CHƯƠNG 3.TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
3.3 Tổng quan mô hình ước lượng NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp
Để ước lượng NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp, mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được vận dụng để ước lượng cùng với các biến số tác động. Theo (Arshad và Malik, 2015; Rogers và Tseng, 2010), hàm Cobb Douglas là dạng hàm thích hợp để phân tích NSLĐ với số liệu ở cấp độ doanh nghiệp. Theo Ngo (2017) tổng hợp từ (Murthy, 2002) khi sử dụng dạng hàm này để ước lượng NSLĐ sẽ đơn giản và tránh được các vấn đề về đa cộng tuyến trong mô hình hơn so với dạng hàm Translog.
Theo Roger và Tseng (2010), khi phân tích NSLĐ, phương pháp phổ biến nhất của các nghiên cứu thực nghiệm là bắt đầu từ hàm sản xuất. Ở dạng hàm sản xuất tổng quát nhất Y (đại diện cho sản lượng đầu ra) và X (đại diện cho những biến đầu vào).
Theo Griliches (1986), đại diện Y nên đo bằng giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
Yit = A.𝐾𝑖𝑡𝛼𝐿𝛽𝑖𝑡 (1)
Trong đó, Y là giá trị gia tăng của doanh nghiệp i ở thời điểm t; Kit là đầu vào vốn có thể bao gồm vốn kiến thức hoặc vốn thể chất, Lit là lao động và Ait là một tập hợp các biến thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp i ở thời điểm t, α và 𝛽 lần lượt là hệ số co giãn cho thấy mức độ đáp ứng của đầu ra của vốn và lao động tương ứng.
Trong nhiều nghiên cứu, bao gồm Griliches (1986), vốn kiến thức được coi là vốn nghiên cứu tích lũy và vẫn có năng suất sản xuất. Vốn kiến thức được hiểu bao gồm các khoản đầu tư trước đây vào đổi mới, kỹ thuật tổ chức, vốn nhân lực của cả người quản lý và người lao động (trong đó vốn nhân lực đề cập đến giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm tích lũy), ngoài đầu tư R & D. Tất cả các loại hình đầu tư này có khả năng ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của một công ty. Thông thường, dữ liệu cho cho loại vốn này không có sẵn, nên khi nghiên cứu ứng dụng, hầu hết chỉ tập trung vào một dạng hạn chế của mô hình (1) với các biến giải thích mà nghiên cứu đang quan tâm (Roger và Tseng, 2000). Chia 2 vế phương trình (1) cho số lao động để lấy NSLĐ (vì nó được tính bằng sự gia tăng trên mỗi lao động), ta có:
𝑌𝑖𝑡 𝐿𝑖𝑡= A𝐾
𝛼
𝐿 𝐿𝛽
= A(𝐾𝐿)𝛼.𝐿(𝛼+𝛽−1) (3)
Lấy log cơ số e của phương trình (3), ta có:
ln(𝑌𝐿𝑖𝑡
𝑖𝑡) = lnAit + αln(𝐾𝑖𝑡
𝐿𝑖𝑡)+ (𝛼 + 𝛽 − 1) lnL (4) Đặt yit=𝑌𝑖𝑡
𝐿𝑖𝑡 và kit = 𝐾𝑖𝑡
𝐿𝑖𝑡. Lúc này y là NSLĐ của doanh nghiệp i tại giai đoạn t và kit
là cường độ vốn của doanh nghiệp i thời điểm t. L là quy mô doanh nghiệp I thời điểm t.
Phương trình (4) có thể trình bày dưới dạng tuyến tính như sau:
lnyit= β0 + βkKit ++ βLLit+ βi ∑ 𝑋𝑖 + εit (5)
Trong đó: lnyit là log cơ số e của NSLĐ của doanh nghiệp i tại giai đoạn t ; lnAit = β0 + εit; và ∑ 𝑋𝑖 đại diện cho các biến kiểm soát thể hiện đặc điểm doanh nghiệp.
Để nghiên cứu sự tác động của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ phương trình (5) được viết lại như sau:
lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit + βi ∑ 𝑋𝑖 + εit (6)
Để ước tính phương trình (6) có những phương pháp ước lượng khác nhau, mỗi phương pháp kinh tế lượng khác nhau có những ưu điểm và nhược điểm riêng để phân tích một tập dữ liệu nhất định. Tuy nhiên, ước tính bằng phương pháp pooled OLS sẽ gặp vấn đề liên quan đến việc không kiểm soát được các biến không quan sát được, không xét được các đặc điểm riêng của doanh nghiệp và sự thay đổi của chúng theo thời gian và do đó dẫn đến mối lo ngại về sự tương quan, ước lượng bị chệch không nhất quán (Konings, 2001). Để khắc phục với một số thiếu sót của ước tính pooled OLS và tránh kết quả ước tính sai lệch, các mô hình thay thế cụ thể là mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM sẽ được ước tính trong nghiên cứu này. Các phương pháp này cho phép kiểm soát các tác động cố định không quan sát được của các cá nhân, công ty, khu vực (Wooldridge, 2002).
Đặc biệt mô hình FEM có thể kiểm soát sự cố lựa chọn tiềm năng hoặc vấn đề nội sinh có thể xảy ra nếu đầu tư nước ngoài hay xuất khẩu xảy ra ở các công ty và ngành sản xuất trong nước có năng suất cao nhất (Konings, 2001; Hale và Long, 2007). Khác với mô hình FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM giả định rằng những hiệu ứng cố định của ngành và v không quan sát được không tương thích với từng biến giải thích trong mọi khoảng thời gian (Wooldridge, 2002). Để lựa chọn FEM hay REM phù hợp hơn kiểm định Hausman test được sử dụng. Ước tính tác động cố định FEM được kỳ vọng là phù hợp nếu chúng ta có đủ các biến giữa các biến quan trọng trong dữ liệu.
Mặc dù sử dụng dữ liệu bảng với mô hình hồi quy tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM giúp chúng ta kiểm soát phần nào đối với các vấn đề nội sinh của mô hình khi một số các đặc điểm của doanh nghiệp không quan sát được (Sinani và Meyer, 2009; Gửrg và Strobl, 2001). Mụ hỡnh cũn phải đối mặt với vấn đề nội sinh có thể xảy ra ở đây đó là FDI có thể tác động đến năng suất lao động nhưng năng suất lao động cao có thể kích thích dòng vốn FDI (Liu và cộng sự,
2000; Kejžar, 2011). Thông thường, trong những trường hợp này, biến công cụ phổ biến nhất là biến độ trễ thời gian lag của giá trị dòng vốn FDI của năm trước sẽ được sử dụng nhằm giúp thoát khỏi tình trạng nội sinh này (Wooldridge, 2002;
Girma và Wakelin, 2007; Kejžar, 2011). Tuy nhiên, những biện luận này là xét dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế hoặc trong một khoảng thời gian rất dài và luận án xem xét tác động của FDI dưới góc độ doanh nghiệp. Bộ dữ liệu của luận án cũng không cho thấy bất kỳ doanh nghiệp nào ở năm 2015 là doanh nghiệp không có FDI nhưng nhờ NSLĐ cao hơn để thu hút FDI và trở thành doanh nghiệp có FDI ở năm 2016 (xem thêm ở phụ lục 3).
Tương tự như vậy với mối quan hệ của xuất khẩu và NSLĐ, nhiều nghiên cứu cho rằng thay vì doanh nghiệp có năng suất cao hơn sau khi xuất khẩu nhờ giả thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu (learn by exporting), thì cũng có những nghiên cứu khác biện luận rằng các doanh nghiệp có năng suất cao là những doanh nghiệp xuất khẩu (Haidar, 2012; Harris và Li, 2008; Alvarez và Lopez, 2005; Vahter, 2011).
Tuy nhiên, theo quan điểm của luận án, NSLĐ là kết quả của ý định hay thực thi xuất khẩu của doanh nghiệpchứ không phải ngược lại. Nguyên nhân là do ngay cả những nghiên cứu ủng hộ cho việc các doanh nghiệp có năng suất cao sẽ là những người xuất khẩu cũng biện luận rằng để chuẩn bị cho việc xuất khẩu, doanh nghiệp phải tự cải thiện năng suất của mình nhằm có thể cạnh tranh được với thị trường nước ngoài (Wagner, 2007). Hay theo Harris và Li (2008), các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng công nghệ đối với các sản phẩm và dịch vụ để xuất khẩu được hàng hóa và dẫn đến năng suất cao hơn. Theo Blalock (2004) và Haidar (2012), sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường quốc tế chỉ cho phép các doanh nghiệp có năng suất cao tồn tại. Vì vậy để tự chuẩn bị, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường xuất khẩu phải tự trang bị sao cho mình trở nên năng suất và có khả năng cạnh tranh để đảm bảo sự tồn tại của bản thân khi tham gia thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tổng hợp các nghiên cứu trước cũng cho thấy, tham gia vào thị trường quốc tế tạo ra lợi ích cận biên cao hơn cho các công ty ở thị trường có công nghệ và năng suất kém hơn khi tiến hành so sánh kết quả của xuất
khẩu đối với NSLĐ ở các thị trường khác nhau hay ngay cả cùng một thị trường nhưng ở những giai đoạn khác nhau (Clerides và cộng sự, 1998; Aw và cộng sự, 2000; Biesebroeck, 2003; Rhee và cộng sự, 1984). Việt Nam là nước đang phát triển và thị trường xuất khẩu mà Việt Nam đang hướng đến là các quốc gia có thị trường rộng lớn đi kèm với công nghệ tiên tiến hơn như thị trường Mỹ và Châu Âu.
Căn cứ vào những biện luận trên, luận án cho rằng không có vấn đề nội sinh ở mô hình nghiên cứu.