3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Đông Á
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/1992, với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, cùng 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ. Đến nay, ngân hàng TMCP Đông Á đã có hơn 20 năm phát triển và tăng trưởng bền vững, gặt hái nhiều thành công và “Trọn chữ tín, vẹn niềm tin” với hàng triệu khách hàng. Trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á đã bám sát tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Đông Á đã đạt mức 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 69.278 tỷ đồng, mạng lưới phân phối rộng khắp với 240 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Ngân hàng hiện đang phục vụ trên 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thông qua hai lĩnh vực kinh doanh chủ đạo: dịch vụ tài chính cá nhân và dịch vụ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân hàng cũng không ngừng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, vững tay nghề, giỏi nghiệp vụ lên đến 4.728 người trên khắp cả nước.
Ngân hàng TMCP Đông Á cũng là tổ chức dẫn đầu thị trường về phát triển dịch vụ thẻ với hệ thống 1.400 máy ATM, 1.500 máy POS, và đã hợp tác với những tổ chức quốc tế hàng đầu để phát hành những thương hiệu thẻ nổi tiếng tại Việt Nam như Visa, Master,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng TMCP Đông Á cũng đi đầu trong công nghệ thông tin, phát triển kênh giao dịch hiện đại qua bốn phương thức giao dịch: SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking và Phone Banking. Hoạt động của các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Nằm trong định hướng phát triển bền vững, cùng chiến lược đổi mới và phát triển giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn 2020, ngân hàng TMCP Đông Á tin rằng, với nỗ lực cải tiến và đổi mới mọi mặt nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng, từ trong tư duy đến sản phẩm dịch vụ trên nền tảng vững chắc được kế thừa hơn 20 năm, ngân hàng TMCP Đông Á sẽ sớm trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đồng thời trở thành Tập đoàn tài chính quốc tế được khách hàng yêu mến, tín nhiệm và giới thiệu.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Đắk Lắk
Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động vào ngày 24/11/1997, là chi nhánh cấp một trực thuộc Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á.
Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk. Địa chỉ: Số 9 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Từ những ngày đầu tiên hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đây là những ngân hàng lớn, hoạt động lâu dài và có nhiều chi nhánh rộng khắp địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã từng bước thích nghi với môi trường cạnh tranh, chấp nhận thách thức của thị trường, mạnh mẽ đầu tư, phát triển với những sản phẩm có chất lượng cao và phức tạp hơn. Thâm nhập vào thị trường mới, xây dựng thương hiệu và phát triển là quyết tâm hàng đầu của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk.
Cấp tín dụng, huy động vốn, cấp và thanh toán thẻ là những hoạt động chính của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk. Từ khi bắt đầu triển khai cho đến nay, các loại hình dịch vụ này đã có những bước tăng trưởng không ngừng, dư nợ cho vay tăng bình quân hàng năm là 77%. Các loại hình cấp tín dụng đa dạng như bổ sung vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, tiêu dùng trả góp,… Bên cạnh cho vay các tổ chức kinh tế, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk cũng quan tâm tới việc cấp tín dụng cho các tiểu thương tại các chợ, cho cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp vay tiêu dùng. Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk
Tuy còn trẻ về tuổi đời, nhưng với lợi thế là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh, phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng động đã dần đưa ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk lên vị trí ngân hàng TMCP tiên phong trên địa bàn về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, ngân hàng còn đẩy mạnh hoạt động tín dụng nông thôn, đưa vốn đến tay người dân.
Qua hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk không ngừng phát triển, đến nay địa bàn hoạt động đã trải rộng ra toàn tỉnh. Với việc triển khai hiệu quả các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng tại địa bàn hoạt động, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã nhận được nhiều bằng khen cũng như sự tín nhiệm của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Bộ máy hoạt động và điều hành của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk được tổ chức theo mô hình như sau:
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk
Phòng Tín Dụng Phòng Ngân Quỹ Phòng Kế Toán P. Hành Chính Nhân Sự P. Công Nghệ Thông Tin PGD trực thuộc Bộ phận hành chính Bộ phận nhân sự Bộ phận công nghệ thông tin Bộ phận sản xuất thẻ GIÁM ĐỐC
Qua sơ đồ 3.1 ta thấy bộ máy quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơ chế trực tuyến – chức năng. Trong đó, bộ máy quản lý điều hành được thực hiện theo chế độ một thủ trưởng, phân giao công việc theo mảng nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban cụ thể. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động của các phòng ban với sự bao quát quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo một cách thông suốt và hiệu quả, hoàn thành mục tiêu chung. Cụ thể, bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm:
Ban giám đốc:
- Giám đốc: Có chức năng quản lý, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây dựng cũng như triển khai kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đồng thời chịu trách nhiệm trước ban Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phó giám đốc: Có chức năng thực hiện các công việc theo ủy quyền của Tổng giám đốc. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh. Điều hành hoạt động của chi nhánh trong thời gian Giám đốc chi nhánh vắng mặt.
Cấp phòng:
Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển nên cơ cấu tổ chức và quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau thể hiện ở mặt nhân sự và khách hàng. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban cụ thể như sau:
- Phòng tín dụng: Quản lý hoạt động tín dụng, xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng thời kỳ và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ cũng như khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn ngắn, trung hoặc dài hạn từ ngân hàng, tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng, để có thể tiến đến ký kết các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng, đồng thời triển khai các hợp đồng này cho chi nhánh thực hiện.
- Phòng ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Đông Á, tổ chức điều chuyển giữa Quỹ nghiệp vụ của ngân hàng với NHNN, các chi nhánh
khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.
- Phòng kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của ngân hàng TMCP Đông Á, phòng kế toán gồm các bộ phận trực thuộc:
+ Bộ phận xử lý nghiệp vụ chuyển tiền: Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên, bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và xử lý các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng.
+ Bộ phận quản lý tải khoản: Quản lý các tài khoản của khách hàng và tài khoản nội bộ.
+ Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc đề ra.
- Phòng hành chính nhân sự: Là phòng thực hiện các công việc hành chính của ngân hàng và nắm bắt các thông tin nghị quyết của cấp trên, các văn bản chỉ thị cần triển khai trong công tác hoạt động của ngân hàng. Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh theo đúng chế độ. Thực hiện công tác lễ tân, bảo vệ và một số công việc khác.
- Phòng công nghệ thông tin: Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, phụ trách hệ thống tin học, bảo vệ an ninh và thông suốt cho hệ thống mạng của chi nhánh. Tư vấn cho Ban giám đốc và thực hiện triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới. Giám sát và phụ trách hoạt động sản xuất thẻ của chi nhánh.
- Phòng giao dịch trực thuộc: Là các phòng có nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng về các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng. Tính đến năm 2012, ngoài trung tâm giao dịch 24h, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk đã mở thêm 7 phòng và điểm giao dịch tại: Buôn Hồ, Cư M’gar, Ea Kar, Ea Tam, Ea Hleo, Cư Jút và Krông Păk.
3.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của chi nhánh
Từ lúc mới thành lập với số lượng nhân viên chỉ 20 người, đến nay tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã lên tới 94 người có trình độ chuyên môn và thành thạo các nghiệp vụ ngân hàng, nhạy bén với thị trường. Ngân hàng TMCP
Đông Á chi nhánh Đắk Lắk luôn coi trong đội ngũ lao động, xem đây là nguồn lực quan trọng quyết định đến sự phát triển và thành công của chi nhánh. Ngân hàng thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sắp xếp và bố trí cán bộ hợp lý tùy thuộc vào trình độ, khả năng của từng người nhằm phát huy hiệu quả lao động một cách tốt nhất, đáp ứng tình hình thực tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng lao động tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đắk Lắk Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 + % + % 1.Theo trình độ lao động 34 43 94 9 26 51 119 Đại học 18 28 64 10 55 36 128 Cao đẳng 8 6 12 -2 -25 6 100 Trung cấp 4 5 8 1 50 -2 66,7 Lao động phổ thông 4 4 10 0 0 6 150