Khái niệm, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính

1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính

Cải cách TTHC là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách TTHC, không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế (tiết kiệm tiền của, xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển); không chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội (tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước). Cải cách TTHC còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Chúng ta có thể hiểu: Cải cách TTHC là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh

bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân.

(Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn, 1996)

1.1.2.2. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính.

Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), các cơ quan Nhà nước cần dành sự quan tâm nhiều hơn đối với việc cải cách TTHC nhằm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ, phục vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả của chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế- xã hội của cơ quan công quyền các cấp”. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, Phó thủ tướng yêu cầu thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung tích cực, nghiêm túc triển khai chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Cải cách TTHC được đặt ra trước cải cách hành chính, được xem như là khâu đột phá của CCHC và trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề về cải cách TTHC thường xuyên được Chính phủ quan tâm. Bởi TTHC hàng ngày liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ Luật, cũng như các yêu cầu nguyện vọng của họ có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Cải cách TTHC nhằm bảo đảm tính thống nhất, pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những

rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng gây khó khăn cho nhân dân.

TTHC được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu điều kiện hồ sơ do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. TTHC có vai trò quan trọng trong việc kết nối, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm sự chặt chẽ, hợp lý của hệ thống thủ tục hành chính. (Nguyễn Hữu Hải, 2013)

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính đã cho thấy một số tồn tại như việc các thủ tục chồng chéo nhau hoặc một lĩnh vực, một vấn đề lại được quy định trong nhiều văn bản khác nhau hay nảy sinh các tình huống thực tế mà chưa có các văn bản pháp luật điều chỉnh. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý cũng như bản thân các đối tượng ảnh hưởng do đó khi tiến hành cải cách TTHC sẽ tạo một sự thay đổi mới, giúp cho hoạt động quản lý tiến hành hiệu quả, hợp lý, tạo thuận lợi nhất cho người dân và các tổ chức. Các TTHC được công khai, minh bạch tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và đồng thời cũng tăng cường khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân dân, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, tạo cơ chế giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước được thiết thực hơn.

Việc thực hiện mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối giải quyết TTHC từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành chính, tránh sự phiền hà không cần thiết cho nhân dân và các tổ chức. Lợi ích, ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”, là sự triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động của bộ phận “một cửa,

một cửa liên thông” các cấp. Hiệu quả của việc giải quyết các TTHC theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn, mang lại sự thuận tiện cho người dân. (Nguyễn Hữu Hải, 2013)

Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “Một cửa liên thông” đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân mang hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối. Có thể nói, việc đẩy mạnh cải cách TTHC không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, xã hội tức là tiết kiệm tiền, của, thời gian, là xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế để nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; hay là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, giám sát hoạt động quản lý nhà nước một cách thiết thực, rõ ràng; mà còn là việc xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (CB), công chức (CC) về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa; góp phần bài trừ tệ nạn quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của toàn thể bộ máy lãnh đạo, quản lý, các cán bộ, công chức gương mẫu, lịch sự và đang dần hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng những đòi hỏi lớn trong quá trình hội nhập Với việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC 2001-2010, cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2015, nước ta đã đi hết chặng đường của 15 năm cải cách và tiếp tục bước vào chặng đường của 05 năm cuối của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2011-2020.

(Nguyễn Hữu Hải, 2013)

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)