CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
3.1. Tổng quan về NHTMCP ĐT&PT Việt Nam các CN trên địa bàn TPHCM
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, luôn đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là NHTM lâu đời nhất Việt Nam, trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (từ ngày 26/04/1957)
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981) Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990) Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (27/04/2012)
Từ năm 2012, BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTM cổ phần, đây thực sự là cuộc cách mạng, chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTM nhà nước. Quá trình cổ phần hoá tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả, tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước, tạo sự thúc đẩy để củng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu BIDV.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, có tất cả 23 chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM.
Đó là các CN: BIDV Chi nhánh TP HCM, SGD 2, Sài Gòn, Tây Sài Gòn, Đông Sài Gòn, Bắc Sài Gòn, Nam Sài Gòn, Phú Nhuận, Chợ Lớn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Gia Định, Bến Thành, Bến Nghé, Tân Bình, Ba Tháng Hai, Củ Chi, Phú Mỹ Hưng, Hóc Môn, Bình Chánh, Hàm Nghi, Kỳ Hòa, Trường Sơn, Bà Chiểu. Trong đó, BIDV Chi nhánh TP HCM, SGD 2 là những chi nhánh lâu đời, có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh chất lượng và hiệu quả nhất. Đây là hai trong số các chi nhánh chủ lực của BIDV.
Các chi nhánh còn lại mới được thành lập từ năm 2003 trở lại đây, hầu hết đều có tốc độ phát triển rất nhanh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTM CP ĐT&PT VN các Chi nhánh trên địa bàn TP HCM
Cơ cấu tổ chức hoạt động của các Chi nhánh BIDV trên địa bàn TP HCM bao gồm Ban Giám đốc và các khối:
- Khối quan hệ khách hàng: bao gồm các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân.
- Khối quản lý rủi ro: bao gồm phòng quản lý rủi ro.
- Khối tác nghiệp: bao gồm phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, phòng/tổ thẻ.
- Khối quản lý nội bộ: bao gồm phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, tổ điện toán.
- Khối trực thuộc bao gồm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP ĐT&PT VN các chi nhánh trên địa bàn TP HCM từ 2011-2015
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp tình hình HĐKD của BIDV các CN trên địa bàn TP HCM từ năm 2011-2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng vốn huy động 48,835 61,981 72,363 78,942 111,940 Dư nợ tín dụng 49,248 56,792 70,278 81,585 111,684 Chênh lệch thu - chi 1,199 1,947 2,023 2,323 3,431 Lợi nhuận trước thuế 986 1,412 1,632 2,140 2,270
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TPHCM 2011-2015)
3.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Mặc dù nền kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều diễn biến khó khăn, bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực huy động vốn, nhưng tổng vốn huy động của các chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn này vẫn giữ mức tăng trưởng bình quân 21%/năm với số dư năm sau cao hơn năm trước, đóng góp bình quân hàng năm ở mức 17%/tổng nguồn vốn huy động của khối chi nhánh.
Bảng 3.2: Tổng vốn huy động của BIDV các CN trên địa bàn TP HCM từ năm 2011-2015
Đơn vị: tỷ đồng, % Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động 48,835 61,981 72,363 78,942 111,940 Tỷ trọng tổng vốn huy động/khối
chi nhánh 18% 17% 17% 16% 17%
Tỷ lệ tăng trưởng 8% 27% 17% 9% 42%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TPHCM 2011-2015) 3.1.3.2. Tình hình cho vay vốn
Với diễn biến thuận lợi của lạm phát, chính sách lãi suất của NHNN đã bắt nhịp để có những điều chỉnh nhanh hơn dự tính. Tình hình cho vay của BIDV các CN trên địa bàn TP HCM cũng có chiều hướng tích cực. Dư nợ tín dụng tăng lên về mặt tuyệt đối.
Từ 2011-2015, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân/năm ở mức 20%/năm; chiếm 18%/tổng dư nợ của khối chi nhánh.
Trong năm 2013, tổng dư nợ của các chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM có sự tăng trưởng cao (24%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do dưới tác động của các chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất giảm 2-5%/năm trong 2013, lãi suất cho vay giảm xuống thấp, phổ biến dưới 13%/năm đến cuối 2013. Lãi suất cho vay giảm đã kích thích tăng trưởng tín dụng tại các Tổ chức tín dụng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm
phát và ổn định thị trường tiền tệ của Chính phủ và NHNN.
Bảng 3.3: Tổng dư nợ tín dụng của BIDV các CN trên địa bàn TPHCM từ 2011-2015
Đơn vị: tỷ đồng, % Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ tín dụng 49,248 56,792 70,278 81,585 111,684 Tỷ trọng dư nợ tín dụng/khối chi nhánh 18% 18% 19% 18% 18%
Tỷ lệ tăng trưởng 10% 15% 24% 16% 37%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TPHCM 2011-2015) 3.1.3.3. Lợi nhuận hạch toán trước thuế và sau thuế
Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận trước thuế của BIDV các CN trên địa bàn TP HCM từ 2011-2015
Đơn vị: tỷ đồng, %
986
1,412 1,632
2,140 2,270
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500
2011 2012 2013 2014 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TPHCM 2011-2015) Dựa vào biểu đồ 3.1thì lợi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng rủi ro) giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng với số dư năm sau cao hơn năm trước, đạt mức tăng trưởng bình quân 24%/năm. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhận năm 2013/so với năm 2012 đạt 16%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng năm 2012/năm 2011 là do tình hình nợ xấu tác động tiêu cực tới chất lượng hoạt động tín dụng cũng như tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất được điều chỉnh giảm cũng kéo lợi nhuận từ lãi giảm theo. Tuy nhiên, sang năm 2014 thì tình hình tại khu vực lại khả quan hơn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
năm 2014/so với năm 2013 đạt mức 31%/năm.