ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TIÊN PHƯỚC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tiên phước tỉnh quảng nam (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TIÊN PHƯỚC

Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của t nh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o20’00” đến 16o36’00” Vĩ độ Bắc và 15o20’00” 108o04’46” đến 108o27’56” inh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn cứ vào điều kiện địa hình, có thể chia huyện Tiên Phước thành 3 vùng gồm:

Vùng địa hình đồi núi: Phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện gồm các xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh;

chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Vùng này c độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Vùng địa hình gò đồi: là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lƣợn s ng, c độ cao trung bình từ 100m đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã đƣợc sử dụng trồng các loại cây lâu năm nhƣ quế, tiêu, cau và các loại cây ăn quả khác.

Vùng địa hình thấp dạng bậc thang: dạng địa hình này chiếm khoảng 20%

tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ

lẻ và phân tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông huyện. Phần lớn các diện tích này đƣợc sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước.

Nhìn chung, Tiên Phước là huyện c địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không thuận lợi. Điều này dẫn đến nhiều thôn, xã trong huyện gặp kh khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình vùng thấp là nơi dân cƣ tập trung sinh sống, phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng h a... là nơi hình thành và lưu giữ các truyền thống văn h a, di tích lịch sử văn h a, cách mạng, các kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước.

b) Điều kiện tự nhiên

Tiên Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản nhƣ: vàng sa khoáng, colin, cát, sỏi, cao lanh; nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, chò, gõ...; hơn 500 loại dƣợc liệu thuộc 135 loài thực vật, nhiều động vật rừng quý hiếm nhƣ voi, heo rừng, nhím, tê tê, ong... có nhiều loại cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ tiêu, d bầu, chè, lòn bon, thanh trà, quế, măng cụt, chuối... Đặc biệt, tiêu Tiên Phước c hương vị đặc trƣng không gì c thể sánh đƣợc. Dó bầu là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với trầm hương, trầm cảnh kiểu dáng phong phú, độc đáo, lạ mắt. Đây chính là những tiềm năng tạo nên thế mạnh cho Nông nghiệp, CN - TTCN phát triển.

Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên, nguồn nước của sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô lớn.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 -2017

Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế, tạo đột phá trên các lĩnh vực. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng 23,2%, tăng

5,36% so với năm 2014; thương mại - dịch vụ 54,4%, tăng 2,78% so với năm 2014; tỷ trọng nông lâm nghiệp 22,4%, giảm 8,15% so với năm 2014. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 44% lên 46%, lao động nông nghiệp giảm từ 56% xuống 54%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,1 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2014 (14,3 triệu đồng).

Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững

Tập trung ch đạo huy động có hiệu quả các nguồn lực, làm tốt việc chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đƣa giống cây trồng, vật nuôi chất lƣợng cao vào sản xuất, tạo ra khối lƣợng hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 459 tỷ đồng (năm 2014) lên 572 tỷ đồng (năm 2017), tăng bình quân hàng năm 7,6%, vƣợt ch tiêu nghị quyết đề ra. Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha đất canh tác tăng từ 43,1 triệu đồng (năm 2014) lên 54 triệu đồng (năm 2017).

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) và triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển KTV-KTTT, du lịch sinh thái, mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017-2025

bước đầu đạt kết quả; tổng vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vườn trên 15 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2017, diện tích các cây trồng chủ lực tăng. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả: thanh trà tại 3 xã vùng Tây (Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh); tiêu, măng cụt, sầu riêng ở các xã vùng thấp (Tiên Mỹ, Tiên Thọ, Tiên Kỳ); lòn bon ở các xã vùng giữa (Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Mỹ); phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp; các mô hình làng vườn văn h a, g p phần phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái. Giá trị sản xuất từ KTV, KTTT tăng từ 65 tỷ đồng (năm 2014) lên 214 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 41,98%. Chăn nuôi gia trại, trang trại ổn định, giảm dần hình thức chăn nuôi nông hộ; tiếp tục đầu tƣ theo

hướng nâng cao chất lượng con giống, giá trị sản phẩm gắn với an toàn thực phẩm. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đƣợc ch đạo quyết liệt, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Giá trị ngành chăn nuôi tăng; hoàn thành việc nghiên cứu Đề tài Bảo tồn và phát triển giống gà ta Tiên Phước.

Chương trình trồng rừng kinh tế phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân; Bình quân hằng năm trồng mới 3.000 ha rừng; độ che phủ rừng 58% (năm 2014) tăng lên 58,2% (năm 2017). Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 126,6 tỷ đồng (năm 2014) lên 169,2 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng ngành lâm nghiệp 35,6%.

Công nghiệp (CN), xây dựng (XD) tăng trưởng khá

Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh từ 296 tỷ đồng (năm 2014) lên 646 tỷ đồng (năm 2017); tốc độ tăng bình quân hằng năm 29,71%; trong đ , công nghiệp từ 197 tỷ (năm 2014) lên 442 tỷ (năm 2017), tăng 245 tỷ đồng; số cơ sở CN-TTCN hằng năm tăng mạnh, nhất là cơ sở sản xuất và chế tác trầm cảnh. Tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất, kêu gọi đầu tƣ vào các cụm công nghiệp. Đến nay, đã thu hút 03 doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế của huyện và giải quyết việc làm cho lực lượng lớn lao động tại địa phương. Hoạt động khuyến công đƣợc chú trọng, đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cải tiến máy móc, dây chuyền, thiết bị, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài t nh.

Hoạt động thương mại (TM), dịch vụ (DV) có bước khởi sắc, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân

Toàn huyện có gần 2.200 hộ kinh doanh cá thể, phân bố đều từ trung tâm huyện đến các xã, tăng 200 hộ so với năm 2014. Đầu tƣ xây dựng chợ

quê Tiên Phước, xây mới chợ Tiên Phong, chợ Tiên Lãnh và cải tạo nâng cấp chợ Tiên Thọ. Tổng giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 604 tỷ so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,77% vƣợt ch tiêu Nghị quyết (16,2%).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện tiên phước tỉnh quảng nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)