Các giải pháp phát triển hệ thống thị trường thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế THÔNG TIN KINH tế TRONG sự PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG nước TA HIỆN NAY (Trang 180 - 190)

3.2.3.1. Các giải pháp về tổ chức hệ thống

a) Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp luật thống nhất và thông suốt tạo sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào thị trường thông tin.

Cho đến nay, hệ thống thị trường thông tin hoạt động với sự chi phối của các văn bản pháp quy và chịu sự quản lý của các ngành, các cấp khác nhau.

Thực trạng đó đòi hỏi Nhà nước sớm ban hành Bộ luật về thông tin.

Bộ luật này có thể bao gồm các bộ phận liên quan đến nhiều hoạt động thông tin khác nhau nên cần có sự tham gia của các chuyên gia của nhiều ngành, nhiều giới: luật, thông tin, công nghệ thông tin, kế toán, v.v... Tuy có những đặc thù riêng, nhưng hoạt động thông tin ngày nay không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính quốc tế cao, nên Bộ luật về thông tin cũng cần tham khảo và phản ánh được những thông lệ quốc tế trong lĩnh

vực này. Bộ luật về thông tin cần đề cập đến tất cả các mặt hoạt động thông tin như:

- Các quan hệ thị trường: hợp đồng tin học, hợp đồng lao động tin học, bảo vệ các cơ sở dữ liệu, quyền sở hữu thông tin, quyền truy cập thông tin,...

- Các quan hệ và các hoạt động trong quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin; các điều kiện cần thiết để hình thành và triển khai các hoạt động của tổ chức thông tin, mối quan hệ giữa các chủ thể, đặc biệt người mua và người bán trong các qúa trình thông tin, các yêu cầu đối với các hoạt động thông tin, v.v...

- Các sản phẩm thông tin: những quy định về hình thức, chất lượng, giá trị của sản phẩm thông tin. Trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể đối với sản phẩm thông tin, tính pháp lý, tính thẩm quyền của các thông tin trong mỗi hệ thống thông tin kinh tế.

- Các nội dung khác: các tội phạm trong lĩnh vực tin học, bảo hiểm tin học, quyền cải biên các thông tin đã được thông báo, trách nhiệm đối với các thông tin sai lệch gây thiệt hại cho người mua và sử dụng tin, v.v...

Bên cạnh đó cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn cho các hoạt động và sản phẩm thông tin, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia vào thị trường. Hệ thống tiêu chuẩn này cần tính đến các chuẩn mực quốc tế và điều kiện trình độ cụ thể của thị trường thông tin nước ta.

b) Quản lý thống nhất và kiểm soát các tổ chức kinh doanh thông tin, tránh hiện tượng thành lập tràn lan của các tổ chức này, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh ở thị trường còn rất non trẻ này. Sự cạnh tranh là động cơ quan trọng thúc đẩy, phát triển thị trường thông tin. Nhưng với sự phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô hợp lý để phát huy được tính kinh tế của quy mô. Cơ quan có thẩm quyền quản lý phải kiểm soát được số lượng các đơn vị kinh doanh thông

tin để tránh cạnh tranh chồng chéo, gây bất ổn định và kém hiệu quả. Để cạnh tranh không kiềm chế gây rối loạn thị trường và làm cho nhiều cơ sở phải giải thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng của thị trường thông tin, lãng phí về vốn đầu tư là yếu tố mà chúng ta đang thiếu hụt rất lớn. Vì vậy, khi cấp giấy phép thành lập các tổ chức kinh doanh thông tin, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét tính cơ cấu và khu vực hoạt động thông tin để phát triển mạng lưới thông tin có tính hiệu quả trong tổng thể nền kinh tế.

Việc cấp giấy phép và kiểm soát các tổ chức kinh doanh thông tin nếu không thể do một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm (Bộ, Sở văn hóa thông tin) do tính chất chuyên ngành của các thông tin kinh tế, có thể có thêm cơ quan chủ quản khác. Trong trường hợp này, cần có các văn bản liên ngành để thống nhất cơ chế quản lý và phân công phạm vi, trách nhiệm quản lý, tránh quản lý chồng chéo, trùng lắp, gây khó khăn phiền hà cho các tổ chức thông tin. Đồng thời cần sớm chuyển sang chế độ một cửa quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề tổ chức quản lý của hệ thống thị trường thông tin.

c) Các tổ chức kinh doanh thông tin cần có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, linh hoạt và có trình độ chuyên môn cao, thu hút được các chuyên gia giỏi để tăng khả năng cạnh tranh. Thị trường thông tin thực chất là thị trường sản phẩm chất xám. Vì vậy, vấn đề trung tâm của các tổ chức thông tin là có những đường lối chiến lược và những biện pháp hữu hiệu để thu hút, tuyển dụng chuyên gia, đào tạo đội ngũ người lao động cũng như khai thác hiệu quả các tiềm năng của họ. Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, thường có một cơ cấu tổ chức tương đối ổn định để thực hiện các quy trình công nghệ bắt buộc, các doanh nghiệp thông tin nên có một cơ cấu cởi mở hơn. Cơ cấu này có thể cho phép người lao động có nhiều mối quan hệ với bên ngoài, coi trọng mối quan hệ hơn các kết cấu bên trong. Có thể sử dụng các dịch vụ của các chuyên gia thuộc các tổ chức, cơ quan bên ngoài.

Trao nhiều thẩm quyền cho các chuyên gia để họ có thể khai thác tốt năng

lực làm việc cũng như các mối quan hệ bên ngoài đồng thời phải có những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để tránh dò rỉ chất xám ra bên ngoài không kiểm soát được. Đây là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh ở thị trường thông tin. Chiến lược này cần có sự phối hợp với các hệ thống thông tin khác của nền kinh tế và sự hỗ trợ từ các cơ quan đào tạo của Chính phủ và quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, các trung tâm đào tạo).

Nội dung đào tạo không chỉ cập nhật các kỹ năng về sử dụng công nghệ thông tin, các phương pháp thu thập, xử lý và truyền tin mà cả những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động mà hệ thống thông tin phục vụ.

d) Tổ chức cơ sở dữ liệu là một bộ phận cơ bản của hệ thống thông tin thị trường. Việc tổ chức các cơ sở dữ liệu mạnh không chỉ đòi hỏi những đầu tư lớn về công nghệ thông tin để xử lý và lưu trữ, cung cấp các dữ liệu cần thiết cho nhu cầu thông tin của nền kinh tế thị trường mà còn đòi hỏi khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau của các tổ chức thông tin. Những cơ sở dữ liệu lớn thường chỉ có thể tổ chức được ở các cơ quan quản lý kinh tế của Chính phủ, các tổ chức thông tin trong hệ thống thông tin riêng của Chính phủ hay một số tập đoàn kinh tế lớn. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy hệ thống thị trường thông tin , nhất là các hệ thống mạng diện rộng hay mạng internet chỉ có thể phát huy được tác dụng nếu tổ chức được các cơ sở dữ liệu mạnh cung cấp thông tin cho các mạng đó. Các cơ sở đó thường thuộc về các cơ quan, tổ chức Chính phủ hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ có lực lượng chuyên gia nghiên cứu giàu kinh nghiệm, có hệ thống báo cáo kinh tế ổn định và cập nhật do thẩm quyền quản lý trong hệ thống kinh tế. Ví dụ ở Hàn quốc, hoạt động thông tin internet cũng như thị trường thông tin kinh tế chủ yếu dựa vào sự tham gia của các cơ sở dữ liệu của các tổ chức sau:

- Viện nghiên cứu phát triển Hàn quốc (KDI) với các ban, chương trình nghiên cứu và một trung tâm máy tính lớn đảm bảo cung cấp thông tin cho mạng thông tin internet và liên kết mạng dữ liệu với các viện nghiên

cứu khác. Ngoài ra, viện này còn cung cấp các phần mềm phân tích kinh tế, tư vấn hỗ trợ cho các khách hàng, nhất là các trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan chính phủ.

- Cục thống kê quốc gia (NS0): có một cơ sở dữ liệu khổng lồ, khoảng 1,46 triệu nhóm dữ liệu được thu thập từ trong và ngoài nước để cung cấp cho các khách hàng có nhu cầu.

- Hệ thống thông tin quốc gia Hàn quốc (K0SIS) có khoảng trên 300 nghìn nhóm dữ liệu và có thể truy nhập qua mạng máy tính các dữ liệu từ cục thống kê quốc gia để cung cấp thông tin cho người sử dụng.

- Tập đoàn Sam Sung: với các viện, dự án cung cấp các thông tin kinh tế, công nghệ, các dịch vụ đào tạo, tư vấn thông tin cho khách hàng.

Qua hệ thống thông tin của tập đoàn này có thể xâm nhập vào hệ thống thông tin công nghệ cao của IBM, Toshiba, NEC,...

- Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn quốc (K.A.I.S.T) với hệ thống thông tin liên kết các cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ ở các địa phương trong nước cũng như với các nước khác [11].

Ở nước ta hiện nay, hệ thống thông tin kinh tế Chính phủ có các cơ sở dữ liệu mạnh của các cơ quan sau:

- Tổng cục Thống kê: với hệ thống bao gồm nhiều nhóm thông tin thu thập được qua hệ thống báo cáo thống kê từ địa phương, cơ sở lên trung ương và qua các điều tra thống kê do các vụ, viện nghiên cứu của Tổng cục đảm nhận. Nhưng cho đến nay, sản phẩm của Tổng cục thống kê giới thiệu vào thị trường thông tin kinh tế còn hạn chế, do chưa có một quy chế cởi mở cho sự tham gia của tổ chức này vào thị trường mà vẫn chỉ được xem như một cơ quan thông tin phục vụ cho nhu cầu thông tin của Chính phủ là chủ yếu.

- Bộ Kế hoạch và đầu tư với các dự án phát triển hệ thống thông tin gần đây có thể cung cấp nhiều loại thông tin kinh tế khác nhau, đặc biệt là những phân tích, dự đoán kinh tế ở tầm vĩ mô, những định hướng, quy

hoạch phát triển có thể giúp cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để hoạch định các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển của mình.

- Bộ Tài chính với trung tâm tin học có thể thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước cho những người có nhu cầu.

- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với các viện nghiên cứu và các trung tâm thông tin có các cơ sở dữ liệu lớn kết nối với bên ngoài có thể cung cấp các thông tin về khoa học, công nghệ cho người sử dụng.

- Bộ Thương mại với trung tâm thông tin và xúc tiến thương mại và một số cơ sở dữ liệu khác cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các dịch vụ tư vấn, quảng cáo...

Ngoài ra còn có nhiều cơ quan, tổ chức khác với những tiềm lực về thông tin lớn. Nhưng cho đến nay khả năng tham gia của các tổ chức này vào thị trường thông tin còn rất hạn chế. Một mặt, do chế độ bảo mật thông tin trong các hệ thống thông tin này chỉ cho phép tự do hóa, thương mại hóa một số ít thông tin. Hơn nữa, hệ thống luật về thông tin hiện nay chưa thống nhất, chưa đầy đủ, hoàn chỉnh cũng không khuyến khích các tổ chức này tham gia vào thị trường. Cần có các biện pháp khuyến khích các tổ chức này phát huy tiềm lực của họ để phát triển thị trường thông tin. Điều đó không chỉ thỏa mãn được các nhu cầu thông tin của nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế của các hệ thống thông tin của đất nước. Muốn vậy, Nhà nước cần:

+ Thể chế hóa các hoạt động thị trường của các hệ thống thông tin Chính phủ.

+ Chọn lọc và phân loại các thông tin để xác định rõ chế độ bảo mật hữu hiệu đối với những thông tin có liên quan đến các bí mật quốc gia, đồng thời tự do hóa, xã hội hóa các thông tin dùng chung dưới hình thức thương

mại hóa hoặc cung cấp miễn phí cho tất cả những người có nhu cầu để tạo sức phát triển, sức cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội.

3.2.3.2. Các kiến nghị về hoạt động của hệ thống

Do mới hình thành và phát triển nên hệ thống thông tin thị trường còn hoạt động với tính tự phát cao do đó cần phải đưa các hoạt động này vào các định hướng và phát triển đa dạng toàn diện. Đó là các định hướng sau đây:

- Mở rộng phạm vi hoạt động thông tin về các địa bàn nông thôn để góp phần triển khai thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi phải đổi mới công nghệ, tư duy và khả năng hoạt động kinh tế thị trường của tất cả các đơn vị kinh tế, trong đó yêu cầu cấp bách là ở các vùng nông thôn. Đi đôi với chiến lược giáo dục đào tạo của Nhà nước, hệ thống thị trường thông tin cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao trình độ công nghệ, kinh doanh của các đơn vị này. Muốn vậy, cần phải giải quyết hợp lý các vấn đề sau:

+ Lựa chọn hình thức công nghệ thông tin phù hợp với khả năng tiếp nhận, đặc điểm của những người sử dụng tin ở khu vực này. Do đầu tư về công nghệ thông tin ở vùng này còn rất kém nên việc chuyển giao các công nghệ mới nhất khó thực hiện được. Vì vậy cần chú trọng các hình thức thông tin truyền thống: ấn phẩm, ngoài trời, phương tiện thông tin đại chúng, dịch vụ hướng dẫn, đào tạo trực tiếp qua các chuyên gia...

+ Giá cả các sản phẩm thông tin thấp để phù hợp với khả năng thanh toán rất hạn chế của khu vực này. Muốn thực hiện được chính sách giá thấp ở khu vực thị trường này, các doanh nghiệp thông tin cần khai thác thêm các khu vực thị trường khác (thành thị, nước ngoài) với chính sách giá cao hơn để bù đắp được các chi phí cố định và có được khả năng sinh

lợi lớn hơn. Với các biện pháp tiết kiệm các chi phí khi đưa thông tin vào thị trường này sẽ giúp cho các tổ chức kinh doanh thông tin khả thi chính sách giá thấp.

- Cùng với đa dạng hóa các sản phẩm thông tin, cần có các biện pháp quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ:

+ Xuất bản các catalô giới thiệu các nguồn thông tin kinh tế trong và ngoài nước.

+ Danh mục các xuất bản quan trọng về thông tin kinh tế trong năm, những loại thông tin và địa điểm, thời gian, giá cả mà khách có thể mua.

+ Tên, địa chỉ, phạm vi hoạt động, các sản phẩm của các tổ chức thông tin, các khả năng và điều kiện tiếp cận của khách hàng với các tổ chức đó.

- Phát triển thị trường công nghệ thông tin rộng khắp tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển thị trường thông tin nói riêng và hệ thống thông tin kinh tế nói chung và sự hội nhập với hệ thống thông tin quốc tế, với các biện pháp sau:

+ Nội địa hóa các máy tính, thiết bị kỹ thuật thông tin cùng với giảm giá phù hợp với sức mua của đa số khách hàng nước ta. Việc khai thác các dịch vụ intrenet chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đưa máy tính vào các hệ thống thông tin của các đơn vị tổ chức kinh tế trong cả nước, nhất là các gia đình.

+ Phát triển các chương trình phần mềm trong nước theo hướng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để mọi người đều có thể hiểu và sử dụng được.

Đối với các thông tin, dữ liệu từ nguồn nước ngoài chỉ có một số giới chuyên môn có nhu cầu, có thể dịch hoặc sử dụng trực tiếp ngôn ngữ gốc vì các chuyên gia có trình độ ngoại ngữ nhất định.

+ Triển khai một cách có hệ thống và thường xuyên các dịch vụ tin học (hướng dẫn sử dụng, cài đặt phần mềm, dịch vụ internet,...) để nâng cao trình độ hiểu biết của các khách hàng, giúp họ khai thác có hiệu quả các đầu tư công nghệ thông tin, tạo khả năng cho việc xâm nhập công nghệ thông tin vào trong quá trình các hoạt động kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Đây là những tiền đề quan trọng để kinh tế nước ta theo được xu hướng chung của thế giới hiện nay: chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin.

- Đưa tư tưởng marketing hiện đại vào thị trường thông tin: coi trọng việc thỏa mãn lợi ích của khách hàng chứ không coi trọng việc bán bản thân sản phẩm thông tin. Quán triệt được tư tưởng đó sẽ khiến cho các tổ chức cung cấp các sản phẩm thông tin thấy rõ trách nhiệm của họ không chỉ trong quá trình thông tin mà còn quan tâm đến lợi ích, hiệu quả của việc sử dụng các thông tin đó ở người sử dụng tin. Nếu chỉ quan tâm đến việc bán được sản phẩm để thu tiền vào túi của mình như một số tổ chức thông tin hiện nay đang làm, có thể gây ra hậu quả khó lường đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, do thông tin sai, thông tin lỗi thời,... Khi các tổ chức thông tin coi trọng khách hàng, vì lợi ích của khách hàng, họ sẽ có trách nhiệm nhiều hơn đối với tính trung thực, khoa học, đến chất lượng của các thông tin cung cấp. Đồng thời tìm được đúng khách hàng thực sự có nhu cầu về các thông tin nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin với cả người bán và người mua thông tin.

- Chuẩn hóa và thống nhất hệ thống phân loại các thông tin kinh tế, làm cơ sở cho việc thực hiện chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng thông tin kinh tế.

Hiện nay hệ thống thông tin kinh tế nước ta chưa có một hệ thống phân loại, phân mục thống nhất. Điều này gây khó khăn trong việc phát triển các tổ chức hoặc các chương trình thông tin chuyên môn hóa. Vì vậy,

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế THÔNG TIN KINH tế TRONG sự PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG nước TA HIỆN NAY (Trang 180 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(207 trang)
w