Quan điểm, phương hướng và mục tiêu cải cách thủ tục hành chính tại Thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG

4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu cải cách thủ tục hành chính tại Thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh

4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu cải cách thủ tục hành chính tại Thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm

- Cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính phải được tiến hành trên cơ sở các nghị quyết và quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.

- Các chủ trương, giải pháp cải cách thủ tục hành chính phải hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi, giảm chi phí cho cá nhân và tổ chức, tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính phải được tiến hành đồng bộ,vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình thực tiển của thành phố.

- Chú trọng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, xây dựng và hoàn thiện, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, nhân sự; nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và cả bộ máy hành chính nhà nước từ thành phố đến các phường. Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và giám sát xã hội.

- Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết tâm cao, kiên trì, thường xuyên, luôn xác định cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành, là giải pháp hàng đầu trong lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ Nhân dân.

4.1.2. Phương hướng

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng kế hoạch rà soát một số TTHC trọng tâm hoặc đang còn vướng mắc để đề xuất, kiến nghị phương án sửa đổi, bổ sung các văn bản

pháp luật quy định về TTHC trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;

rà soát, loại bỏ các TTHC theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm tối đa về thủ tục, thời gian giải quyết công việc, tránh phiền hà cho tổ chức và công dân, thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai quy chế, quy trình xử lý công việc để công dân, tổ chức biết.

Trong thời gian tới, UBND thành phố Cẩm Phả cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”, tiến tới hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa các phòng chuyên môn, giữa các xã, phường trên địa bàn thành phố, phù hợp với các điều kiện đặc thù về cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị trên cơ sở nguyên tắc chức năng, nhiệm vụ được giao phải được đảm bảo các nguồn lực tương xứng để thực hiện.

Kiện toàn tổ chức và hoạt động bộ phận “một cửa” thành phố trên cơ sở ban hành các văn bản quy định và thiết lập các hình thức kiểm soát việc thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Quan tâm đến việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về chất lượng phục vụ, qua đó rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ.

Đảm bảo vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các quy định nhà nước về CCHC, cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo các quy định được tuân thủ đầy đủ, thực sự có hiệu lực thực hiện đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị.

Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ đối với chủ trương CCHC của Đảng và Nhà nước; thu hút sự tham gia và tham vấn của tổ chức và công dân trong CCHC.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, chú trọng định hướng tư tưởng, nhận thức, thái độ của cán bộ, công chức đối với sự nghiệp CCHC, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đây là nền tảng để chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước được chấp hành, tuân thủ đầy đủ, qua đó có hiệu lực trong quá trình thực hiện.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát hành chính nhà nước. Tăng cường và thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước kết hợp với công tác giám sát của Đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ, nhân dân,… đối với việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC, nhất là giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức và công dân theo cơ chế “một cửa”, thông qua đó đánh giá đúng thực trạng, kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình, giải pháp thực hiện hiệu quả, đồng thời chấn chỉnh những hạn chế, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Thực hiện đánh giá chỉ số CCHC cấp huyện hàng năm với những tiêu chí cụ thể, kết hợp triển khai đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của bộ máy HCNN địa phương, trong đó hiệu quả giải quyết hồ sơ, TTHC cho tổ chức và công dân là yếu tố cơ bản quyết định kết quả CCHC mỗi đơn vị.

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện hiện đại hóa nền hành chính. Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống mạng, trang thông tin điện tử của UBND thành phố.

4.1.3. Mục tiêu

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở;

thuế; y tế; giáo dục; lao động; và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)