Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tiên phước tỉnh quảng nam (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC

2.4.2. Những mặt hạn chế

- Trong công tác lập và phân bổ nguồn vốn NSNN đầu tư XDCB hàng năm

Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm đƣợc Phòng Tài chính – Kế hoạch tập hợp và trình tại kỳ họp theo đúng quy định. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và từ ngân sách cấp trên. Khi thực hiện xây dựng dự toán vốn đầu tư XDCB chưa lường hết được nhu cầu về nguồn vốn thực tế đầu tƣ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Các xã, thị trấn đầu tƣ khá dàn trải theo tƣ duy nhiệm kỳ. Một số lãnh đạo xã, thị trấn do năng lực còn hạn chế, thiếu tầm nhìn. uôn c suy nghĩ đầu tƣ xây dựng được một hoặc vài công trình của địa phương để tạo dấu ấn, trong khi khả năng bố trí nguồn vốn thanh toán cho các dự án tại các xã, thị trấn của huyện thấp, chủ yếu trông chờ vào trợ cấp hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên.

Nguồn ngân sách huyện bố trí cho các xã, thị trấn để thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình ngay từ đầu năm thấp, căn cứ nguồn hỗ trợ từ cấp trên, UBND huyện phân bổ kinh phí cho các dự án trong năm. Do vậy, một số dự án do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tƣ chƣa thực sự chủ động trong công tác triển khai dự án, thụ động trong quá trình đầu tƣ công trình trọng điểm, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả dự án sau đầu tư.

- Trong quản lý trình tự lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình Trong thời gian qua, mặc dù UBND huyện đã ch đạo rất quyết liệt trong công tác quản lý công tác lập dự án từ khâu xin chủ trương đến khâu thẩm định dự án. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng một số dự án chất lƣợng lập dự án đầu tƣ còn yếu, công tác giám sát trong khâu khảo sát, thiết kế chƣa tốt dẫn đến sai sót về nhu cầu sử dụng dự án sau khi hoàn thành.

Trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung thiết kế nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và chất lượng công trình.

Công tác khảo sát, lập dự án và đánh giá nhu cầu sử dụng dự án của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn còn hạn chế. Đặc biệt ảnh hưởng của việc bố trí nguồn vốn cho dự án cũng làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án. Năng lực của một số đơn vị tƣ vấn còn hạn chế nên công tác lập dự án và thiết kế cơ sở chƣa tính đến và dự báo hết các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhƣ dự án Xây dựng trạm y tế xã Tiên Châu. Dự án đƣợc duyệt theo Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 26/7/2015 với tổng mức đầu tƣ: 2.797,325 triệu đồng.

Đƣợc phê duyệt điều ch nh theo Quyết định số 88a/QĐ-UBND ngày 19/3/2016 với tổng mức đầu tƣ bổ sung 165,634 triệu đồng. Nguyên do đơn vị khảo sát không khảo sát chính xác kết cấu địa chất công trình, đến lúc thi công mới phát hiện kết cấu địa chất của công trình yếu và thay đổi chiều sâu chôn móng của công trình.

Một số dự án khi triển khai thi công gặp kh khăn và phải điều ch nh cơ cấu vốn trong tổng mức đầu tư và điều ch nh tổng mức đầu tư. Như dự án đường liên xã Tiên Phong, Tiên Mỹ đi thị trấn; Nhà sinh hoạt văn h a xã Tiên Cẩm…

- Trong công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:

Trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã tham mưu UBND huyện thường xuyên ch đạo UBND các xã, thị trấn, chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo đúng quy định hiện hành nhƣ: thành lập tổ chuyên giá xét thầu, chấm thầu đối với các gói thầu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số tồn tại đ là: Các thành viên của tổ là cán bộ của huyện, của ban QLDA huyện thêm một số thành phần là cán bộ cấp xã, thị trấn (đặc biệt đối với các dự án thực hiện ch định thầu) nên không tránh đƣợc tình trạng thiếu công tâm trong việc lựa chọn, đánh giá nhà thầu từ đ nhiều dự án đấu thầu hoặc ch định định thầu mang tính hình thức, chiếu lệ, hiệu quả không cao. Nội dung này thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ giảm thầu không đáng kể.

Một số dự án thực hiện đấu thầu đã thể hiện có việc dàn xếp tham gia đấu thầu giữa các nhà thầu. Số lƣợng nhà thầu đăng ký mua hồ sơ nhiều nhƣng khi tham gia rất ít ch vƣợt ngƣỡng về số lƣợng nhà thầu tham gia theo quy địnhhoặc số lƣợng nhà thầu tham gia mua hồ sơ rất ít, đạt số lƣợng theo quy định. Công tác kiểm soát quy chế đấu thầu chƣa chặt chẽ, việc đánh giá năng lực nhà thầu chƣa đảm bảo, chƣa lựa chọn đƣợc nhà thầu c đủ năng lực nên khi thực hiện thi công công trình kéo dài, chi phí đầu tƣ bổ sung lớn.

- Trong công tác thanh toán:

Trong quá trình quản lý khối lƣợng thi công công trình, đặc biệt vào thời điểm cuối năm, do yêu cầu phải thanh vốn kế hoạch đã bố trí trong năm nên các chủ đầu tƣ thực hiện nghiệm thu vƣợt khối lƣợng thực tế thi công cho

nhà thầu, thanh toán theo khối lƣợng đã nghiệm thu. Đây thực chất là nghiệm thu khống, tạo ra rủi ro cho Chủ đầu tƣ trong khâu quản lý vốn và tạo sức ỳ cho nhà thầu.

Công tác lập quyết toán để thanh toán khối lƣợng hoàn thành chủ yếu dựa trên thiết kế dự toán đƣợc duyệt (mà chủ yếu dựa trên bảng tiên lƣợng trúng đấu thầu hay ch định thầu). Có nhiều công trình bản vẽ hoàn công và quyết toán chi là thủ tục hình thức, chƣa phản ánh đƣợc thực chất khối lƣợng thực tế và kết quả thi công lên công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tiên phước tỉnh quảng nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)