CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC
2.3.1. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
2.3.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch, quy hoạch dự án
Công tác lập kế hoạch vốn là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương n i chung và ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Huyện Tiên Phước là một huyện miền núi của t nh Quảng Nam. Trong những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện đang tập trung các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới và xây dựng thị trấn Tiên Kỳ thành đô thị văn minh. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, công tác quy hoạch đầu tƣ đƣợc Huyện uỷ và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch đầu tƣ xây dựng đạt đƣợc những thành tựu sau:
+ Hoàn thành các đề án quy hoạch phát triển vùng, ngành nhƣ: quy hoạch đồ án xây dựng Nông thôn mới, quy hoạch phát triển Thương mại, quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp nhƣ: khu công nghiệp Tài Đa, cụm công nghiệp thôn 7B – Tiên Cảnh, quy hoạch phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện (Đề án 548) bước đầu đã mang lại hiệu quả cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thực hiện quy hoạch di dời người dân ra khỏi vùng sụt lún, sạt lở gắn với ch nh trang đô thị, bảo vệ, tôn tạo quần thể di tích Quốc gia nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc háng, tƣợng đài Cây Cốc, khu di tích Đồng Trại …
+ Thực hiện quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận, Quy hoạch phát triển các ngành thủy lợi, giao thông, du lịch đến năm 2025 như: nâng cấp 50 km mặt đường các tuyến ĐT615, ĐT614, Q 40B qua địa bàn huyện và xây dựng tuyến đường tránh Nam Quảng Nam, Đường ĐT616 xã Tiên Lộc, Nâng cấp tuyến đường Tiên Hà – Bình Sơn; Điện Lò Thung xã Tiên Cảnh và Tiên Lộc….
+ Thực hiện quy hoạch và đầu tƣ xây dựng, nâng cấp Bệnh viện huyện, Trạm Y tế các xã Tiên Phong, Tiên Thọ, Tiên Lộc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Sơn và quy hoạch đầu tƣ nâng cấp trên 140 phòng học trên địa bàn huyện.
+ Đang triển khai về quy hoạch đầu tƣ xây dựng 2 xã Tiên Cảnh, Tiên Châu và thị trấn Tiên Kỳ thành vùng trung tâm trọng điểm phát triển du lịch của huyện. Ƣu tiên huy động lồng ghép nguồn lực xây dựng, nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông, thương mại, văn hóa, du lịch và đô thị. Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận đến năm 2020 và 2030, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đô thị loại IV, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trung tâm chính trị, kinh tế, văn h a, xã hội, thật sự đ ng vai trò vùng động lực phát triển của
huyện. Tiếp tục quy hoạch và đầu tƣ hoàn ch nh các công trình, dự án động lực: đường tránh lũ, đường Tiên An đi Trà Đông, đường trên Kè sông Tiên, cầu Bình An 2. Đặc biệt dự án khu phố mới Phước An, dự án khu đô thị Nam Tiên Kỳ. Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển KT-XH khu trung tâm xã Tiên Thọ theo hướng đô thị, đ ng vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế thương mại quan trọng phía Đông của huyện…
Bên cạnh những mặt đƣợc, công tác quản lý quy hoạch dù đƣợc UBND huyện và các phòng ban chuyên môn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên các giải pháp thực hiện quy hoạch còn thiếu tính sáng tạo, manh mún, chƣa kết nối đƣợc các khu vực với nhau, kh hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất và bộc lộ một số hạn chế nhƣ sau:
+ Công tác quản lý, đầu tƣ sau quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trước đây trên địa bàn còn lúng túng, chưa chặt chẻ, cơ sở bản đồ nền lập quy hoạch chi tiết không thống nhất, chƣa c sự nối kết tổng thể thành một hệ thống nhất chung, dẫn đến nhiều vướng mắc trong công tác quản lý nhƣ: công tác triển khai cắm mốc, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, cốt nền theo quy hoạch ngoài thực địa giữa các khu quy hoạch, giữa khu quy hoạch và khu dân cƣ cũ.
+ Công tác nâng cấp, mở rộng ch nh trang các tuyến đường liên xã, ch nh trang các đường chính của thị trấn Tiên Kỳ và đầu quy hoạch khu phố mới Phước An và khu đô thị nam Tiên Kỳ gặp nhiều kh khăn, do đòi hỏi phải có nguồn vốn tập trung lớn, công tác tái định cư cho người dân gặp nhiều kh khăn. Hiện trạng hệ thống đường nội thị của huyện nhỏ hẹp, nên việc mở rộng các tuyến đường theo lộ giới ảnh hưởng lớn đến công tác đền bù, giải toả, tái định cƣ... Công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng ch nh trang v a hè, đường phố vẫn hạn chế.
+ Một số dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng giai đoạn từ năm 2010-2015 của huyện đã đƣợc phê duyệt nhƣng chƣa đƣợc bố trí đƣợc nguồn vốn do bị cắt giảm theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Nhiều dự án bị tạm dừng hoặc đã triển khai nhưng thời gian triển khai dự án thường vào mùa mưa bão, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và dễ ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.
+ Công tác quản lý, khai thác và phát triển các kết cấu hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị gặp nhiều kh khăn do sự phân cấp quản lý cho nhiều đơn vị và chƣa c sự phối hợp, phân công quản lý giữa các ngành, các cấp T nh, huyện còn chồng chéo, trùng lặp hoặc bị bỏ sót ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển đồng bộ trên địa bàn.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn hạn chế về chuyên môn, thiếu sự liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch và thiết kế. Làm việc theo kinh nghiệm, dẫn đến hiệu quả đầu tƣ công chƣa cao.
2.3.1.2. Thực trạng công tác quản lý và phân bổ vốn
Trong những năm gần đây, với chủ trương thắt chặt đầu tư công của chính phủ, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày càng hạn chế. Nguồn vốn phân bổ hàng năm từ Trung ƣơng và nguồn thu từ ngân sách của địa phương không đảm bảo nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Nguồn vốn phân bổ hằng năm đƣợc thực hiện theo 4 tiêu chí cơ bản sau:
Công trình xây dựng mới; công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm (dự án tiến hành thi công kéo dài qua nhiều năm), công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc quyết toán, công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán.
Sau đây là kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2015-2017.
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình phân bổ vốn hăng năm
TT Tiêu chí
Năm Chênh lệch (%)
2015 2016 2017 2016/
2015
2017/
2016
1
Trả nợ các công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán
24.903 22.114 25.134 88,801 113,66 2 Thanh toán khối lƣợng
công trình chuyển tiếp 53.428 35.047 36.218 65,597 103,34 3
Thanh toán công trình hoàn thành nhƣng chƣa duyệt quyết toán
24.285 18.872 27.867 77,711 147,66 4 Công trình xây dựng mới 59.287 58.764 79.142 99,118 134,68 Tổng 161.903 134.797 168.361 83,258 124,9
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Căn cứ bảng số liệu nêu trên cho thấy nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước trong những năm qua c sự biến động không đồng đều. Trong nguồn vốn phân bổ hằng năm đƣợc bố trí theo nguyên tắc trả nợ các công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán; kế tiếp là thanh toán khối lƣợng công trình chuyển tiếp;
Thanh toán công trình hoàn thành nhƣng chƣa duyệt quyết toán và cuối cùng là bố trí cho các công trình xây dựng mới. Nhìn chung, trong 3 năm qua nguồn vốn cho các công trình xây dựng mới c xu hướng biến động không đồng đều, trong năm 2017, nguồn vốn phân bổ cho công trình xây dựng mới cao nhất từ trước đến nay, tăng 34,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tƣ XDCB hằng năm đƣợc UBND huyện thực hiện theo đúng chủ trương điều hành của t nh, trong đ ưu tiên bố trí thanh toán nợ XDCB các năm, lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ phù hợp thanh toán giảm nợ đầu tƣ xây dựng cơ bản và tập trung bố trí hoàn thành các chương trình dự án, ưu tiên cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành còn lại bố trí cho các công trình chuyển tiếp, khởi công mới và đối ứng bê tông h a giao thông nông thôn và kênh mương.
Trong những năm gần đây, UBND huyện đã c sự thay đổi về chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản, thay vì đầu tư dàn trải như trước đây, UBND huyện có chủ trương đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, tập trung nguồn lực cho một số địa phương để xây dựng nông thôn mới về đích giai đoạn 2017-2020. Việc thực hiện chủ trương đầu tư trên giúp cho các công trình dự án đảm bảo về chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.
Tình hình phân bổ các dự án theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 2.2. Bảng thống kê phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư
(Đvt: Tỷ đồng)
TT Theo lĩnh vực đầu tƣ
Năm Chênh lệch (%)
2015 2016 2017 2016/
2015
2017/
2016 1 Giao thông 90.187 48.172 43.900 53,41 91,13 2 Thuỷ lợi 12.199 16.219 14.600 132,95 90,02 3 Thiết chế văn hoá 7.695 12.645 2.957 164,33 23,38 4 Giáo dục 12.645 13.198 23.500 104,37 178,06
5
Các chương trình khác (Trụ sở làm việc, y tế, và các công trình khác)
39.177 44.563 83.404 113,75 187,16
Tổng 161.903 134.797 168.361 83,26 124,90 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên, cho thấy nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ vốn NSNN của huyện Tiên Phước đang tập trung để đầu tư cho giao thông. Đây là một hướng đi hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.
Việc đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống giúp cho hoạt động đi lại và lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn trở nên dễ dàng, góp phần phát triển kinh tế xã
hội, bên cạnh đ huyện cũng đã ƣu tiên nguồn vốn đề đầu tƣ xây dựng cơ bản cho hoạt động thuỷ lợi nhằm phát triển nông nghiệp và kế tiếp là đầu tƣ xây dựng hệ thống các trường học từ mẫu giáo đến THCS trên địa bàn huyện nhằm hướng đến 100% các trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.
Nhờ chủ trương phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, không thực hiện việc đầu tƣ dàn trải, UBND huyện đã tập trung vào việc đầu tƣ các vùng trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ việc đầu tư đúng hướng, giúp cho địa bàn huyện có chuyển biến tích cực, hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước phát triển, nhiều công trình được đầu tư, các tuyến đường giao thông được nâng cấp, các công trình thủy lợi nhỏ, kênh mương từng bước được xây dựng, các công trình văn h a, thể thao, trường học được đầu tư... g p phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.