Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính cấp huyện

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính cấp huyện

a.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trong điều kiện nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Để xây dựng nhà nước phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn, nhà nước cần phải cải cách thể chế theo hướng thích ứng với xu thế phát triển, trong đó cải cách TTHC là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định. Sự hợp lý, đồng bộ, khả thi của thể chế nhà nước quy định về việc thực hiện cải cách TTHC sẽ là điều kiện tiên quyết đến yếu tố chất lượng cung cấp dịch vụ công, nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của nền hành chính; Hệ thống pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan,

đơn vị, địa phương về tuân thủ bộ thủ tục hành chính một cách đầy đủ, nghiêm túc, triệt để và tinh thần, thái độ của công chức thừa hành công vụ trong quá trình thực hiện cải cách TTHC được thực hiện một cách toàn diện sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu lực hành chính; tạo niềm tin, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan công quyền.

Thực tế cho thấy, hiện vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, chồng chéo, bất cập trong quá trình giải quyết hồ sơ hành chính của nhân dân; quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong việc cung ứng dịch vụ công chưa gắn bó chặt chẽ, chất lượng dịch vụ chưa bắt kịp với chuyển biến của xã hội.

Thực hiện cải cách TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại chưa nhiều. (Học viện Hành chính Quốc gia, 1995) b. Trình độ dân trí

Sự ủng hộ và tham gia của tổ chức và công dân, thể hiện ở mức độ nhận thức và thực hiện đúng các quy định nhà nước trong quá trình giải quyết các yêu cầu về TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Đòi hỏi đặt ra đối với lãnh đạo UBND thành phố, thủ trưởng đơn vị và công chức - những người tham gia thực hiện cải cách TTHC cần phải công khai bộ TTHC trên tất cả các lĩnh vực; quy định về trình tự thủ tục, quy chế luân chuyển hồ sơ, thời gian giải quyết TTHC một cách đầy đủ, kịp thời bằng nhiều hình thức, cách thức. Nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động sự chấp hành của người dân tuân thủ thực hiện quy định thực hiện cải cách TTHC gắn liền với cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, lấy sự hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân mình.

Lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân đối với cải cách TTHC và thái độ, tinh thần giải quyết thủ tục hành chính (chỉ số hài lòng) để kịp thời điều

chỉnh, sửa đỗi, bổ sung, cắt giảm hoặc hoàn thiện TTTHC cũng như biểu dương, khen thưởng và kỷ luật các tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện cải cách TTHC (Học viện Hành chính Quốc gia, 1995).

1.1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan

a. Năng lực của cán bộ, công chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính

* Vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện cải cách TTHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố. Người đứng đầu các cơ quan thật sự quan tấm đến hoạt động thực hiện cải cách TTHC sẽ xác định được những mục tiêu, nội dung kiểm soát, rà soát, nhóm giải pháp thực hiện cải cách TTHC để đạt được các mục tiêu, cho từng giai đoạn. Ứng dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các xã, thị trấn; duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; xây dựng, ban hành Quy định về bộ chỉ số đánh giá thực hiện cải cách TTHC đó là những công cụ tốt, hữu ích nhất giúp người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương sử dụng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cải cách TTHC. (Học viện Hành chính Quốc gia, 2012)

* Năng lực thực thi cải cách thủ tục hành chính của đội ngũ công chức Yếu tố con người có vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả cải cách TTHC. Điều đó là bởi vì, cơ sở hạ tầng thông tin dù hiện đại đến đâu mà không có một đội ngũ công chức có trình độ, khả năng tư duy, ý thức chấp hành, tổ chức thực hiện tốt thì khó đi đến thành công và sẽ không đạt được mục tiêu quản lý, mục tiêu cải cách của cơ quan, đơn vị, địa phương như mong muốn. Yêu cầu, đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý cần quan tâm đến việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cho công chức thừa hành cải cách TTHC. (Học viện Hành chính Quốc gia, 2012)

b. Cơ sở hạ tầng

Đây là yếu tố có tác động ảnh hưởng lớn đến thực hiện cải cách TTHC.

Điều này được khẳng định là bởi vì, đối với mỗi cơ quan, đơn vị, một môi trường làm việc tốt, cơ sở hạ tầng đảm bảo, đồng bộ và hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả việc áp dụng hệ thống. Bảo đảm, duy trì các điều kiện thiết yếu cho việc vận hành các quá trình của cơ quan, sẽ giúp cơ quan đạt được sự phù hợp của sản phẩm (cung cấp dịch vụ hành chính công) nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng (tổ chức, cá nhân). Việc cung cấp và ứng dụng đầy đủ hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc vận hành của cơ quan và giải quyết các yêu cầu của nhân dân được hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, sức lực của cả công chức và nhân dân trong các giao dịch những công việc có liên quan đến TTHC. (Học viện Hành chính Quốc gia, 1995)

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)