Nhận dạng và phân loại CPMT trong doanh nghiệp khai thác than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 119 - 122)

Chương 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN CPMT CHO DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN VIỆT NAM. ÁP

3.3.3. Nhận dạng và phân loại CPMT trong doanh nghiệp khai thác than

Dựa vào các căn cứ nêu trên, tiến hành nhận dạng các CPMT. Nguyên tắc để nhận dạng CPMT là:

CPMT là các khon chi gn lin vi các hot động bo v môi trường và cht thi phát sinh trong quá trình sn xut.

Như vậy, có thể nhận dạng các CPMT dựa trên 3 nhóm hoạt động bảo vệ môi trường và nhóm chi phí gắn với chất thải như sau:

a) Chi phí của các hoạt động giảm thải (thuộc các hoạt động bảo vệ môi trường trực tiếp, chi phí nhóm A)

Thuộc vào nhóm này bao gồm:

v Chi phí của các hoạt động xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường;

v Chi phí của các hoạt động quản lý, phòng ngừa ô nhiễm (bao gồm cả hoạt động nghiên cứu, phát triển);

v Chi phí của các hoạt động giảm thải khác.

b) Chi phí khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (chi phí nhóm B)

v Chi phí của các giải pháp tăng hệ số thu hồi khoáng sản;

v Chi phí tận thu than;

v Chi phí khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khác.

c) Chi phí của các hoạt động môi trường gián tiếp (chi phí nhóm C)

Trong trường hợp này không phải toàn bộ mà chỉ một phần chi phí của các hoạt động này được coi là CPMT; điều này tùy thuộc vào tỷ trọng mục đích môi trường trong tổng các mục đích của hoạt động này.

d) Chi phí thiệt hại do phát sinh chất thải (chi phí nhóm D)

Khi tạo nên chất thải, không những doanh nghiệp tạo nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phải có trách nhiệm xử lý, khắc phục mà bản thân doanh nghiệp bị thiệt hại do phải tiêu hao một lượng chi phí vô nghĩa cho chất thải. Vì thế chi phí tạo chất thải được gọi là chi phí môi trường và là phần thiệt hại do phát sinh chất thải. Tuy nhiên, do chi phí khắc phục, xử lý ô nhiễm đã được liệt kê thuộc chi phí của hoạt động BVMT trực tiếp như trên, vì thế chi phí thiệt hại do phát sinh chất thải ở đây gồm:

v Chi phí sản xuất tính và phân bổ cho chất thải nhóm 1 (chi phí nhóm D1);

v Chi phí thu mua đầu vào tạo ra chất thải nhóm 1 và 2 (chi phí nhóm D2);

v Chi phí thiệt hại môi trường khác.

Như vậy, các CPMT của một doanh nghiệp khai thác than sẽ bao gồm bốn nhóm chi phí: (1) Nhóm các chi phí giảm thải; (2) Nhóm các chi phí khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; (3) Nhóm các CPMT gián tiếp; và (4) Nhóm các chi phí thiệt hại môi trường do phát sinh chất thải.

3.3.3.2. Phân loại CPMT phục vụ cho quản lý và hạch toán

Hiện tại có nhiều tiêu thức để phân loại CPMT. Ở đây tác giả đề xuất phân loại nhằm phục vụ cho việc quản lý và hạch toán của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu: Việc phân loại chi phí cần phải phản ánh một cách rõ nét mục đích của khoản chi cho môi trường, nguyên nhân và nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu phí.

Bên cạnh đó việc phân loại cũng phải đáp ứng tốt cho việc ghi nhận, tính toán, kiểm soát và phản ánh thông tin trên hệ thống hạch toán/kế toán.

Đề xuất phân loại CPMT phục vụ cho quản lý và hạch toán được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đề xuất phân loại CPMT phục vụ cho quản lý và hạch toán CPMT của các doanh nghiệp khai thác than

Phân loại theo mục đích của các

hoạt động môi trường và chất thải phát sinh

Trong đó chia ra theo mục đích của các hoạt

động

Trong đó mỗi loại được phân theo nội dung kinh tế của chi phí

Tiếp tục được phân chia theo các địa chỉ phát sinh chi phí trong dây chuyền

sản xuất than a. Chi phí xử lý, khắc

phục ô nhiễm môi trường

* Chi phí vật liệu;

* Chi phí nhiên liệu;

* Chi phí động lực;

* Chi phí nhân công;

* Chi phí khấu hao;

* Chi phí DVMN;

*Chi phí trả trước, trích trước;

* Chi phí khác bằng tiền;

- Phục vụ cho hoạt động phục vụ, phụ trợ;

- Phục vụ cho các khâu sản xuất chính;

- Phục vụ cho hoạt động tiêu thụ;

- Phục vụ cho quản lý chung;

b. Chi phí quản lý, phòng ngừa ô nhiễm

Được phân chia như trên(với chi phí khác bằng tiền, cần chi tiết mục thuế, phí, lệ phí môi trường).

Được phân chia theo các khâu như trên.

1)Chi phí giảm thải (Nhóm A)

c. Chi phí BVMT khác Được phân chia như trên . Đươc phân chia theo các khâu.

2)Chi phí khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên (Nhóm B)

Chi phí sử khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên

Được phân chia như trên. Theo các khâu sản xuất chính.

a. Chi phí cho công nghệ sản xuất sạch hơn

* Chi phí vật liệu;

* Chi phí nhiên liệu;

* Chi phí động lực;

* Chi phí nhân công;

* Chi phí khấu hao;

* Chi phí DVMN;

*Chi phí trả trước, trích trước;

* Chi phí khác bằng tiền;

Phân chia theo các khâu song phân bổ theo tỷ trọng mục đích môi trường trong tổng số.

3)CPMT gián tiếp (Nhóm C)

b. Chi phí cho hoạt động khác có liên quan tới BVMT

Phân chia như trên. Phân chia và phân bổ như trên.

4)Chi phí thiệt hại do phát sinh chất thải (Nhóm D)

a. Chi phí sản xuất của chất thải loại 1 (Chi phí nhóm D1)

* Chi phí vật liệu;

* Chi phí nhiên liệu;

* Chi phí động lực;

* Chi phí nhân công;

Phân chia theo các khâu.

* Chi phí khấu hao;

* Chi phí DVMN;

*Chi phí trả trước, trích trước;

* Chi phí khác bằng tiền;

b. Chi phí thu mua đầu vào tạo chất thải loại 1 và loại 2 (Chi phí nhóm D2)

* Giá trị chi mua đầu vào của chất thải:

- Vật liệu;

- Nhiên liệu;

- Bao bì;

- Động lực;

- Nước;

- Khác;

Phân chia theo các khâu.

c. Chi phí thiệt hại môi trường khác (*)

* Chi phí thiệt hại tính bằng tiền (bao gồm các thiệt hại về sức khỏe, du lịch, ô nhiễm nguồn nước, mất cảnh quan, suy giảm hệ sinh thái…)

Tính chung cho toàn vùng mỏ.

Tổng CPMT của doanh nghiệp khai thác than (**)

Nguồn: Tác giả đề xuất

(*): Trong mô hình hạch toán không tính đến, với lý do: Đây là chi phí rất khó lượng hoá, bên cạnh đó những thiệt hại mà các doanh nghiệp khai thác than gây ra cho môi trường là không thể phân định được một cách rạch ròi do trong nhiều trường hợp có nhiều nguyên nhân khác cùng gây ra các thiệt hại đó. Vì thế những thiệt hại này chỉ có thể xác định trong phạm vi vùng, ngành chứ không phải trong phạm vi của một doanh nghiệp.

(**): Sau đó, các chi phí này được phân chia theo các hợp phần môi trường.

Qua nội dung đề xuất nhận dạng, phân loại hoạt động môi trường và CPMT trong khai thác than, có thể xây dựng mối quan hệ giữa các hoạt động BVMT và chất thải phát sinh với CPMT tương ứng như hình 3.7.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than việt nam (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)