3.1. Khái quát về thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 335,8 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 °C, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.
Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Cẩm Phả)
Thành phố Cẩm Phả giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên ở phía Bắc, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Cách thủ đô Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km; thành phố nằm ở vị trí trung tâm, có khả năng kết nối giao thông cả trên bộ, trên biển với các điạ phương của tỉnh Quảng Ninh. Là cửa ngõ kết nối giao thông với Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn.
Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.
Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và 3 xã: Dương Huy, Cẩm Hải, Cộng Hòa.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch... Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là trên 1.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.200 USD. Trữ lượng khoáng sản chủ yếu của Cẩm Phả là than đá, với tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của toàn tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài ra, các khoáng sản khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều là những tài nguyên quý hiếm. Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Thành phố
Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%) Công nghiệp
- xây dựng 80.637,70 79,30 92.418 79,51 103.730 78,59 Nông - lâm -
thủy sản 776,9 0,76 876,4 0,75 974,5 0,74
Thương mại
- Dịch vụ 20.268,00 19,93 22.943 19,74 27.280 20,67 Tổng 101.682,60 100,00 116.237,40 100,00 131.984,50 100,00
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Cẩm Phả)
Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy thành phố Cẩm Phả có sự phát triển không ngừng về quy mô GTSX hàng năm, cơ cấu chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Cụ thể: năm 2018 đạt 101.682,6 tỷ đồng, trong đó quy mô ngành công nghiệp xây dựng đạt 80.637,7 tỷ đồng, chiếm 79,30%;
ngành thương mại dịch vụ đạt 20.268,0 tỷ đồng chiếm 19,93%; ngành nông lâm thủy sản đạt quy mô nhỏ nhất là 776,9 tỷ đồng chiếm 0,76%. Năm 2018 đạt 116.237,40 tỷ đồng, trong đó quy mô ngành công nghiệp xây dựng đạt 92.478 tỷ đồng, chiếm 79,51%; ngành thương mại dịch vụ đạt 22.943 tỷ đồng chiếm 19,74%; ngành nông lâm thủy sản đạt quy mô nhỏ nhất là 876,4 tỷ đồng chiếm 0,75%. Năm 2021 đạt 131.984,50 tỷ đồng, trong đó quy mô ngành công nghiệp xây dựng đạt 103.730 tỷ đồng, chiếm 78,59%; ngành thương mại dịch vụ đạt 27.280 tỷ đồng chiếm 20,67%; ngành nông lâm thủy sản đạt quy mô nhỏ nhất là 974,5 tỷ đồng chiếm 0,74%. Cẩm Phả là thành phố công nghiệp với nhiều lĩnh vực phát triển mạnh mẽ cho vùng đồng bằng sông Hồng như than,
khoáng sản, nhiệt điện,...Đó là những trụ cột quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế không ngừng, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1.2. Điều kiện xã hội
Bảng 3.2. Quy mô dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Người
Xã/Phường 2019 2020 2021
TỔNG SỐ 193.186 191.420 191.491 1. Mông Dương 15.595 15.323 15.280
2. Cửa Ông 17.217 16.763 16.504
3. Cẩm Thịnh 10.432 10.600 10.638
4. Cẩm Phú 16.153 15.798 15.789
5. Cẩm Sơn 19.136 18.864 19.082
6. Cẩm Đông 11.125 10.976 11.016
7. Cẩm Tây 7.085 6.727 6.613
8. Cẩm Thành 10.274 10.420 10.438
9. Cẩm Trung 15.939 15.824 15.962
10. Cẩm Thủy 14.533 14.589 14.163
11. Cẩm Bình 10.659 10.645 10.821
12. Cẩm Thạch 14.936 15.224 15.449 13. Quanh Hanh 21.934 21.494 21.546 14. Xã Cộng Hòa 3.374 3.479 3.497 15. Xã Cẩm Hải 1.587 1.556 1.547 16. Xã Dương Huy 3.207 3.141 3.150 (Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Cẩm Phả) Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 191.491 người, với mật độ dân số đạt 463 người/km², dân số nam chiếm 59% dân số nữ chiếm 47%. Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác
sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn thành phố. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ.
Dân số thành phố Cẩm Phả tập trung đông đúc ở các phường Quang Hanh, Cẩm Sơn, Cẩm Trung, Cửa Ông, Mông Dương, Cẩm Thạc, Cẩm Thủy;
dân số có quy mô ít nhất thuộc về 3 xã Cộng Hòa, Cẩm Hải và thấp nhất là Dương Huy.
Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái. Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan. Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn. Cẩm Phả còn có một số di tích và thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh...