Chương 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.2. Phân tích đánh giá công tác quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong ngành than Việt Nam (TKV)
2.2.1. Các hoạt động bảo vệ môi trường và hiện trạng môi trường ngành than
2.2.1.2. Các hoạt động BVMT đã thực hiện trong thời gian qua và kết quả đạt được
a) Quá trình phát triển ngành than Việt Nam với công tác bảo vệ môi trường
Ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời, bắt đầu từ năm 1840, đến nay đã gần 170 năm. Dưới thời Pháp thuộc, với mục đích vơ vét tài nguyên nên thực dân Pháp đã để lại hậu quả nặng nề về môi trường trong các vùng than Việt Nam.
Từ khi hoà bình lập lại đến đầu những năm 1990, ngành than tiếp tục phát triển nhưng sản lượng và quy mô nhỏ, hoạt động khai thác phân tán và manh mún. Sản lượng năm cao nhất chỉ đạt khoảng 7 triệu tấn. Trước năm 1995 hiện tượng khai thác than trái phép bùng phát, gây ra thêm những tác động khôn lường về môi trường.
Từ năm 1995 thành lập Tổng công ty than Việt Nam (gọi tắt là TVN), cộng thêm với Luật Bảo vệ môi trường ra đời (có hiệu lực từ năm 1994), ngành than đã dần đi vào sản xuất ổn định, có kế hoạch và công tác bảo vệ môi trường đã bắt đầu được quan tâm thực hiện nghiêm túc.
Năm 1998, sau khi đi vào hoạt động được hơn 3 năm, TVN (nay là TKV) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh (Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả)”. Việc thành lập Tổng công ty than Việt Nam vào đúng thời điểm ban hành và thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là cơ sở để ngành than Việt Nam hoạt động có chiến lược và các vấn đề môi trường được quản lý có hệ thống.
Đến tháng 4/1999, theo quyết định của Tổng Giám đốc Tổng công ty than Việt Nam, Quỹ môi trường ngành than (QMTNT) được thành lập với mức kinh phí chủ
yếu được trích bằng 1% giá thành than khai thác của các đơn vị thành viên. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu một sự thay đổi to lớn về nhận thức và quan điểm về bảo vệ môi trường. Đây cũng là quỹ môi trường ngành đầu tiên được thành lập, trước cả quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương.
v Từ năm 1999 - 2001, quỹ bảo vệ môi trường than được nộp lên Than Việt Nam (nay là TKV) 50% để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường liên vùng và có tính toàn ngành, 50% còn lại được để lại các công ty chi tiêu với mục đích bảo vệ môi trường trong phạm vi công ty.
v Từ năm 2002 đến năm 2007, toàn bộ quỹ được nộp về TKV. Tất cả các hoạt động có liên quan đến môi trường của các đơn vị thành viên đều được kế hoạch hoá.
Bắt đầu từ năm 2003, TKV đã xây dựng kế hoạch môi trường tập trung hàng năm và Hội đồng quản trị ra quyết định phê duyệt. Đây là một sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự tập trung lãnh đạo của TKV đối với công tác bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện tập trung nguồn vốn để thực hiện các dự án cải tạo, phục hồi và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có qui mô lớn. Sự thay đổi này cũng tạo điều kiện để các đơn vị thành viên có nguồn kinh phí đủ để thực hiện nhanh, dứt điểm các công trình bảo vệ môi trường được phê duyệt trong kế hoạch môi trường hàng năm. Cũng trong năm 2003, Hội đồng quản trị của TKV đã ban hành Quy chế (mới) tổ chức, quản lý và hoạt động của quỹ môi trường than Việt Nam. Cũng vào năm này, Chính phủ ban hành nghị định 67/2003-CP về phí nước thải đã quy định việc đo lường và nộp phí nước thải. Từ đó đến nay các doanh nghiệp trong ngành than đã thực hiện khá nghiêm túc.
v Từ năm 2006 đến nay đã thực hiện Nghị định số 137/2005/NĐ-CP của Chính phủ và nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, các công ty than thành viên thực hiện đóng góp với mức phí 6.000đ/tấn than khai thác. Toàn bộ được nộp cho ngân sách địa phương, mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đồng.
v Kể từ năm 2008, các đơn vị thành viên trích 2% giá thành sản xuất để: (1) Trích nộp 1% lên Quỹ môi trường tập trung của Tập đoàn và (2) 1% để lại chi tiêu các khoản chi môi trường tại công ty. Như vậy, với quỹ môi trường tập trung, cơ
chế quản lý và chi tiêu về cơ bản không có gì thay đổi, song đã có sự cải tiến về chi môi trường tại các công ty (sẽ được lấy từ nguồn 1% để lại).
Như vậy, có thể nhận thấy :
v Sự tăng cường nhận thức các vấn đề môi trường trong ngành than gắn chặt với sự phát triển toàn ngành.
v Các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm và quản lý có hệ thống hơn.
v Việc tập trung nguồn lực (thành lập quỹ môi trường than) cho bảo vệ môi trường đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư vào môi trường, khắc phục tình trạng khó khăn do thiếu kinh phí nếu từng đơn vị thực hiện nhỏ lẻ.
Có thể tóm tắt quá trình phát triển của ngành than gắn với công tác bảo vệ môi trường như ở bảng 2.4.
b) Các hoạt động BVMT đã thực hiện trong thời gian qua và kết quả đạt được
v Phân tích tình hình áp dụng các công cụ kinh tế phục vụ bảo vệ môi trường Thời gian qua cùng với các biện pháp kỹ thuật, các công cụ luật pháp TKV đã áp dụng một số công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trong hoạt động khai thác than. Cụ thể như sau:
ỉ Thành lập Quỹ mụi trường than
Quỹ Môi trường Than Việt Nam được thành lập từ tháng 4/1999. Đây là một trong số ít quỹ môi trường đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Nguồn vốn hình thành quỹ môi trường gồm có: Vốn do Ngân sách cấp; Vốn trích 1% giá thành than và các sản phẩm có liên quan; Các nguồn vốn huy động khác của TKV; Vốn ODA và các nguồn tài trợ ưu đãi khác; Vốn tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; Vốn thu được từ các loại phí và tiền phạt về môi trường; Lãi thu được từ các dự án môi trường; Vốn tín dụng và vốn hoàn trả từ nguồn vốn bảo vệ môi trường; Các nguồn vốn khác.
Quỹ môi trường than Việt Nam dùng để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác than thuộc TKV. Kể từ khi thành lập quỹ môi trường ngành than đến 2008, tổng thu phí môi trường từ các đơn vị thành viên là hơn 808 tỉ đồng, tổng số chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường là khoảng 640
Mốc thời gian Các hoạt động, sự kiện và tình hình sản xuất Hoạt động BVMT Dưới thời Pháp thuộc Thực dân Pháp khai thác than bừa bãi, với mục đích vơ vét tài
nguyên.
ü Để lại hậu quả nặng nề về môi trường trong khu vực khai thác than nhưng không có hoạt động BVMT.
Từ khi hoà bình lập lại
đến đầu những năm 1990 Sản lượng và quy mô nhỏ lẻ, hoạt động khai thác phân tán và manh mún. Sản lượng năm cao nhất chỉ đạt khoảng 7 triệu tấn.
ü Hiện tượng khai thác than trái phép bùng phát, gây ra thêm những tác động khôn lường về môi trường.
ü Hoạt động BVMT bị xem nhẹ.
Năm 1994 thành lập Tổng công ty than Việt Nam (gọi tắt là TVN), ngành than đã dần đi vào
sản xuất ổn định và có kế hoạch.
ü Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ năm 1994).
ü Công tác bảo vệ môi trường đã bắt đầu được xem xét nghiêm túc.
Tháng 4/1999
ü Quỹ môi trường ngành than (QMTNT) được thành lập với mức kinh phí chủ yếu được trích bằng 1% giá thành than khai thác của các đơn vị thành viên. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu một sự thay đổi to lớn về nhận thức và quan điểm về bảo vệ môi trường.
Từ năm 1994- 2004
Sản lượng than nguyên khai trong thời gian này đạt trên 140 triệu tấn, sản lượng năm cao nhất đạt gần 28 triệu tấn
Bắt đầu từ năm 2003
ü TVN đã xây dựng kế hoạch môi trường tập trung hàng năm và Hội đồng quản trị ra quyết định phê duyệt.
ü Các hoạt động BVMT tại các đơn vị thành viên đều được kế hoạch hóa.
ü HĐQT TVN đã ban hành Quy chế (mới) tổ chức, quản lý và hoạt động của Quỹ Môi trường TVN.
Năm 2005 đến nay
Sản lượng than khai thác tăng mạnh, với tổng sản lượng khai thác của thời kỳ 2005-2007đạt gần 124 triệu tấn.
2005: Thành lập TKV
ü Ban hành Quy chế BVMT của TKV.
ü Thành lập Chánh thanh tra MT của TKV (2008).
ü Thành lập Ban Môi trường TKV (2008).
ü Thành lập công ty chuyên ngành về MT: Công ty XD công trình môi trường mỏ (2008).
ü Bắt đầu từ 2008, trích 2% giá thành than khai thác để:
• 1% nộp TKV lập QBVMTNT.
• 1% để lại mỏ để thực hiện chi cho công tác môi trường thường xuyên.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu thu thập được trong TKV
tỉ đồng, với vốn đầu tư cho môi trường phối hợp với tỉnh Quảng Ninh chiếm từ 20%
đến 50% hàng năm từ 1999- 2005. Nhờ có quỹ môi trường tập trung mà công tác BVMT của ngành than trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, về cơ bản chặn đứng được đà suy thoái môi trường ở vùng mỏ.
ü Về ưu điểm:
§ Xác định rõ trách nhiệm và mức phí cần trích đối với các doanh nghiệp;
§ Do có nguồn kinh phí rõ ràng nên TKV và các doanh nghiệp thành viên chủ động hơn trong việc cấp vốn và thực thi các công tác bảo vệ môi trường;
§ Góp phần đưa hoạt động bảo vệ môi trường đi vào nề nếp; các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư quan tâm hơn đến vấn đề giảm thiểu ô nhiễm; giảm dần tình trạng đổ lỗi không có kinh phí; giải quyết kịp thời các điểm nóng ô nhiễm;
§ Bước đầu hình thành tư duy kinh doanh mới: phải đưa các ngoại ứng vào giá sản phẩm, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành than;
ü Về tồn tại:
§ Căn cứ trích lập kinh phí: Việc lấy giá thành để làm căn cứ trích là chưa hoàn toàn hợp lý, vì (1) giá thành càng cao thì phải trích càng lớn bất biết doanh thu là cái thể hiện khả năng thanh toán như thế nào; (2) là một đại lượng luôn biến đổi vì phụ thuộc nhiều vào chế độ chính sách và điều kiện sản xuất; (3) phải thường xuyên điều hành để giá thành không vượt giá bán; (4) rất khó tính cho tương lai.
Trên thực tế, mọi kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào doanh thu và do doanh thu quyết định;
§ Mức trích kinh phí: Vì chưa xác định được tổng nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường nên mức trích 1% giá thành than và các sản phẩm khác có liên quan là chưa có cơ sở để đảm bảo đủ kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm nhằm đạt được các tiêu chuẩn môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Thực tế thời gian qua cho thấy với mức kinh phí xấp xỉ 3% giá thành còn thấp xa so với nhu cầu bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, vùng và ngành than;
§ Tuy có đề ra nhiều nguồn vốn để hình thành quỹ nhưng đều tuỳ thuộc vào sự
“hảo tâm”. Chính vì vậy, trên thực tế, ngoài nguồn vốn trích từ giá thành chẳng có
nguồn vốn nào đóng góp cho quỹ môi trường cả. Như phần đặc điểm đã nêu, ngành than đã ra đời và phát triển trên 100 năm nay; hậu quả môi trường vùng than hiện tại là tích luỹ của các hoạt động khai thác than trong hơn 100 năm đó. Chỉ một mình hòn than hiện nay phải gánh chịu chi phí khắc phục hậu quả môi trường trong hơn 100 năm qua là không thể được và không hợp đạo lý. Xã hội mà đại diện là Nhà nước phải có bổn phận đóng góp một phần kinh phí cho quỹ để khắc phục các hậu quả môi trường do khai thác than trong quá khứ để lại;
§ Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc lập và phân tích hiệu quả các chương trình, dự án môi trường; đặc biệt là các chương trình, dự án sử dụng vốn từ quỹ môi trường;
§ Theo quy định tại Điều 115 của Luật BVMT mới thì “Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, địa phương để hỗ trợ hoạt động BVMT”. Theo tinh thần đó, đồng thời để tạo điều kiện cho việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí môi trường một cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vẫn duy trì Quỹ môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam. Quỹ môi trường TKV dùng để: (1) thực hiện các hoạt động BVMT trong ranh giới mỏ; (2) thực hiện các hoạt động BVMT ngoài ranh giới mỏ tại địa phương có khai thác than và khoáng sản theo một trong hai phương thức: (i) nộp phí BVMT cho địa phương và trung ương; hoặc (ii) cấp vốn theo dự án đã được duyệt như cách làm lâu nay. Nên thực hiện theo cách (ii) vì theo cách đó không những tuân thủ đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” mà còn đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả hơn.
ỉ Vấn đề qui hoạch bảo vệ mụi trường trong khai thỏc than
Đến nay ngành than vẫn chưa lập quy hoạch BVMT các vùng khai thác than mà mới chỉ thực hiện việc định hướng công tác BVMT đến năm 2010 và đến năm 2015. Trong đó các công trình BVMT chủ yếu tập trung vào các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và giải quyết các vấn đề nổi cộm về môi trường. TKV đã đưa ra các giải pháp và tiến độ thực hiện hàng năm nhằm đạt mục tiêu phần lớn các công ty đạt tiêu chuẩn môi trường vào năm 2010. Tuy nhiên giải pháp mới chỉ là giải pháp “tình
thế”, chưa giải quyết triệt để nguồn gốc gây ô nhiễm, và các quy chế được đưa ra chưa đủ mạnh để ràng buộc các doanh nghiệp thành viên cam kết cùng thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Các khoản chi phí chi cho bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu chưa được tính toán trong quy hoạch, vì thế mà chưa có căn cứ hợp lý để xác định đúng đắn tổng chi phí bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc xác định mức trích lập các khoản chi phí môi trường cho toàn ngành và từng công ty.
ỉ Vấn đề cụ thể húa cỏc tiờu chuẩn mụi trường vào ngành than và lộ trỡnh thực hiện để đạt được các tiêu chuẩn đó
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn môi trường, đa phần là dựa trên kinh nghiệm của nước ngoài. Những tiêu chuẩn đó có một số chưa phù hợp hoặc chưa thể thực hiện được đối với ngành than. Bên cạnh đó, ngành than chưa kịp thời cụ thể hóa các tiêu chuẩn đó cho phù hợp, đặc biệt là chưa xây dựng lộ trình để từng bước cải thiện và tiến tới thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường qui định.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết việc bồi thường hoặc đền bù thiệt hại về môi trường giữa các doanh nghiệp sản xuất than và TKV nói chung với địa phương.
ỉ Ứng vốn trước trồng rừng lấy gỗ chống lũ
Thực hiện phương thức ứng vốn trước trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ: TKV đã cùng tỉnh Quảng Ninh thỏa thuận thực hiện phương thức TKV ứng vốn trước cho các lâm trường tỉnh Quảng Ninh trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ với mục đích bảo vệ rừng và tạo nguồn gỗ để chủ động phục vụ cho khai thác hầm lò. Từ năm 1997 đến năm 2008 các mỏ hầm lò của TKV đã ứng vốn cho 8 lâm trường Quảng Ninh với tổng số vốn là 67 tỷ đồng. Tổng cộng đã trồng được 8 500 ha rừng tạo nguồn gỗ chống lò với tổng sản lượng dự kiến 8 500 ha x 70 m3/ha = 595 000 m3. Đây là một chủ trương đúng đắn của ngành than trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường: đầu tư cho tương lai, đảm bảo cung cấp đủ gỗ với giá ổn định, tạo công ăn việc làm cho công nhân trồng rừng, khai thác gỗ và bảo vệ môi trường vùng mỏ. Trong tương lai ngành than cần tiếp tục phương thức này.
v Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ỉ Tỡnh hỡnh xử lý nước thải