, kiện, bồi thường cho các đối tượng bị ảnh

hưởng bởi ô nhiễm, suy thoái, thảm hoạ môi trường Theo yêu cầu của Luật BVMT. Hoạt động khắc phục thiệt hại môi trường.

8 Hoạt động hoàn nguyên môi trường Theo yêu cầu Luật BVMT, phục vụ môi trường. Hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường.

9 Hoạt động xử lý nước thải, xử lý bụi, tiếng ồn, xử lý

chất thải...xây dựng hệ thống cống thải nước Hoạt động bảo vệ môi trường “cuối đường ống”. Hoạt động khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường.

10 Bê tông hoá, cải tạo đường chống bụi… Phục vụ chủ yếu cho môi trường. Hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường.

11 Hoạt động trồng cây Có mục đích cải thiện môi trường. Hoạt động quản lý, phòng chống ô nhiễm môi trường.

12 Hoạt động thay thế các thiết bị sản xuất đảm bảo các yêu

cầu về môi trường Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường.

13 Các hoạt động quan trắc, đào tạo tập huấn về môi Có mục đích quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Hoạt động quản lý, phòng chống ô nhiễm môi trường.

cáo đánh giá tác động môi trường

14 Cải tạo hệ thống cấp nước cho sản xuất, cho nhu cầu

sinh hoạt Phục vụ sản xuất và có lợi ích rất to lớn về môi trường. Quy về hoạt động bảo vệ (phòng ngừa) môi trường.

15 Hoạt động đóng góp, hỗ trợ địa phương trong bảo vệ môi trường

Phục vụ lợi ích môi trường. Hoạt động khác về bảo vệ môi trường.

16 Các hoạt động khác thuộc nhóm này Có mục đích bảo vệ môi trường. Hoạt động khác về bảo vệ môi trường.

B. Nhóm các hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 17 Các hoạt động tận thu than, tận thu đá xít; Cải tiến công

nghệ để nâng cao hệ số thu hồi than, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác, vận chuyển, sàng tuyển

Phục vụ sản xuất nhưng là hoạt động tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và có mục đích khai thác và sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên.

Hoạt động sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

18 Các hoạt động khác thuộc nhóm này Có mục đích khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. Nhóm các hoạt động môi trường gián tiếp

19 Làm đường phục vụ vận chuyển trong và ngoài mỏ Phục vụ vận chuyển. Hoạt động khác có liên quan đến BVMT (quy về hoạt

động sản xuất).

20 Hoạt động phòng chống mưa bão Mục đích phục vụ chủ yếu cho sản xuất. Hoạt động khác có liên quan đến BVMT (quy về hoạt

động sản xuất).

21 Hoạt động thông gió, đo khí mỏ Có mục đích an toàn phục vụ sản xuất. Hoạt động khác có liên quan đến BVMT(quy về hoạt

động sản xuất).

22 Các hoạt động áp dụng thử nghiệm công nghệ sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và nước

Phục vụ cho sản xuất, song có liên quan tới môi trường. Hoạt động khác có liên quan tới BVMT.

23 Các hoạt động khác thuộc nhóm này Hoạt động có liên quan tới BVMT.

Ghi chú: Các hoạt động thuộc nhóm C trên đây bao gồm một số hoạt động mà các doanh nghiệp khai thác than bắt buộc phải thực hiện nhằm phục vụ theo yêu cầu của sản xuất do đó những hoạt động có mục đích phục vụ cho sản xuất sẽ được coi là hoạt động sản xuất đơn thuần. Còn lại các hoạt động đa mục đích, trong đó có mục đích bảo vệ môi trường thì sẽ được coi là các hoạt động khác có liên quan tới bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)