Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ NHBL

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Về Dịch Vụ Bán Lẻ Của Ngân Hàng (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh về dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam trên địa bàn TP HCM

3.2.5. Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ NHBL

Việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục tại ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ NHBL của BIDV luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Danh mục sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của BIDV tương đối đầy đủ và cạnh tranh so với các NHTM khác. Cụ thể một số dòng sản phẩm chính như sau:

3.2.5.1. Sản phẩm huy động vốn dân cư

Sản phẩm huy động vốn dân cư của BIDV trong các năm gần đây luôn được đổi mới, linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. So với các NHTM khác, sản phẩm của BIDV về cơ bản tương đồng (về đặc điểm chung của sản phẩm như thủ tục giao dịch, loại tiền huy động, hình thức tiền gửi, kỳ hạn huy động,…). Các sản phẩm tiền gửi của BIDV

được đưa ra cập nhật với thị trường, đặc biệt các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt liên tục được tung ra theo các kì hạn và lãi suất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau. Sản phẩm tích lũy đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau: công chức, hưu trí, trẻ em…

Các sản phẩm khuyến mại theo đợt/chiến dịch có tính phân tích thị trường cao, đa dạng hình thức ưu đãi, quy mô giải thưởng lớn, có tính cạnh tranh thực sự tốt so với thị trường chung. Các chương trình dự thưởng của BIDV đều có quy mô lớn và tỷ lệ trúng giải cao.

3.2.5.2. Sản phẩm tín dụng bán lẻ

BIDV có một danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng, cơ bản đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng so với các NHTM khác trên thị trường, gồm: (1) Cho vay nhu cầu nhà ở, (2) Cho vay mua ô tô, (3) Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo, (4) Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản, (5) Cho vay đi du học, (6) Cho vay ứng trước chứng khoán, (7) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố Giấy tờ có giá, (8) Chiết khấu Giấy tờ có giá, (9) Cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh. Các dòng sản phẩm tín dụng bán lẻ có điều kiện tín dụng linh hoạt phù hợp, và có tính cạnh tranh cao: mức cho vay tối đa cao (sản phẩm cho vay mua ô tô có mức cho vay tối đa lên đến 95% giá trị xe ô tô); thời gian cho vay tối đa dài (sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDV có thời hạn cho vay tối đa lên đến 20 năm); đáp ứng cả mục đích tiêu dùng và kinh doanh; phương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ linh hoạt và thủ tục chứng minh nguồn trả nợ linh hoạt, chính sách lãi suất và phí cạnh tranh so với thị trường…

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: việc xây dựng sản phẩm chưa thực sự dựa trên việc khảo sát thị trường bài bản và chuyên sâu, chủ yếu do hội sở chính tự nghiên cứu (nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh); chưa có các gói sản phẩm, chương trình cho vay riêng đối với các nhóm khách hàng đặc thù. Bên cạnh đó quy trình cho vay của một số sản phẩm chưa đượt rút ngắn, ảnh hưởng đến thời gian phục vụ khách hàng, ví dụ: sản phẩm cho vay cầm cố Giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm phải thực hiện đầy đủ 03 bộ phận tham gia vào quy trình: quan hệ

khách hàng – quản trị tín dụng – giao dịch khách hàng…

3.2.5.3. Nhóm sản phẩm thẻ

Hoạt động kinh doanh thẻ BIDV giai đoạn 2011-2015 luôn đạt kết quả cao và tăng trưởng ổn định. Thu nhập ròng từ thẻ của hệ thống BIDV tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm, riêng địa bàn khu vực TP HCM đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 69%/năm.

Về thẻ ghi nợ nội địa, danh mục sản phẩm thẻ của BIDV khá đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng: ATM Etrans365+, Thẻ vạn dặm, Thẻ Harmony với chức năng cơ bản là rút tiền và chuyển khoản trong cùng hệ thống BIDV; các dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại di động trả trước (vntopup), dịch vụ gửi tiết kiệm, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, cước internet, phí bảo hiểm, mua vé máy bay, ...

tương đương đối thủ cạnh tranh.

Riêng với thẻ tín dụng quốc tế, BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3 năm 2009, đến nay BIDV đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm thẻ tín dụng VISA và Master. Các dòng sản phẩm thẻ tín dụng của BIDV được phân chia theo hạn mức tiêu dùng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, so với một số NHTM khác (VCB, Vietinbank…) thì thẻ tín dụng của BIDV sử dụng không ổn định, thường phát sinh lỗi giao dịch.

Về thẻ ghi nợ quốc tế, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế Master BIDV Ready từ tháng 4 năm 2013.

Nhìn chung, mặc dù đã đạt được kết quả cao trong giai đoạn 2011-2015 nhưng hoạt động kinh doanh thẻ BIDV được đánh giá là chưa có dấu ấn trên thị trường, chất lượng chưa ổn định, thứ hạng thấp – xếp vị trí sau các ngân hàng: VCB, Agribank, EAB, Vietinbank.

3.2.5.4. Sản phẩm bán lẻ khác

BSMS: Sản phẩm được cung cấp cho khách hàng với tiện ích đa dạng đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng: tiền gửi, tiền vay, thẻ tín dụng, tất cả các thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng; Khách hàng nhận được thông tin về

tài khoản mọi lúc, mọi nơi; Chính sách giá phí hợp lý, phù hợp với chi tiêu của khách hàng.

Tuy nhiên, chất lượng cung cấp dịch vụ vẫn chưa ổn định: khách hàng nhận được tin nhắn chậm, mất tin nhắn. Nền công nghệ còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời lượng khách hàng tăng nhanh với số lượng lớn. Nền khách hàng hiện tại của BIDV chủ yếu là các khách hàng truyền thống (các tổ chức, doanh nghiệp), khả năng tiếp cận khách hàng mới còn yếu so với một số ngân hàng cổ phần mạnh về bán lẻ.

WU: Kênh kiều hối qua hệ thống SWIFT: Khách hàng có thể gửi tiền kiều hối về Việt Nam tại BIDV thông qua hơn 1000 Ngân hàng Đại lý của BIDV trên toàn thế giới.

Khách hàng có thể nhận tiền qua tài khoản tại BIDV hoặc Ngân hàng khác hoặc giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư, hộ chiếu…); Phí chuyển tiền thấp.

Kênh kiều hối qua hợp đồng (KEB, VID, Metrobank, Hanabank): Khách hàng có thể nhận tiền qua tài khoản tại BIDV hoặc Ngân hàng khác hoặc bằng giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư, hộ chiếu…), thời gian giao dịch nhanh, mức phí cạnh tranh.

Kênh WU: Khách hàng có thể thực hiện gửi và nhận tiền tại các điểm giao dịch của Western Union là các điểm giao dịch và đại lý phụ của BIDV. Không phải mở tài khoản tại ngân hàng, sử dụng giấy tờ tùy thân để nhạn tiền nên thuận tiện cho khách hàng.

Khách hàng có thể nhận tiền sau vài phút kể từ khi người gửi thực hiện gửi tiền.

3.2.5.5. Bảo hiểm

Hiện nay, BIDV đang duy trì Danh mục 12 sản phẩm với Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), 2 sản phẩm với Công ty bảo hiểm AIA, trong đó có 6 sản phẩm tích hợp, 8 sản phẩm bán chéo, cụ thể:

Các sản phẩm tích hợp: 4 sản phẩm tích hợp (BIC-Bình An, BIC-Visa Gold, BIC An sinh toàn diện, BIC Bình An cho con, BIC An tâm kiều hối) và 01 sản phẩm với AIA (An nghiệp bảo tín).

Các sản phẩm bán chéo: Sản phẩm bán chéo của BIDV tương đối đa dạng. Hiện danh mục sản phẩm bán chéo của BIDV với BIC gồm 7 sản phẩm: bảo hiểm ô tô, xe

máy, nhà tư nhân, bảo hiểm tai nạn 24/24, gói sản phẩm chăm sóc gia đình Việt và bảo hiểm căn hộ chung cư, bảo hiểm du lịch, với AIA gồm 1 sản phẩm: Bệnh hiểm nghèo có hoàn phí.

Nhìn chung, các sản phẩm hợp tác bán chéo giữa BIDV - BIC cũng khá đa dạng và hướng tới đầy đủ các đối tượng khách hàng. Danh mục sản phẩm liên kết giữa BIDV và BIC hiện đang được đánh giá là đứng đầu thị trường về số lượng sản phẩm triển khai.

3.2.5.6. Nhóm sản phẩm thanh toán hóa đơn

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc phát triển NHBL, đặc biệt các ngân hàng đang chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn dịch vụ cho nhà cung cấp: thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, mua bán hàng hóa online….những khái niệm về thanh toán hóa đơn, ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng... đã trở nên quen thuộc và trở thành xu thế phát triển, cạnh tranh của các ngân hàng ở Việt Nam. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch.

Hiện tại, danh mục sản phẩm BIDV cung cấp cho khách hàng khá đa dạng, bao gồm 2 nhóm sản phẩm chính:

Các sản phẩm thanh toán hóa đơn trả sau định kỳ tiền điện, tiền nước, viễn thông, học phí cho các Công ty điện lực, Công ty viễn thông Viettel, Công ty nước sạch, các Trường Đại học…

Các sản phẩm thanh toán hóa đơn trả trước (thường qua các Trung gian thanh toán) để thanh toán tiền điện thoại, thẻ game, ví điện tử, thanh toán vé máy bay, mua hàng online trên mạng…

Các sản phẩm thanh toán hóa đơn tại BIDV mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, so với các đối thủ cạnh tranh thì các sản phẩm thanh toán hóa đơn của BIDV khá cạnh tranh về kênh triển khai, tuy nhiên xét về danh mục sản phẩm thanh toán, Vietinbank có nhiều sản phẩm tiện ích hơn mà BIDV chưa có như: thu phí dịch vụ taxi,

thu viện phí (các viện 108, bạch mai...), thu phí cầu đường, thu phí thu nhập cá nhân trên ATM, thanh toán vé tàu…

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Về Dịch Vụ Bán Lẻ Của Ngân Hàng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)