Các giải pháp đối với hệ thống thông tin của Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế THÔNG TIN KINH tế TRONG sự PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG nước TA HIỆN NAY (Trang 190 - 201)

hệ thống thị trường thông tin và hệ thống thông tin doanh nghiệp. Được đầu tư về công nghệ thông tin tốt nhất với các cơ sở dữ liệu khổng lồ và có nhiều đầu mối với các hệ thống thông tin quốc tế (đặc biệt của các tổ chức quốc tế và thế giới), hệ thống thông tin này cần phát huy vai trò trụ cột của mình trong hệ thống thông tin kinh tế nước ta. Nhưng cho đến những năm gần đây, hệ thống này thường tỏ ra trì trệ, ách tắc, ít tham gia vào thị trường thông tin và cũng ít hỗ trợ cho hệ thống thông tin của các cơ sở kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều cơ quan của Chính phủ đã có dự án hoàn thiện, đổi mới hệ thống thông tin kinh tế của họ. Đó là các dự án của Bộ kế hoạch đầu tư (với sự giúp đỡ của EU) dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2000, của Tổng cục thống kê, của Bộ Tài chính về phát triển công nghệ thông tin (nối mạng, phát triển cơ sở dữ liệu,...) và đổi mới hệ thống chỉ tiêu kinh tế, chế độ báo cáo cũng như của các bộ ngành khác trong Chính phủ.

Các dự án này đã đề ra mục tiêu cải thiện một cách toàn diện hệ thống thông tin kinh tế của ngành, lĩnh vực mà các cơ quan đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Tuy nhiên việc phát triển các hệ thống này tương đối độc lập có thể dẫn đến việc thu thập, xử lý, lưu trữ các thông tin trùng lặp, chồng chéo, gây tốn kém cho việc đầu tư và duy trì hệ thống thông tin của mỗi cơ quan. Với quan điểm quản lý thống nhất nền kinh tế, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin hiện đại, nhất là các kỹ thuật kết nối mạng gợi ý các nhà quản lý phối hợp các hệ thống thông tin của các bộ ngành trong một mạng lưới thống nhất, có phân chia thẩm quyền và khu vực chuyên môn hóa.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

a) Thống nhất bảng phân loại các chỉ tiêu kinh tế về tên gọi, nội dung, phương pháp tính toán. Tuy có sự khác nhau về mặt kỹ thuật, về mức độ tổng hợp của các hiện tượng kinh tế mà các thông tin phản ánh, nhưng

những thông tin kinh tế cần phải đảm bảo tính nhất quán, đặc biệt là những thông tin kinh tế vĩ mô có khả năng tổng hợp so sánh cao. Cần có sự chuyển đổi giữa hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các ngành với hệ thống chỉ tiêu SNA.

Để phản ánh giá trị sản phẩm đầu ra của các hoạt động sản xuất kinh doanh, các bộ, ngành nên thống nhất theo quan điểm của Tổng cục thống kê đưa ra trong dự án đổi mới hệ thống thông tin thống kê, bao gồm hai chỉ tiêu giá trị:

- Giá trị sản xuất - Giá trị tăng thêm

Trong đó: giá trị sản xuất được tính chỉ nên dựa vào doanh thu của các đơn vị sản xuất kinh doanh để giúp cho Chính phủ nắm bắt được giá trị hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế, sự lưu chuyển của tiền tệ trên các thị trường hàng hóa, từ đó có những chính sách thích hợp đối với thị trường hàng hóa, tiền tệ.

Giá trị tăng thêm được xác định căn cứ vào giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

Cụ thể: Giá trị tăng thêm = giá trị sản xuất - chi phí trung gian

Chỉ tiêu này đánh giá Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do các ngành khác nhau tạo ra vì: GDP = Tổng giá trị tăng thêm.

Hai chỉ tiêu này có thể sử dụng cho tất cả các ngành, các loại hình sản xuất kinh doanh và có thể dễ dàng tổng hợp từ các đơn vị cơ sở lên các ngành, các cấp cũng như nền kinh tế quốc dân.

Các chỉ tiêu khác (doanh thu từ sản xuất công nghiệp - trong hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp, các khoản trừ giảm, doanh thu thuần trong biểu B02. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bộ Tài chính..) có thể

có ý nghĩa kinh tế đối với các doanh nghiệp nhưng thực tế khó tổng hợp lên các cấp trên và ít có ý nghĩa đối với việc ra các chính sách kinh tế vĩ mô.

Tương tự như vậy, đối với chỉ tiêu về lao động, vốn, tiền tệ,... cần có sự thống nhất giữa các bộ ngành và các cấp để tránh tình trạng cùng một hiện tượng kinh tế, một quá trình kinh tế các doanh nghiệp phải báo cáo theo các chỉ tiêu khác nhau cho các cơ quan khác nhau. Đồng thời, cần phân loại hệ thống thông tin kinh tế theo phạm vi sử dụng:

- Các chỉ tiêu dùng chung cho nhiều cơ quan quản lý khác nhau của Chính phủ.

- Các chỉ tiêu phục vụ cho quản lý chuyên ngành.

Khi đã thực hiện được nối mạng liên cơ quan của Chính phủ, những chỉ tiêu dùng chung nên do một tổ chức chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp, có thể là Tổng cục Thống kê. Các thông tin chuyên ngành có thể do mỗi cơ quan quản lý, hoặc phối hợp giữa một số cơ quan.

Ví dụ: Hệ thống thông tin quản lý nợ nên phối hợp quản lý giữa Bộ kế hoạch và đầu tư với Bộ Tài chính và Ngân hàng, chế độ thông tin báo cáo nhanh tình hình sản xuất kinh doanh phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành kinh tế, v.v...

Như vậy có thể giảm nhẹ các hoạt động thu thập, xử lý thông tin ở các hệ thống thông tin trong mỗi cơ quan của Chính phủ, giảm sự ách tắc, trì trệ của hệ thống này. Đồng thời cũng giảm bớt các chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo của các cơ quan chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp để thu thập các thông tin từ cơ sở phân loại thống nhất hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, phân ngành phân cấp một cách khoa học và hợp lý cúng tạo điều kiện khai thác có hiệu quả của công nghệ thông tin hiện đại.

b) Thực hiện nối mạng các cơ sở dữ liệu quan trọng trong hệ thống thông tin chính phủ.

Hiện nay có 6 trung tâm dữ liệu quan trọng nằm ở các bộ ngành sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Bộ Tài chính.

- Bộ Thương mại.

- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Tổng cục Thống kê.

Ngoài ra các bộ ngành khác cũng có các cơ sở dữ liệu riêng của mình. Các cơ sở dữ liệu này được trang bị các trung tâm máy tính với công suất lớn và hầu như tất cả các cơ quan trung ương của Chính phủ và nhiều cơ quan ở các cấp chính quyền địa phương đã được trang bị máy tính cá nhân. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện nối mạng diện rộng trong Chính phủ. Tuy nhiên để thực hiện được việc nối mạng này đòi hỏi các bộ ngành trong Chính phủ phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề sau đây:

- Trước hết thực hiện được nối mạng nội bộ từng cơ quan của Chính phủ và tập trung các dữ liệu, thông tin vào một cơ sở dữ liệu chung.

Hiện nay nhiều cơ quan Chính phủ có các trung tâm máy tính được trang bị những máy tính với bộ nhớ rất lớn. nhưng hầu như chỉ được sử dụng một phần rất nhỏ công suất. Việc nối mạng, xây dựng một trung tâm dữ liệu tập trung sẽ giúp cho việc lưu thông các thông tin giữa các bộ phận trong các cơ quan của Chính phủ, giảm bớt sự chồng chéo, phân tán của các thông tin. Đồng thời cũng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực thông tin của Chính phủ.

- Có các biện pháp bảo mật hữu hiệu đối với các thông tin có tính chất bí mật quốc gia đặc biệt. Những biện pháp này cần đồng bộ, từ việc ban hành quy chế, hướng dẫn, giáo dục các công chức về ý thức trách nhiệm bảo vệ thông tin, việc phân chia thẩm quyền thông tin, các biện pháp

hành chính và các giải pháp công nghệ (mã hóa thông tin, hàng rào bảo vệ chống xâm nhập trái phép, chống vi rus,...).

Đồng thời có thể chế để mở rộng khả năng sử dụng các thông tin đem lại lợi ích chung cho nhiều người sử dụng khác nhau. Cần tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa việc truy cập các thông tin dùng chung qua việc nối mạng thông tin, cung cấp các thông tin cho thị trường hoặc miễn phí. Cung cấp các thông định hướng, dự báo, các thông tin kinh tế vĩ mô cho các đơn vị cơ sở qua hệ thống mạng thông tin thị trường (mạng intranet hoặc internet).

Ngay các thông tin cần bảo mật cũng cần phân loại để xác định các phạm vi bảo mật và thời gian bảo mật các thông tin. Từ đó có những quy định cụ thể về việc truyền đạt thông tin chỉ trong mạng nội bộ hay mạng liên ngành và mạng intrenet và các biện pháp bảo vệ thông tin hợp lý. Cần xác định quan hệ hợp lý giữa bảo mật với xã hội hóa thông tin để nâng cao tính hữu ích của thông tin.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm thông tin của các bộ ngành trong Chính phủ, có sự phân công hợp lý các quá trình thu thập và xử lý thông tin, tránh thu thập các thông tin chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ qua những thông tin cần thiết. Muốn vậy, cần có các nghiên cứu về nhu cầu thông tin của các cơ quan của Chính phủ, xác định các nhu cầu thông tin dùng chung có liên quan đến hoạt động của nhiều bộ phận, cơ quan trong Chính phủ và các nhu cầu thông tin chuyên ngành. Từ đó có những quy định cụ thể về các hệ thống chỉ tiêu thông tin kinh tế do từng cơ sở dữ liệu thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp. Chỉ có một sự phối hợp thống nhất các trung tâm thông tin qua nối mạng mới có thể giúp khai thác tính kinh tế của quy mô trong hệ thống thông tin Chính phủ, khai thác tối đa những đầu tư đã thực hiện cho hệ thống thông tin của Chính phủ. Từ đó tăng cường

sức mạnh thông tin của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường mở cửa hiện nay.

- Chú ý tính cân đối trong đầu tư cho hệ thống thông tin giữa các cơ quan, các bộ ngành trong Chính phủ, giữa đầu tư cho công nghệ phần cứng (máy tính, thiết bị truyền tin, thiết bị in...) với công nghệ phầm mềm (chương trình tính toán, lưu trữ thông tin, nối mạng, hệ thống bảo vệ,...) và kỹ năng , trình độ của đội ngũ công chức. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án đào tạo, đội ngũ công chức trong các cơ quan Chính phủ đã làm quen, sử dụng được một số chương trình máy tính nhưng với đa số công chức cần qua các lớp đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ tin học. Có như vậy mới dần đi tới tin học hóa các công việc văn phòng của các cơ quan Chính phủ. Nhờ đó có thể khai thác công nghệ thông tin để cải thiện tình hình thông tin, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

c) Tiếp tục hoàn thiện các chế độ thông tin kinh tế.

Như đã phân tích ở chương 2, để tránh trùng lặp, chồng chéo, chậm trễ trong tập hợp các thông tin kinh tế từ cơ sở lên các cấp quản lý kinh tế của Chính phủ, các cơ quan chính phủ (Bộ, Tổng cục...) cần đưa ra một chế độ báo cáo kinh tế thuận lợi cho các tổ chức kinh tế cấp dưới, cụ thể là:

- Giảm bớt và đơn giản hóa các chỉ tiêu kinh tế. Các cơ quan chính phủ chỉ nên quy định báo cáo các chỉ tiêu có thể tổng hợp được để nắm bắt các động thái chung của các hệ thống lớn trong nền kinh tế chứ không nên yêu cầu các cơ sở báo cáo những chỉ tiêu về tình hình có tính cá biệt của từng doanh nghiệp để nắm giữ nó, trừ những trường hợp đặc biệt (các doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư trọng điểm, những doanh nghiệp có chức năng đặc biệt trong nền kinh tế). Các chỉ tiêu phải đảm bảo tính nhất

quán về nội dung, phương pháp tính toán từ cơ sở lên ngành và thống nhất ở các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau.

- Tránh sự trùng lặp về các chỉ tiêu kinh tế trong các chế độ báo cáo của các cơ quan khác nhau đối với cùng một tổ chức kinh tế. Muốn vậy cần có những thỏa thuận liên bộ, liên cơ quan trong việc ban hành các chế độ báo cáo, như: Bộ chủ quản với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các bộ ngành khác. Nhất là trong điều kiện có khả năng nối mạng giữa các cơ quan chính phủ, mỗi thông tin chỉ nên truy nhập vào một lần và được lưu giữ ở một nơi, còn những cơ quan khác khi cần có thể lấy các thông tin đó từ cơ sở dữ liệu nhờ mạng máy tính. Như vậy, vừa giảm bớt sự cồng kềnh cho hệ thống thông tin của Chính phủ, vừa giảm bớt số lần lập báo cáo cho các tổ chức cấp dưới.

- Hướng dẫn trực tiếp hoặc có những chỉ dẫn cụ thể để cấp dưới có thể dễ dàng thực hiện các báo cáo. Hơn nữa, sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới cũng tránh được việc hiểu khác nhau về nội dung của các chỉ tiêu kinh tế. Cần có sự thay đổi về quyền và trách nhiệm trong các hoạt động trao đổi thông tin kinh tế giữa hệ thống thông tin của Chính phủ với hệ thống thông tin của các doanh nghiệp. Có như vậy, Chính phủ mới nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế đất nước qua một mạng lưới thông tin tin cậy để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình. Tính phi thị trường trong quan hệ thông tin giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ cần duy trì, nhưng điều đó không có nghĩa là duy trì quan hệ thông tin một chiều, người nhận là các cơ quan chính phủ, còn người cung cấp thông tin là các doanh nghiệp và các tổ chức cấp dưới. Sự trao đổi thông tin ở tầm vi mô (từ các doanh nghiệp) với các thông tin kinh tế vĩ mô (được tổng hợp ở các cơ quan chính phủ) sẽ tránh được các ách tắc thông tin, phục vụ kịp thời cho nhu cầu thông tin quản lý kinh tế vĩ mô cũng như vi mô.

- Có các quy định cụ thể về tính pháp lý của từng loại thông tin, xác định quyền và trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia vào các quá trình thông tin (người cung cấp, người nhận, người sử dụng tin), thẩm quyền của họ đối với các loại thông tin khác nhau.

d) Có một cơ chế cụ thể để thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bộ phận trong hệ thống thông tin Chính phủ vào thị trường thông tin kinh tế.

Sự tham gia của các tổ chức thông tin kinh tế chính phủ vào thị trường thông tin kinh tế nước ta hiện nay sẽ tạo ra các trụ đỡ để phát triển hệ thống thông tin thị trường. Với tiềm lực về thông tin kinh tế rất lớn, các tổ chức thông tin kinh tế trong hệ thống thông tin chính phủ sẽ là các nhà cung cấp thông tin kinh tế trong ngoài ngoài nước cho thị trường. Có khả năng kết nối thông tin với các tổ chức kinh tế quốc tế, các tổ chức thông tin chính phủ sẽ góp phần mở rộng mạng lưới thông tin thị trường. Mặt khác, việc tham gia vào thị trường thông tin cũng sẽ tạo ra một nguồn thu đáng kể để

duy trì

và phát triển hệ thống. Tuy nhiên, việc duy trì hai chế độ thông tin cho một hệ thống có thể gây nên nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần phải giải quyết, như:

- Xác định các loại thông tin có thể thương mại hóa hoặc cung cấp miễn phí cho những người có nhu cầu sử dụng và những loại tin chỉ phục vụ cho nội bộ bên trong hệ thống.

- Giới hạn phạm vi, các bộ phận trong hệ thống thông tin Chính phủ có thể tham gia vào thị trường.

- Tăng cường công tác bảo vệ, kiểm soát hệ thống, tránh việc mua bán, tiết lộ các thông tin cần bảo mật thông qua các đầu mối quan hệ với hệ thống thông tin thị trường, nhất là qua các mạng máy tính.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ KINH tế THÔNG TIN KINH tế TRONG sự PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG nước TA HIỆN NAY (Trang 190 - 201)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(207 trang)
w