Cho đến trước năm 1986, kinh tế nước ta phát triển trong hoàn cảnh có chiến tranh, sau đó là khắc phục những hậu quả của chiến tranh để lại.
Vì vậy, kinh tế phát triển trước hết phục vụ cho sự thành công của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh tế miền Nam trước năm 1975 chịu ảnh hưởng của các nền kinh tế TBCN, có những đặc điểm riêng, nhưng sau khi giải phóng đã có những bước đi để hoà nhập với mô hình kinh tế của miền Bắc. Vì vậy, các nhà kinh tế tổng kết những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ này như sau:
- Nền kinh tế nước ta thời kỳ này có tính chất sản xuất nhỏ, trình độ thấp, khả năng sản xuất hạn chế, mang nặng tính tự cung tự cấp.
- Nền kinh tế với quan hệ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất chiếm ưu thế, dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Từ đó hình thành nên hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (hợp tác xã). Các thành phần kinh tế phi XHCN (tư sản, cá thể...) đã bị xoá bỏ hoặc hạn chế tối đa qua các quá trình cải tạo XHCN.
- Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Đặc trưng cơ bản của cơ chế này là sử dụng công cụ kế hoạch như một công cụ quan trọng nhất để quản lý thống nhất và tập trung kinh tế. Công tác kế hoạch hóa do cơ quan trung ương chỉ đạo thống nhất trong cả nước. Cơ quan đó là Ủy ban kế hoạch Nhà nước (UBKHNN) trực thuộc Chính phủ.
Đến thập kỷ 80, cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã trở nên kém hiệu quả trong vận hành nền kinh tế, trở thành một yếu tố kìm hãm sự phát triển.
Mặc dù đã có những cải tiến, đổi mới trong cơ chế quản lý, nhưng đến thập kỷ 80 nước ta cũng như hầu hết các nước XHCN khác đã phải chuyển sang cơ
chế kinh tế mới. Cuộc đổi mới này là một đòi hỏi bức xúc để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phục hồi và tiếp tục phát triển.
2.1.1.2. Hệ thống kinh tế trước năm 1986
Kinh tế XHCN dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chiếm ưu thế đã tạo thành nòng cốt cho hệ thống kinh tế nước ta thời kỳ trước năm 1986. Kinh tế phi XHCN chỉ còn lại một bộ phận nhỏ bao gồm các hộ cá thể trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, các chủ một số doanh nghiệp nhỏ ở các ngành xây dựng, công nghiệp hoặc các tư nhân tham gia vào các tổ chức công tư hợp doanh.
Hệ thống kinh tế bao gồm các đơn vị kinh tế cơ sở và hệ thống quản lý thống nhất nền kinh tế. Có thể mô hình hóa hệ thống kinh tế XHCN nước ta theo sơ đồ 9 với vài nét đặc trưng về hệ thống đó:
- Hệ thống kinh tế được phân chia theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Các đơn vị kinh tế cơ sở chịu sự quản lý về kinh tế kỹ thuật theo ngành và về lãnh thổ theo chính quyền.
Chính phủ (Hội đồng Bộ
trưởng)
Quốc hội Đảng
UB kế hoạch
Nhà nước
Các cơ quan ngang Bộ
Các cơ quan
Các cơ quan
Các tổ chức trung gian
UBND các cấp
Hội đồng nhân dân
các cấp
Tổ chức Đảng các cấp Các bộ
ng nhà
Các xí nghiệp
quốc doanh TW Các xí
nghiệp địa phương
Các hợp tác xã Các cá nhân v gia à đình người lao động
Sơ đồ 9: Hệ thống kinh tế XHCN trước 1986
- Quản lý kinh tế đảm bảo sự thống nhất có phân cấp từ Trung ương đến cơ sở. Trong bộ máy quản lý của Nhà nước có sự phối hợp của ba hệ thống được phân cấp từ Trung ương đến địa phương xuống tới đơn vị cơ sở. Đảng Cộng sản Việt nam với vai trò lãnh đạo, vạch ra các đường lối, phương hướng chung, Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở các địa phương với vai trò lập pháp và Chính phủ với Ủy ban nhân dân ở các cấp có vai trò điều hành nền kinh tế. Tuy có các chức năng khác nhau nhưng giữa ba hệ thống này có sự kết hợp hữu cơ cả về tổ chức, nhân sự cũng như cơ chế hoạt động.
Chính phủ xây dựng và trình Đảng, Quốc hội các dự thảo về chiến lược, các chính sách, các kế hoạch, các chế độ tổ chức và hoạt động của
nền kinh tế cũng như các bộ phận của nó. Việc triển khai hệ thống luật, các chính sách, đường lối, kế hoạch, v.v... đã được Đảng chỉ đạo và Quốc hội phê duyệt là do các cơ quan của Chính phủ thực hiện. Vì vậy, tuy bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước ta có những điểm khác so với các nước khác, Chính phủ là hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô chủ yếu. Cho đến nay những thay đổi về tổ chức, cơ chế hoạt động trước hết diễn ra trong bộ máy của Chính phủ. Bộ máy tổ chức và hoạt động của hệ thống Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng như của Đảng tuy có những thay đổi nhưng phần nào thể hiện ít hơn. Để việc nghiên cứu được thuận lợi, trong luận án này chỉ đề cập đến tổ chức bộ máy Chính phủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân.
Trong bộ máy quản lý của Chính phủ nước ta thời kỳ trước 1986 có sự phân chia các chức năng quản lý theo ngành và theo cấp. Cấp quản lý cao nhất là Chính phủ (có thời kỳ gọi là Hội đồng Bộ trưởng). Trực thuộc Chính phủ là UBKHNN, các bộ ngành và các cơ quan ngang bộ khác (Ủy ban Vật giá, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, v.v...) và UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Các cấp trung gian theo ngành có thể bao gồm các liên hiệp xí nghiệp, tổng cục, cục,... theo lãnh thổ có các cấp thị, huyện, xã.
Cấp cơ sở là các xí nghiệp, hợp tác xã. Đó là nơi trực tiếp quản lý các nguồn lực của xã hội (con người, tài sản, tài nguyên,...) nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Các cá nhân và gia đình là thành viên của các tổ chức kinh tế, vừa là người chủ, đồng thời là người lao động trực tiếp và được phân phối các sản phẩm do xã hội tạo ra thông qua chính các tổ chức đó.
- Các mối quan hệ trực tuyến giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và chi phối các quan hệ theo chiều ngang.
- Kế hoạch Nhà nước do UBKHNN soạn thảo. Sau khi đã được phê duyệt được giao cho các ngành, các cấp xuống tới các đơn vị kinh tế cơ sở.
Đây là công cụ chủ yếu để quản lý thống nhất, tập trung toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân.
Tất cả các hoạt động kinh tế đều được thực hiện theo kế hoạch và nhằm thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch. Như đánh giá chung của giới kinh tế, hệ thống kinh tế XHCN có các ưu điểm cơ bản sau đây.
- Đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất nền kinh tế, do đó có thể chủ động huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện một số mục tiêu chung, duy trì những cân đối cần thiết cho nền kinh tế.
- Khi bộ máy hoạt động hợp lý, có hiệu quả có thể tránh phát sinh các mâu thuẫn, ngăn ngừa sự xuất hiện các xu hướng vận động trái ngược, lệch lạc. Từ đó làm cho hệ thống phát triển theo các hướng đích lựa chọn, tạo ra sự phát triển nhanh chóng theo các hướng đó.
- Ngoài ra còn nhiều ưu điểm khác, như đảm bảo tính ổn định, trật tự trong nền kinh tế, giảm bớt tính rủi ro cho các đơn vị kinh tế cơ sở, v.v...
Tuy nhiên, hệ thống này đã bộc lộ nhiều điểm yếu của nó:
- Việc nhấn mạnh vai trò của các quan hệ dọc, chế độ quản lý một thủ trưởng, một cấp trên làm cho bộ máy kinh tế hoạt động cứng nhắc, trở nên kém linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế; tập trung quyền lực ở các cấp lãnh đạo cấp cao hơn tạo ra sự lệ thuộc trong hoạt động của cấp dưới, dẫn đến tình trạng ỉ lại, trông chờ vào cấp trên.
- Tính chất hiện vật trong các kế hoạch đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phức tạp từ các đơn vị kinh tế đến các cơ quan Trung ương dẫn đến việc xử lý, đánh giá các thông tin phức tạp, càng lên cấp cao hơn số lượng thông tin phải xử lý càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quan liêu, tình trạng trì trệ, không kịp thời trong việc ra các quyết định quản lý ở các cấp.
- Những điểm hạn chế khác xuất hiện trong quá trình vận hành của hệ thống kinh tế: chế độ bao cấp làm cho các đơn vị kinh tế ít quan tâm đến hiệu
quả kinh tế, thiếu động lực kinh tế trong các đơn vị, các cá nhân trong cơ chế kinh tế và những nhược điểm khác. Hệ thống này không còn đáp ứng với những yêu cầu mới của nền kinh tế trong thời đại ngày nay, cần phải được thay đổi.