PHÂN BỔ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
03.2. Xác định khối lượng chất thải phát sinh
Chất thải phát sinh trong hoạt động khai thác than sẽ được tính toán cho các hoạt động gây chất thải. Ở đây phân biệt 3 loại theo nguồn gốc phát sinh:
- Loại chất thải phát sinh không thể thu gom và xử lý trước khi thải vào môi trường và liên quan chặt chẽ với đầu ra của sản xuất;
- Loại chất thải phát không thể thu gom và xử lý trước khi thải vào môi trường và phát sinh từ hoạt động sản xuất nhưng không gắn với sản phẩm đầu ra;
- Những chất thải có thể thu gom, xử lý trước khi thải vào môi trường.
Loại chất thải thứ nhất sẽ phải gánh chịu chi phí đầu vào và chi phí sản xuất phân bổ, chi phí xử lý chất thải.
Loại chất thải thứ hai gánh chịu chi phí thu mua đầu vào tạo chất thải và chi phí xử lý, thu gom.
Loại thứ ba chỉ phải gánh chịu chi phí thu gom, xử lý.
Bảng PL 03.1.Thống kê các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than của Xí nghiệp
Số lượng cần thiết Số tiền đầu tư
Tên các công trình, hạng mục BVMT ĐVT Tổng
số
Đã có tại XN
Phải bổ sung
Tổng số Đã chi Phải bổ sung
A. Công trình hoạt động BVMT nhóm A I. Các công trình hình thành TSCĐ 1. Công trình BVMT không khí
a. Xe chở nước chống bụi Cái 2 2 0 944,800,000 944,800,000 0
b. Máy bơm điện bơm nước Cái 1 0 1 215,000,000 0 215,000,000
c. Hệ thống chống bụi kho than Bộ 1 1 0 250,000,000 250,000,000 0
d. Hệ thống chống bụi cụm sàng Bộ 1 0 1 300,000,000 0 300,000,000
e. Bê tông hóa mặt đường vận tải km 15.68 12.6 3.08 17,122,560,000 13,759,200,000 3,363,360,000 2. Công trình BVMT nước
a. Hệ thống xử lý nước thải bằng sữa vôi Hệ thống 1 0 1 300,000,000 0 300,000,000
b. Hệ thống cống rãnh, hố lắng sân than, hố lắng nước
thải sinh hoạt 6 3 3 210,000,000 105,000,000 105,000,000
c. Máy bơm điện bơm moong Cái 2 1 1 430,000,000 215,000,000 215,000,000
3. Công trình BVMT đất
a. Kè chắn chân bãi thải Cái 1 0 1 350,000,000 0 350,000,000
b. Trồng cây kuzu, keo phục hồi đất bãi thải
Đồng
200
triệu 0
200
triệu 200,000,000 0 200,000,000
b. Công trình cải tạo phục hồi môi trường khu vực khai
thác khi đóng cửa mỏ (*) Đồng
915
triệu 0
915
triệu 915,000,000 0 915,000,000
4. Công trình BVMT khác
a. Hệ thống công trình vệ sinh Bể 24 16 8 480,000,000 320,000,000 160,000,000
b. Kho chứa dầu thải Kho 2 1 1 72,000,000 36,000,000 36,000,000
c. Kho chứa chất thải nguy hại Kho 1 0 1 160,000,000 0 160,000,000
d. Hệ thống xử lý chất thải nguy hại Hệ thống 1 0 1 250,000,000 0 250,000,000
II. Hoạt động BVMT thường xuyên, không hình thành TSCĐ
1. Hoạt động chống bụi a. Phun nước chống bụi
b. Vận hành bơm nước phục vụ phun nước chống bụi c. Vận hành hệ thống chống bụi sân than và cum sàng d. Sửa chữa, bảo dưỡng mặt bê tông đường vận chuyển 2. Hoạt động xử lý nước thải
a. Vận hành bơm moong
b. Vận hành hệ thống xử lý nước thải, nạo vét hố lắng, cống rãnh…
3. Hoạt động BVMT đất
a. Bão dưỡng, sửa chữa kè, đập chắn bãi thải b. Trồng cây, chăm sóc cây hàng năm cải thiện đất 4. Hoạt động BVMT khác
a. Vận hành kho chứa dầu thải b. Làm vệ sinh
c. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng kho chứa dầu thải, chất thải độc hại, hệ thống xử lý chất thải độc hại d. Sửa chữa các công trình BVMT khác
e. Hoạt động quan trắc môi trường
f. Hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng phong trào
BVMT…
g. Nộp phí, lệ phí môi trường B. Các hoạt động nhóm B I. Công trình hình thành TSCĐ II. Công việc thường xuyên
1. Tận thu than, đá xít tại vỉa đã khai thác 2. Nghiền xít
C. Các hoạt động nhóm C
D. Các hoạt động tạo chất thải không thể thu gom và thải ra môi trường gây tác động tiêu cực tới MT Các hoạt động phát sinh bụi, khí và nước thải. gồm - Khoan nổ mìn
- Bóc xúc than, đất đá - Vận tải
- Sàng tuyển
Nguồn: Tác giả xử lý dựa trên số liệu thự c tế và mô hình nhận dạng hoạt động BVMT đã được đề xuất
03.2.1. Tính toán lượng bụi do vận chuyển than, đất của Xí nghiệp xây dựng và khai thác mỏ:
Được tính toán dựa trên công thức (03.1) (Theo Air Chief, Cục Bảo vệ Môi trưòng Mỹ, 1995).
E = 1.7k (s/12)(S/48)(W/2,7)0.7(w/4)0.5[(365-p)/365] , (kg/xe/km) (03.1) Trong đó :
E- Lượng phát thải bụi , (kg bụi/xe/km);
k- Hệ số để kể đến kích thước bụi , (k=0.8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron);
s- Hệ số để kể đến loại mặt đường (đường đất s = 6.4; đường bê tông s = 3.2);
S-Tốc độ trung bình của xe tải (S=30 km/h nếu là đường đất, S = 40 km/h nếu là đường bê tông);
W- Tải trọng của xe, tấn;
w- Số lốp xe của ô tô tải (w=8) ;
p- Số ngày mưa trung bình trong năm (p=30).
Các thông số sử dụng để tính toán của xí nghiệp:
v Số xe có trọng tải 12 tấn: 31 xe;
v Số xe có trọng tải 15 tấn: 2 xe;
v Số xe có trọng tải 37 tấn: 6 xe;
v Hệ số sử dụng số lượng xe: 0.9;
v Số chuyến phải chở than, đất:
ỉ Tổng sản lượng phải chuyờn chở năm 2006: 4 571 938 tấn;
ü Đất sản xuất: 1 700 988 m3, quy đổi ra tấn là 4 354 529 tấn (trọng lượng là 2.56 tấn/m3);
ü Than nguyên khai sản xuất: 217 408.49 tấn;
ü Tổng công suất vận tải của đội xe: (31* 12 + 2*15 + 6*37) *0.9 = 561.6 tấn;
ü Vậy, số chuyến cần chở là: 4 571 938/561.6 = 8 141 chuyến.
v Cung độ vận tải bình quân là:
(4 354 529 * 1.76 km + 217 408,49 * 1.32)/ 4 571 938 = 1.74 km;
v Tổng số km thực hiện trong năm: 8 141 * 1.74 = 14 158 km.