CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN
1.2.7. Trình tự quản lý vốn trong đầu tƣ XDCB từ NSNN
Trình tự quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN theo quy định hiện hành đƣợc chia thành ba giai đoạn cụ thể nhƣ sau:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng:
- Tìm hiểu sự cần thiết phải đầu tƣ, quy mô đầu tƣ.
- Thực hiện việc thăm dò, tiếp xúc thị trường để xác định khả năng cạnh tranh, nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng vật tƣ, thiết bị, cho sản xuất; xem xét lựa chọn hình thức đầu tƣ dự án và khả năng cân đối vốn của dự án.
- Thực hiện việc khảo sát địa điểm xây dựng.
- Lập dự toán đầu tƣ xây dựng.
- Trình cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tƣ các văn bản, hồ sơ dự án và thủ tục pháp lý c liên quan đến dự án.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm:
- Hoàn thiện giấy phép khai thác tài nguyên, giấy phép xây dựng, thuê đất, giao đất (nếu có).
- Chuẩn bị mặt bằng, lập kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ theo quy định (nếu có).
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng, mua công nghệ, máy móc, thiết bị.
- Thẩm tra thiết kế dự toán, bản vẽ thi công, thẩm định phê duyệt dự toán công trình, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng.
- Nhà thầu thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị.
- Hoàn thiện hợp đồng, văn bản pháp lý theo quy định giữa chủ đầu tƣ và các đơn vị tƣ vấn liên quan.
- Giám sát kỹ thuật thi công, chất lƣợng xây dựng và thiết bị.
- Vận hành thử, nghiệm thu các hạng mục theo giai đoạn và thực hiện bảo hành các hạng mục đã đƣợc nghiệm thu.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng bao gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao đƣa công trình vào sử dụng.
- Hoàn thiện thủ tục kết thúc xây dựng công trình theo quy định.
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành toàn bộ công trình.
- Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan chức năng thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng.
- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành dự án xây dựng.
1.2.8. Mục đích quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN - Với quản lý đầu tƣ ở cấp vĩ mô: Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển KTXH; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tƣ; Thực hiện đúng quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong đầu tƣ (quy hoạch, thiết kế, kỹ thuật, chất lƣợng, thời gian, chi phí…).
- Với quản lý đầu tƣ ở cấp cơ sở: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Tăng năng suất lao động; Đổi mới công nghệ; Tiết kiệm chi phí.
- Với quản lý đầu tƣ ở từng dự án: Thực hiện đúng mục tiêu của dự án;
Nâng cao hiệu quả KTXH của đầu tƣ.
1.2.9. Công cụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
- Hệ thống luật c liên quan đến hoạt động đầu tƣ nhƣ luật đầu tƣ, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tƣ nhƣ các quy chế quản lý tài chính, vật tƣ, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác,...
- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế như chính sách, giá cả, tiền lương, xuất khẩu, thuế, tài chính tín dụng, tỷ giá hối đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tƣ, những quy định về chế độ hạch toán kế toán, phân phối thu nhập...
- Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng c liên quan đến lợi ích của toàn xã hội.
- Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng.
- Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư.
- Danh mục các dự án đầu tƣ.
- Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án.
- Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tƣ.
- Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp của Nhà nước và các vấn đề c liên quan đến đầu tư.
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐT XDCB TỪ NSNN CẤP HUYỆN
Quản lý VĐTTNS c nhiều nội dung, nhƣng ở cấp huyện thì công tác này có một số nội dung chính sau:
1.3.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
a. Khái niệm và nội dung kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách là một tập hợp các mục tiêu, danh mục chương trình, định hướng dự án đầu tư từ NSNN; phương án phân bổ, cân đối nguồn vốn đầu tƣ, những giải pháp triển khai thực hiện và huy động nguồn lực đầu tƣ.
Theo thời hạn kế hoạch thì kế hoạch vốn ĐT XDCB từ NSNN có 2 loại:
- Vốn ĐT XDCB từ NSNN đƣợc lập trong thời gian 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm đƣợc gọi là kế hoạch vốn ĐT XDCB trung hạn, bao gồm các nội dung: (1) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trung hạn thời kỳ trước; (2) Mục tiêu đầu tư trong trung hạn, định hướng phát triển KT-XH; (3) Khả năng cân đối, huy động nguồn vốn thực hiện kế hoạch;
tổng mức đầu tƣ dự kiến để phát triển KT-XH, lĩnh vực, ngành trong trung hạn; (4) Tiêu chí, nguyên tắc thực hiện việc phân bổ kế hoạch trung hạn; (5) Mức vốn bố trí cụ thể, sắp xếp, lựa chọn danh mục dự án theo thứ tự ƣu tiên phù hợp với khả năng cân đối và huy động các nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu và định hướng kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm; (6) Dự kiến kết quả đạt đƣợc của kế hoạch vốn trung hạn và đƣa ra các giải pháp cần thiết, khả quan để thực hiện kế hoạch.
- Vốn ĐT XDCB từ NSNN đƣợc lập kế hoạch theo từng năm gọi là kế hoạch vốn ĐTXDCB hằng năm, nhằm triển khai thực hiện kế hoạch vốn ĐT XDCB trung hạn, gắn với mục tiêu cân đối ngân sách và kế hoạch phát triển KT-XH theo từng năm. Kế hoạch vốn ĐT XDCB từ NSNN hằng năm gồm:
(1) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch năm trước; (2) Mục tiêu kế hoạch hằng năm; (3) Khả năng cân đối, huy động nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch; (4) Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án
phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch vốn ĐT XDCB trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm; (5) Dự kiến kết quả đạt đƣợc của kế hoạch vốn trung hạn và đƣa ra các giải pháp cần thiết, khả quan để thực hiện kế hoạch hằng năm.
b. Nguyên tắc lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Công tác lập và giao kế hoạch vốn ĐT XDCB từ NSNN phải đƣợc tuân theo các tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lƣợc phát triển KT-XH, kế hoạch trung hạn và hằng năm của quốc gia, địa phương; phù hợp với khả năng cân đối vốn ĐT XDCB từ NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế khác; ƣu tiên an toàn nợ công, bảo đảm cân đối vĩ mô.
Việc lập và giao kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách, đảm bảo tính công bằng, minh bạch; phân cấp quản lý vốn ĐT XDCB để tạo quyền chủ động cho địa phương và ngành nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình ĐT XDCB.
Việc lập và giao kế hoạch vốn ĐT XDCB hằng năm phải phù hợp với kế hoạch vốn ĐT XDCB trung hạn đã đƣợc phê duyệt, xem xét ƣu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH theo từng thời kỳ.
c. Quy trình lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở cấp huyện
Từ sơ đồ 3 trên, có thể giải thích nhƣ sau:
(1): UBND t nh giao thực hiện việc giao các ch tiêu trong kế hoạch đầu tư năm (2): UBND huyện xây dựng phương án bố trí kế hoạch vốn gửi Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tƣ thẩm định.
Sơ đồ 1.2. Quy trình lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở cấp huyện quản lý
(2a): Sở Tài chính gửi thông báo vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện (nếu có). (3): Trong trường hợp kế hoạch huyện gửi lên không phù hợp thì Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính gửi thông báo để điều ch nh kế hoạch cho phù hợp theo quy định. (3a): Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện điều ch nh kế hoạch vốn theo yêu cầu của Sở H&ĐT, Sở Tài chính để báo cáo trình UBND huyện. (4): UBND huyện giao ch tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tƣ dựa trên Nghị quyết của HĐND huyện. (4a): Phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo kế hoạch vốn cho BNN; đồng thời nhập vốn đƣợc giao theo kế hoạch vào hệ thống TABMIS. (5): Chủ đầu tƣ thực hiện việc mở tài khoản và mã số dự án, lập kế hoạch chi vốn đầu tƣ và thực hiện các thủ tục
giải ngân vốn đầu tƣ. (6): KBNN lập kế hoạch chi hằng quý gửi Phòng TC- KH. (7): Phòng TC-KH triển khai kế hoạch chi quý đến các chủ đầu tƣ. (8):
Thực hiện việc giao dịch thanh toán vốn đầu tƣ.
Công tác thẩm tra giao kế hoạch vốn XDCB: Phòng Tài chính - Kế hoạch sau khi nhận đƣợc kế hoạch giao vốn của UBND t nh (đối với dự án thuộc UBND cấp huyện quản lý: vốn cân đối ngân sách địa phương, chương trình mục tiêu quốc giá, vốn bổ sung mục tiêu), trong vòng 15 ngày phải thực hiện thẩm tra phân bổ vốn ĐT XDCB theo quy định, có báo cáo kết quả thẩm tra phân bổ vốn ĐT gửi UBND huyện, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Tài chính để được hướng dẫn, thống nhất; đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước cấp huyện để kiểm soát thanh toán những dự án đã đủ điều kiện thanh toán vốn theo quy định. Phòng TC-KH, KBNN có trách nhiệm nhập kế hoạch vốn đầu tƣ trên TABMIS.
Điều ch nh kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB là việc chuyển vốn từ các dự án thừa vốn sang các dự án đang cần vốn, việc điều ch nh kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 25 tháng 12 của năm kế hoạch.
1.3.2. Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán đầu tƣ a. Khái niệm và nội dung dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình là tổng hợp các chi phí liên quan để hoàn thành việc xây dựng công trình, được xác định trước khi thi công xây dựng công trình, có thể điều ch nh tổng mức đầu tƣ trong quá trình thi công nếu có phát sinh kỹ thuật sao cho đảm bảo phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu cần thiết đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Dự toán xây dựng công trình bao gồm nội dung liên quan đến chi phí máy móc thiết bị, chi phí xây lắp, quản lý dự án, chi phí dự phòng, chi phí tƣ vấn đầu tư, chi phí khác, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở trong việc xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký hợp đồng xây dựng trong trường hợp ch định thầu; trong trường hợp tổ chức đấu thầu thì nhà thầu căn cứ giá trị xây lắp để làm căn cứ lập hồ sơ dự thầu phù hợp với hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tƣ.
b. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình Dự toán xây dựng phải dựa trên trên cơ sở khối lƣợng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công phù hợp với yêu cầu thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng mặt bằng, đƣợc tính đúng, tính đủ cho từng công trình tại thời điểm xác định dự toán, phạm vi xây dựng.
Dự toán xây dựng công trình đƣợc xác định theo các yêu cầu công việc cần thiết phải thực hiện của công trình, căn cứ định mức và giá cả về vật liệu, nhân công, máy móc hiện hành.
Quản lý dự toán xây dựng công trình phải đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả dự án, mục tiêu đầu tƣ, phù hợp quy trình đầu tƣ xây dựng.
c. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình Chủ đầu tƣ thuê đơn vị tƣ vấn lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình theo đúng quy định, sau đ trình cơ quan chuyên môn thẩm định.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp huyện thẩm định hồ sơ dự toán công trình không quá 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình gồm:
Xem xét định mức thiết kế, khối lƣợng thi công, số lƣợng thiết bị trong dự toán có phù hợp với định mức, khối lƣợng, số lƣợng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, lắp ráp thiết bị.
Trong việc xác định các khoản mục chi phí, nhân công, máy móc của dự toán xây dựng công trình, cơ quan thẩm định kiểm tra mức độ phù hợp của
việc phân tích đơn giá, định mức nhân công, máy móc, áp dụng giá vật liệu xây dựng đúng theo thời điểm xây dựng công trình cũng nhƣ tuân thủ theo quy định của Luật về xây dựng.
Báo cáo kết quả thẩm định dự toán công trình bao gồm nội dung tăng giảm các khoản chi phí so với đề nghị của chủ đầu tƣ, nguyên nhân tăng, giảm và các kiến nghị cần thiết để đề nghị UBND huyện xem xét, phê duyệt.
1.3.3. Đấu thầu
a. Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý vốn ĐT XDCB từ NSNN. Việc thực hiện tốt công tác đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng sẽ nâng cao chất lƣợng và tiến độ thi công công trình, tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ do lựa chọn đƣợc nhà thầu c năng lực tốt, uy tín cao.
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định có 6 hình thức đấu thầu bao gồm: Ch định thầu, đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, chủ đầu tư tự thực hiện; 4 phương thức lựa chọn nhà thầu gồm: Một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
b. Nguyên tắc đấu thầu
+ Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có năng lực hành nghề trong lĩnh vực xây dựng, đủ điều kiện năng lực về chuyên môn, tài chính phù hợp với hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tƣ đƣa ra.
+ Hồ sơ năng lực, dự thầu phải có nội dung đáp ứng đƣợc hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
+ Chủ đầu tƣ phải tuân theo quy định về các hình thức lựa nhà thầu để quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu một cách hợp lý đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng.
c. Quy trình đấu thầu
Trình tự tổ chức đấu thầu n i chung theo các bước như sau:
TT Nội dung Đơn vị thực hiện
I Giai đoạn chuẩn bị chọn thầu:
1 Xem xét lựa chọn danh sách tham
gia Bên mời thầu
2 Lập hồ sơ yêu cầu dự thầu Thuê đơn vị tƣ vấn; Bên mời thầu 3 Thẩm định hồ sơ yêu cầu dự thầu Cơ quan chuyên môn
4 Quyết định phê duyệt hồ sơ dự thầu Chủ đầu tƣ II Giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà thầu:
1 Thông báo đấu thầu Bên mời thầu 2 Tiếp nhận, niêm yết hồ sơ tham gia
đấu thầu Bên mời thầu
3 Tổ chức mở thầu đúng thời hạn thông báo
Bên mời thầu, các nhà thầu và các bên liên quan
III Đánh giá hồ sơ tham gia dự thầu Bên mời thầu, tổ chuyên gia IV Thương thảo hợp đồng Bên mời thầu
V Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
hoặc kết quả đấu thầu Phòng TC-KH huyện VI Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu hoặc kết quả đấu thầu UBND huyện VII Hoàn thiện, ký kết hợp đồng Bên mời thầu
1.3.4. Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN a. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Kiểm soát, thanh toán vốn ĐT XDCB từ NSNN là xem xét, các căn cứ, kiểm tra, áp dụng các điều kiện cần thiết theo quy định để chi trả các chi phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tƣ. Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động này là Kho bạc nhà nước, có trách nhiệm kiểm tra, giám