Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 45)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2019 - 2021 để phân tích thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn sau:

- Các báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả qua các năm 2019-2021;

- Các báo cáo, tài liệu thống kê về cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tại UBND thành phố Cẩm Phả.

- Các số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và các trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả.

- Bài học kinh nghiệm công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được tham khảo qua mạng Internet.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

*) Thời gian khảo sát: Từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022.

*) Đối tượng khảo sát:

- Các cán bộ và lãnh đạo thuộc UBND thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Các cán bộ ở xã/thị trấn tại các đơn vị hành chính của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Công dân và tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính ở các lĩnh vực chứng thực, tư pháp - hộ tịch, tài nguyên - môi trường và công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo tại UBND thành phố Cẩm Phả.

*) Quy mô mẫu khảo sát

+ Đối với các công chức và lãnh đạo thuộc UBND thành phố Cẩm Phả:

tính đến ngày 31/12/2021 có 74 người, Số lượng này không lớn, do vậy, tác giả áp dụng phương pháp điều tra tổng thể cả 74 cán bộ.

+ Đối với các công chức ở 16 xã/phường/thị trấn tại các đơn vị hành chính của thành phố Cẩm Phả ở các lĩnh vực chứng thực, tư pháp - hộ tịch, tài nguyên - môi trường và công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo gồm:

16 x 3 = 48 người, tác giả điều tra tổng thể cả 48 người.

+ Công dân và tổ chức: Do thời gian nghiên cứu khảo sát có hạn (từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2022), tác giả tiến hành thu thập phiếu người dân và các tổ chức đến làm việc ở các lĩnh vực chứng thực, tư pháp - hộ tịch, tài nguyên - môi trường và công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo tại UBND thành phố Cẩm Phả theo phương pháp phi ngẫu nhiên trong khoảng thời gian nhất định, tổng số phiếu tác giả thu thập được trong thời gian này là 103 phiếu.

Như vậy tổng số người khảo sát là 74+48+103 = 225 phiếu.

*) Cấu trúc và nội dung của phiếu điều tra

Phiếu điều tra cho 2 đối tượng khảo sát đều có cấu trúc giống nhau, bao gồm 2 phần chính:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được khảo sát như: Họ tên, tuổi, địa chỉ, giới tính,…

- Phần II: Các câu hỏi đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

*) Công cụ đánh giá

Thang đo Likert 5 cấp độ được sử dụng để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Thang đo 5 cấp độ bao gồm: Cấp độ 1: Yếu; Cấp độ 2: Kém; Cấp độ 3: Trung bình; Cấp độ 4: Khá; Cấp độ 5: Tốt.

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Điểm bình quân Ý nghĩa

1,0 - 1,80 Yếu

1,81 - 2,6 Kém

2,61 - 3,4 Trung bình

3,41 - 4,2 Khá

4,21- 5,0 Tốt

(Nguồn: Nguyễn Văn Thắng, 2014) 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể.

Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Các số liệu thu thập được sẽ được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích.

2.2.2.3. Đồ thị thống kê

Căn cứ vào nội dung phản ánh, biểu đồ được sử dụng trong nghiên cứu là biểu đồ tròn và biểu đồ cột.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng thông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn. sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

Đối với các số liệu sơ cấp được điều tra, phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình được sử dụng để đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Công thức tính điểm trung bình được sử dụng:

Điểm trung bình:

𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5).

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá 2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp so sánh, luận văn rút ra các kết luận trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối.

k i i i n

X K

X n

= =

X

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)