Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính ở Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, xuất phát từ những quy định của văn bản pháp luật về cơ chế

"một cửa" còn chung chung, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, thiếu sự đồng bộ. Việc quy định cơ chế "một cửa" mới chỉ nêu lên nguyên tắc hoạt động, quy trình hoạt động chung của Bộ phận "một cửa" của các cấp hành chính mà chưa quy định cụ thể biện pháp, chế tài áp dụng đối với việc thực hiện không đúng nguyên tắc của cơ chế, tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế này. Các văn bản pháp luật của nhà nước thường xuyên thay đổi trong khi ý thức tự học tập và trình độ công chức còn nhiều hạn chế.

Việc các văn bản pháp luật thay đổi quá nhanh làm cho công chức chưa kịp quen với các quy định trong văn bản cũ lại phải cập nhật các quy định của văn bản mới và các quy định mới dẫn chiếu tại nhiều văn bản khác nhau. Hệ thống văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tỉnh còn nhiều bất cập, chồng chéo chưa kịp thời sửa đổi, gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế "một cửa". Bên cạnh đó, quy chế về tổ chức, hoạt động của Bộ phận "một cửa" chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, trong quy chế chưa làm rõ việc xác định ranh giới giữa trách nhiệm và quyền hạn của công chức ở Bộ phận "một cửa"; chưa

quy định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đển công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ cơ quan cũng như của người dân, tổ chức.

Thứ hai, người đứng đầu chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền.

Một số lãnh đạo xã, phường chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của cải cách TTHC nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo hoạt động của Bộ phận "một cửa", ngại tiếp xúc với người dân, chưa kiên quyết chỉ đạo phối hợp giữa Bộ phận "một cửa" với các bộ phận chuyên môn. Lãnh đạo các phòng chuyên môn do vẫn còn phải giải quyết các công việc chuyên môn khác nên chưa thực sự đầu tư thời gian để chỉ đạo việc thực hiện cơ chế "một cửa" ở đơn vị mình.

Thứ ba, chế độ chính sách đối với công chức làm việc tại Bộ phận "một cửa" cũng là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện cơ chế "một cửa". Công chức tại bộ phận này chỉ được hưởng lương, không được hưởng phụ cấp trong khi họ có nhiều trách nhiệm và áp lực từ tiếp nhận, thẩm định đến giải quyết, trả hồ sơ. Chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng nên chưa kịp thời khuyến khích, động viên công chức ở Bộ phận "một cửa" có trách nhiệm và nhiệt tình hơn đối với công việc. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến có một bộ phận nhỏ công chức chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao, chậm đổi mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc.

Thứ tư, kinh phí đầu tư cho việc thực hiện cơ chế "một cửa" chưa được bố trí thỏa đáng. Kinh phí thực hiện cơ chế “một cửa” phần lớn là do UBND thành phố tự cân đối trong khoản ngân sách được giao hàng năm của mình nên hoạt động của Bộ phận "một cửa" còn hạn chế, thiếu bền vững. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị, máy móc cho phục vụ giải quyết và quản lý các loại hồ sơ chất lượng chưa cao.

Thứ năm, đội ngũ công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng hành chính còn yếu, hiểu biết về TTHC, các kỹ năng để giải quyết công việc còn nhiều hạn chế, công tác tập huấn chỉ yếu chú trọng về lý thuyết mà chưa quan tâm đến các kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý

tình huống thực tế,... Đồng thời, cũng có một số ít công chức ý thức làm việc, thái độ phục vụ chưa tốt, có biểu hiện gây khó khăn khi giải quyết công việc.

Thứ sáu, sự bất cập từ chính bản thân công dân, tổ chức, việc giải quyết TTHC có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cả hai chủ thể tham gia, đó là công chức ở Bộ phận "một cửa" và công dân, tổ chức đến giao dịch, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chưa thành công trong công tác này đó là những bất cập xuất phát từ chính những công dân, tổ chức có nhu cầu giải quyết TTHC.

Mặc dù hiện nay đất nước chúng ta đô thị hóa rất nhiều, song tính chất quan hệ thân quen vẫn còn tồn tại và bao trùm lên các cơ quan công quyền. Có nhiều trường hợp công dân, tổ chức đến Bộ phận "một cửa" với tâm lý muốn công việc được giải quyết ngay trong khi hồ sơ, thủ tục chưa được chuẩn bị đầy đủ, gây trở ngại cho công chức thực hiện nhiệm vụ. Thực tế đã có những trường hợp khi yêu cầu giải quyết đã tìm nhiều cách tác động đến người có thẩm quyền hoặc công chức làm việc tại Bộ phận "một cửa" để xử lý, giải quyết công việc theo hướng có lợi cho mình và vô tình chung đã làm cho sai lệch mục đích và ý nghĩa của cơ chế "một cửa".

Thứ bẩy, do những hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến về cơ chế "một cửa". Thực thế, công tác tuyên truyền thông qua báo chí, phát thanh, tuyền hình chưa trở thành hệ thống, thường xuyên nên đã làm hạn chế về nhận thức, hiểu biết của người dân về thực hiện cơ chế "một cửa". Mặt khác, việc tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng ý thức cho đội ngũ công chức còn những hạn chế như chưa coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức, cách ứng xử với người dân, tổ chức, chưa đề cao trách nhiệm cá nhân của họ trước yêu cầu phát triển của địa phương.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)