Công cuộc đổi mới để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước chính thức bắt đầu từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam (tháng 12 năm 1986). Sau hơn mười năm thực hiện, nước ta đã có những thay đổi lớn trong nền kinh tế. Kinh tế thị trường đã định hình, đang tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển trong điều kiện giữ vững định hướng XHCN.
Cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã có những đặc trưng mới sau đây:
a) Nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Theo chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta, Nhà nước đã tạo những tiền đề pháp lý và những điều kiện chính trị, xã hội để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế.
Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế. Hai thành phần này được tạo thành từ sự chuyển đổi các DNNN và các hợp tác xã trước đây hay được hình thành mới. Các DNNN đã có những thay đổi lớn, trở thành các đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập từ sau khi thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh XHCN đối với các DNNN. Việc ban hành Luật doanh nghiệp nhà nước (tháng 4/1995) và Luật hợp tác xã (tháng 1/1997) cũng như nhiều văn bản khác đã giúp cho các DNNN và các hợp tác xã củng cố và đổi mới, có thể cạnh trạnh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đồng thời
vẫn giữ được vai trò định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.
Luật đầu tư nước ngoài, luật công ty và nhiều văn bản pháp quy khác được ban hành đã khuyến khích sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế: Hộ gia đình kinh doanh trong nhiều ngành nghề, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; các công ty tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh vốn của nhiều loại hình sở hữu, v.v...
Sự ra đời của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã giúp cho nền kinh tế nước ta thu hút được nhiều nguồn lực từ trong nước cũng như ngoài nước. Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp có những mặt trái của nó, nhưng đã tạo động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để đổi mới và phát triển.
b) Nền kinh tế đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chỉ trong thập kỷ 90 này, nước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ năm 1991, cơ cấu GDP theo các ngành đã có sự chuyển dịch như sau:
Bảng 2: Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
Ngành kinh tế 1991 1995 1998 1999
- Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5% 27,5% 26,0% 25,8 - Công nghiệp, xây dựng 23,8% 30.4% 32,7% 33,5
- Dịch vụ, thương mại 35,7% 42,4% 41,3% 40,7
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta đang thay đổi theo xu hướng chung của thế giới, phát triển mạnh một số ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tạo ra sự
năng động cho nền kinh tế, giúp cho chúng ta giữ vững được tốc độ tănng trưởng cao trong những năm qua. Việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng còn tạo điều kiện để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành dịch vụ phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu kinh tế quốc tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế thế giới. Một số ngành mới tuy chưa có tỷ lệ đáng kể trong nền kinh tế nhưng góp phần tạo ra một cơ cấu hiện đại (tin học, bảo hiểm, tài chính, v.v...).
Hơn nữa, những chính sách phát triển vùng kinh tế mới của Đảng, Nhà nước trong những năm vừa qua đã tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng. Những dự án đầu tư lớn vào khu vực nông thôn, khu vực có điều kiện phát triển khó khăn cũng nhằm nâng cao trình độ chung của các vùng kinh tế, tránh hiện tượng phát triển của các cực, các đầu mối kinh tế lớn.
c) Kinh tế thị trường từng bước phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới.
Từ chỗ "ngăn sống cấm chợ" sau hơn 10 năm chúng ta đã phát triển, tạo ra sự lưu thông tự do của nhiều hàng hóa trên thị trường. Các hoạt động kinh tế về cơ bản được vận hành theo cơ chế thị trường với các quy luật đặc trưng của nó: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và các quy luật kinh tế khác. Tuy vẫn còn những trục trặc trong cơ chế, do sự mới mẻ trong các hoạt động ở nhiều bộ phận thị trường khác nhau (thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai...) nhưng thị trường nước ta đã được hình thành và phát triển. Hơn nữa, việc giao lưu giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh.
Nếu 1990 tổng giá trị xuất khẩu nước ta là 2.404,0 triệu rúp - đô la, nhập khẩu là 2.752,4 triệu rúp - đô la, thì 1997 xuất khẩu ước tính là 8.900 triệu USD nhập khẩu là 11.271 triệu USD [16]. Nước ta đã trở thành thành
viên khối ASEAN và đã gia nhập khối kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và hướng tới tổ chức mậu dịch thế giới (WT0).
d) Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ, các phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Từ chỗ là người chỉ huy, điều hành toàn bộ nền kinh tế thông qua hệ thống kế hoạch từ trung ương đến cơ sở, những năm vừa qua Nhà nước đã thay đổi cơ bản vai trò kinh tế cũng như hệ thống các công cụ, chính sách, phương pháp lãnh đạo kinh tế của mình.
Mặc dù vẫn coi trọng công cụ kế hoạch trong định hướng nền kinh tế và thực tế vẫn sử dụng các yếu tố có sẵn từ bộ máy trước đây, vai trò và nội dung, phương pháp kế hoạch hóa hiện nay đã thay đổi cơ bản.
Thông qua hệ thống kế hoạch, Nhà nước chỉ xác định các phương hướng, những cân đối quan trọng của nền kinh tế chứ không giải quyết các vấn đề của từng doanh nghiệp như trước đây. Hoạt động kế hoạch hóa hiện nay chú ý nhiều đến công tác dự đoán kinh tế, dự báo các xu hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế quốc dân cũng như hỗ trợ cho các ngành, các doanh nghiệp các thông tin định hướng để đón bắt các cơ hội trong tương lai...
Đồng thời nghiên cứu, đưa ra phương án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như những định hướng đầu tư để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng nhiều công cụ để điều chỉnh, định hướng, tác động đến nền kinh tế thị trường, vừa tạo điều kiện cho cơ chế thị trường phát huy tính tích cực của nó, vừa bổ sung, hỗ trợ cho cơ chế đó.
Trong hơn mười năm qua, hệ thống pháp luật kinh tế không ngừng được bổ sung và hoàn thiện để theo kịp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Nhà nước cũng đã sử dụng có hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ cũng như các công cụ kinh tế khác để can thiệp vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau.
Việc sử dụng các công cụ, các phương pháp đa dạng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta trong những năm qua đã góp phần hạn chế những trục trặc, những nguy cơ, những ảnh hưởng tiêu cực
của kinh tế thị trường trong nước cũng như từ bên ngoài, giúp cho nền kinh tế nước ta giữ được sự tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong suốt thập niên 90 này.
2.1.2.2. Hệ thống kinh tế thị trường nuớc ta hiện nay
a) Các bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế thị trường nước ta Phát triển trên cơ sở hệ thống kinh tế trước đây, hơn mười năm qua, hệ thống kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều yếu tố mới và các quan hệ mới. Kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra nhiều loại hình doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp này cùng chịu sự chi phối của hai cơ chế kinh tế: cơ chế thị trường và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung. Sự phát triển kinh tế thị trường trong những năm qua cũng đã thay đổi vai trò, vị trí của người lao động và gia đình của họ trong nền kinh tế. Họ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một đơn vị độc lập chứ không phải là thành viên cấu thành của các xí nghiệp, hợp tác xã như trước đây.
Như vậy hệ thống kinh tế nước ta tạo thành từ các chủ thể cơ bản:
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại hình chủ yếu là:
- Các doanh nghiệp hoạt động có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập và hoạt động theo các luật doanh nghiệp. Cơ cấu các doanh nghiệp nước ta năm 1997 như sau:
Bảng 3: Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế
Loại doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ vốn (% trong tổng số vốn) của các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Nhà nước 6.000 43,04
- Doanh nghiệp tư nhân 23.500 1,88
- Công ty cổ phần 225 1,22
- Công ty TNHH 10.100 3,97
- Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
850 50,14
(Nguồn: Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp) Các doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, trong đó, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng ở nhiều ngành kinh tế.
- Các đơn vị kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau, chủ yếu là các chủ kinh doanh thương mại, một số ngành sản xuất, dịch vụ với quy mô nhỏ.
- Các hợp tác xã: là các đơn vị kinh tế tập thể chuyển đổi từ hợp tác xã trước đây hoặc mới thành lập theo luật hợp tác xã. So với trước đây, số lượng các hợp tác xã giảm nhiều nhưng sự duy trì và phát triển hợp tác xã đang là tất yếu khách quan, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường của những hộ sản xuất nhỏ. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối 1987 cả nước có 17.022 hợp tác xã và 36.352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp (thực chất là các hợp tác xã quy mô nhỏ). Nhưng kể từ khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) được thực hiện và Luật đất đai được ban hành (1993) thì các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất cũ không chuyển biến kịp với tình hình mới, phần lớn đã bị giải thể (93% tính đến 1993) và các hợp tác xã cũng bị giải thể (17,4%), chia tách hoặc chuyển đổi. Bên cạnh đó là các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xây dựng dịch vụ hoạt động ở cả nông thôn và thành thị.
Tổng hợp báo cáo đến năm 1996 cả nước có 13.664 hợp tác, chia theo các loại hình khác nhau và hoạt động chủ yếu ở nông thôn.
- Các hộ gia đình: đây là loại hình đơn vị kinh tế mới hình thành từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, các chỉ thị của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế họ gia đình ở nông thôn, như: chỉ thị 29 về giao đất giao rừng và củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi, chỉ thị 35 về phát triển kinh tế gia đình, v.v...
Cho đến nay đã có khoảng 12 triệu hộ sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau, trong đó chủ yếu là nông nghiệp (10 triệu hộ) và các ngành khác: thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, v.v...
- Các Công ty và Tổng công ty: những năm vừa qua, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa nhưng các doanh nghiệp trong nước chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, với sức cạnh tranh rất yếu. Từ đó có nhu cầu tăng cường sức cạnh tranh, giảm bớt rủi ro, tạo sự ổn định trong kinh tế cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước. Một trong các biện pháp giải quyết vấn đề này là tập trung hóa các doanh nghiệp qua việc thành lập các Tổng Công ty. Có hai loại Tổng công ty ra đời và hoạt động theo quyết định 90 và 91 ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, được gọi tắt là các Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91.
Đến nay đã có 18 Tổng công ty 91 và 79 Tổng công ty 90 trực thuộc các Bộ khác nhau. Các Tổng công ty này vừa có chức năng sản xuất kinh doanh như các tập đoàn sản xuất khác trong nền kinh tế thị trường, vừa là một cấp trong bộ máy quản lý của Nhà nước (tất cả các Tổng công ty được thành lập ở nước ta đều thuộc sở hữu Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong định hướng kinh tế, trong bình ổn thị trường và điều tiết kinh tế). Vì vậy các Tổng công ty này vừa nằm trong hệ thống sản xuất kinh doanh với tư cách là tập đoàn kinh tế, vừa nằm trong bộ máy của Nhà nước với tư cách là một đầu mối để thông qua đó Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô, tác động vào nền kinh tế thị trường nước ta.
+ Các đơn vị tiêu dùng: tham gia vào các nền kinh tế với tư cách là những người sử dụng cuối cùng các hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân hoặc xã hội.
Các loại chủ thể tiêu dùng cơ bản trong nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm:
- Cá nhân và hộ gia đình: là các đơn vị sử dụng các hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hoặc của gia đình họ, như một đơn vị cơ bản của xã hội.
- Các cơ quan nhà nước (Trung ương và địa phương): là các đơn vị tiêu dùng quan trọng đối với một số loại hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn các nhu câù hoạt động của mình. Các sản phẩm phục vụ cho công tác văn phòng, các hoạt động y tế, giáo dục và các loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác của các tổ chức, các cơ quan nằm trong bộ máy của Nhà nước từ trung ương tới địa phương.
- Các tổ chức, đơn vị tiêu dùng khác: tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế, các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu về các hàng hóa dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu phi sản xuất, v.v...
Trong các loại đơn vị tiêu dùng này, loại hình đơn vị quan trọng nhất là gia đình nên các nhà kinh tế thường lấy hộ gia đình là đại diện cho người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.
+ Các chủ nguồn lực: là các tổ chức sở hữu các nguồn lực sản xuất của xã hôi. Các loại đơn vị thuộc loại này trong nền kinh tế bao gồm:
- Các gia đình: là chủ sở hữu nhiều loại nguồn lực sản xuất của xã hội. Sự phát triển kinh tế thị trường nước ta đã thừa nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cũng như một số quyền sử dụng đất đai, tài nguyên. Cá nhân và gia đình còn là những người chủ sở hữu các loại vốn bằng tiền, thông tin, tri thức, v.v... Gia đình là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội.
Họ sẽ lựa chọn sử dụng các nguồn lực của họ như thế nào với việc tham gia vào thị trường các yếu tố sản xuất với tư cách là người bán.
- Nhà nước: là chủ sở hữu các tài sản công, các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của đất nước ta hiện nay. Nhà nước sử dụng một phần nguồn lực để triển khai các hoạt động quản lý kinh tế xã hội hoặc các hoạt động phục vụ công cộng mang tính chất phi kinh tế như an ninh, quốc
phòng, y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, v.v...). Một phần nguồn lực quan trọng được sử dụng vào mục đích kinh doanh thông qua các tổ chức kinh tế của Nhà nước. Với tư cách đó, Nhà nước là người chủ các nguồn lực tham gia vào thị trường các yếu tố sản xuất như các loại chủ thể khác.
- Các tổ chức khác: các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia vào nền kinh tế với tư cách là người bán các yếu tố sản xuất (vốn, tư liệu sản xuất, thông tin, v.v...), cũng như nhiều loại hình tổ chức khác.
Như vậy, nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay được tạo thành chủ yếu từ ba loại hình tổ chức kinh tế cơ bản: doanh nghiệp, gia đình và Nhà nước. Các tổ chức này có các chức năng khác nhau trong nền kinh tế.
Sự liên kết các tổ chức này tạo nên các hệ thống lớn trong nền kinh tế: sản xuất, thị trường, tiêu dùng và hình thành hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, có mối quan hệ mở cửa với kinh tế thế giới.
Các loại hình tổ chức kinh tế tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường, do đó vận hành theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Nhà nước vào nền kinh tế nước ta với tư cách là người quản lý ở tầm vĩ mô toàn bộ nền kinh tế.
Có thể mô hình hóa hệ thống kinh tế nước ta theo mô hình sau:
2' 6 6' 1 Thị trường
h ng tiêuà dùng
Các
doanh nghiệp Nh nà ước Các hộ
gia đình
Thị trường các yếu tố sản xuất
2
1'
5
5'
7
7'