CHƯƠNG 3.TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
3.6 Kết quả nghiên cứu
3.6.1 Thống kê mô tả
3.6.1.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Theo bảng 3.2, hai ngành nghề được nghiên cứu đại diện cho 2 nhóm ngành thâm dụng vốn và thâm dụng lao động là ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Bảng 3.3 mô tả số lượng DN trong mẫu của 2 ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn được phân theo năm. Số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ở năm 2016 cao hơn năm 2015. Với ngành may trang phục số lượng DN ở năm 2016 tăng lên 51% so với năm 2015 và ngành kim loại đúc sẵn tăng lên 64% từ năm 2015 so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp ngành kim loại đúc gấp 1,5 lần so với số lượng doanh nghiệp ngành may trang phục.
Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành theo các năm
Ngành Năm 2015 Năm 2016 Tổng
May trang phục 1.478 2.239 3.717
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 2.311 3.792 6.103
Tổng cộng 3.789 6.031 9.820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DN Việt Nam năm 2015-2016.
Bảng 3.4 mô tả số lượng DN được phân theo quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp. Từ kết quả bảng 3.4 ta có thể thấy số lượng DNNVV trong mẫu lớn hơn rất nhiều so với số lượng các doanh nghiệp lớn (lớn hơn gấp 7 lần). Đặc biệt doanh nghiệp lớn nằm chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc ngành may trang phục (nhiều hơn gấp 5 lần). Điều này cũng dễ hiểu, vì quy mô doanh nghiệp ở đây được phân theo tiêu chí số lượng lao động trong doanh nghiệp và ngành may trang phục là ngành đại diện cho nhóm ngành thâm dụng lao động.
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề và quy mô
Ngành DNNVV DN lớn Tổng
May trang phục 2.681 1.036 3.717
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 5.905 198 6.103
Tổng cộng 8.586 1234 9.820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 Bảng 3.5 trình bày số lượng doanh nghiệp được phân theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp. Trong mẫu nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp là công ty TNHH tư nhân, công ty TNHH có vốn nhà nước là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mẫu nghiên cứu với 6396 doanh nghiệp chiếm 65% mẫu nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp công ty cổ phần không có vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong mẫu nghiên cứu với 1449 doanh nghiệp tương đương gần 15% số lượng doanh nghiệp trong mẫu. Tiếp đến là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 9,5% số lượng doanh nghiệp. Không có doanh nghiệp nhà nước nào trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.5 Doanh nghiệp được phân theo loại hình sở hữu
Ngành May trang
phục
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Tổng
TNHH 1 thành viên 100% vốn NNTW 2 4 6
TNHH 1 thành viên 100% vốn NNĐP 2 3 5
Cty CP, Cty TNHH có vốn Nhà nước > 50% 27 29 56
Công ty nhà nước 0 0 0
Hợp tác xã/liên hiệp HTX 31 64 95
Doanh nghiệp tư nhân 17
1
548 719
Công ty hợp danh 0 1 1
Cty TNHH tư nhân, Cty TNHH có vốn Nhà nước ≤ 50%
2.374 4.022 6.396
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 43 6
1013 1449
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50% 44 43 87
DN 100% vốn nước ngoài 63
0
376 1.006
DN nhà nước liên doanh với nước ngoài 0 15 15
DN khác liên doanh với nước ngoài 31 22 53
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Bảng 3.6 mô tả phân phối các doanh nghiệp trong mẫu là doanh nghiệp FDI và tiến hành xuất khẩu. Số lượng DN nhận vốn FDI chiếm khoảng 10,2% trên tổng số doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Số lượng DN xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới cao hơn số DN nhận vốn FDI với số lượng 2.394 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 24,4%. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nhận FDI của ngành may trang phục lớn hơn gấp đôi so với số lượng doanh nghiệp nhận FDI ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc. Tương tự, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu ngành may trang phục cũng lớn gấp đôi so với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Bảng 3.6 Số lượng DN xuất khẩu, nhận FDI phân theo quy mô và ngành Ngành Quy mô DN DN có xuất khẩu? DN có FDI?
Có Không Có Không
Ngành may trang phục
DNNVV 704 1.977 158 2.523
DN lớn 872 164 472 564
Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
DNNVV 652 5.253 289 5.616
DN lớn 166 32 87 111
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 Đối với doanh nghiệp may trang phục, số lượng DN nhận FDI chiếm 16,9% trong tổng số DN trong ngành và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm 42,4%. Đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng DN nhận FDI chỉ chiếm 6%
trong tổng số DN của ngành và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm 13% so với tổng số doanh nghiệp trong ngành. Tỷ trọng DN xuất khẩu ngành may trang phục lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng DN nhận FDI trong ngành và so với tỷ trọng doanh nghiệp xuất khẩu của ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Bảng 3.6 đồng thời mô tả số lượng DN xuất khẩu và FDI phân theo quy mô doanh nghiệp và ngành. Kết quả cho thấy, đối với DNNVV ngành may trang phục, nếu số lượng DN xuất khẩu chiếm 26,3% trên tổng số DNNVV thì đối với doanh nghiệp lớn ngành này, số lượng DN xuất khẩu chiếm 84,1% tổng số doanh nghiệp lớn.
Đối với DNNVV ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 11% trên tổng số DNNVV. Đối với doanh nghiệp
lớn của ngành, số lượng DN xuất khẩu chiếm tới 83,8% tổng số doanh nghiệp lớn.
Như vậy, nhìn chung trên cả 2 ngành các doanh nghiệp lớn là những DN có hoạt động xuất khẩu hàng hóa bán ra nước ngoài là chủ yếu với tỷ trọng trên 80% số lượng doanh nghiệp lớn. Đối với các DNNVV, số lượng DN xuất khẩu tương đối thấp, đặc biệt đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiểm chỉ 11% trên tổng số DNNVV của ngành.
Đối với DNNVV ngành may trang phục, số lượng doanh nghiệp nhận FDI chiếm 5,89% trên tổng số DNNVV thì đối với doanh nghiệp lớn, số lượng doanh nghiệp nhận FDI chiếm 45,5% trên tổng số doanh nghiệp lớn. Đối với DNNVV ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 4,8% trên tổng số DNNVV. Đối với doanh nghiệp lớn của ngành, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm tới 43% tổng số doanh nghiệp lớn.
Như vậy, tỷ lệ nhận FDI ở các DNNVV cũng như các DN lớn ở 2 nhóm ngành khá tương đương nhau, ít cho thấy sự chênh lệch. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhỏ được nhận FDI ở cả 2 ngành khá thấp, chỉ chiếm gần 5% trên tổng số.
Bảng 3.7 mô tả sự phân phối của các DN hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp phân theo miền. Nhìn vào kết quả bảng 3.8 dễ dàng nhận thấy, các DN được đặt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm số lượng rất ít và tập trung chủ yếu ở miền Nam. Tổng số lượng DN đặt ở 3 miền Bắc, Trung và Nam có sự chênh lệch lớn. Các DN tập trung chủ yếu ở 2 miền Bắc và Nam với số lượng gần tương đương nhau tương ứng gần 45% tổng số doanh nghiệp. Số lượng DN đặt trụ sở tại miền trung thấp chỉ chiếm gần 10% tổng số.
Số lượng DN ở các khu công nghiệp nằm ở miền Bắc và Trung không có sự chênh lệch quá lớn dù cho số lượng DN có trụ sở ở miền Bắc lớn hơn số lượng DN ở miền Trung rất nhiều (gấp 5,2 lần). Phần lớn các DN nằm ở các khu chế xuất/ khu công nghiệp miền Nam khi số lượng chiếm đến trên 85% tổng số doanh nghiệp nằm trong các khu chế xuất/ khu công nghiệp.
Bảng 3.7 Doanh nghiệp được phân theo vị trí khu công nghiệp và vùng Có nằm
trong KCN?
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng
Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Có 7 3 57 67
Không 2.929 506 2.601 6.036
Ngành may trang phục Có 3 3 67 73
Không 1.203 272 2.169 3.644
Tổng 4.142 784 4.894 9820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 3.6.1.2 Thống kê mô tả một số biến chính trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.8 mô tả giá trị thống kê nhóm các biến chính trong mô hình của các DN thuộc ngành may trang phục. Vì trong mẫu nghiên cứu bao gồm cả DNNVV và các doanh nghiệp lớn nên các biến số trong mẫu có sự chênh lệch lớn. Biến NSLĐ chênh lệch từ 1,002 đến 2.911,5 và có độ lệch chuẩn 261,58. Biến chất lượng lao động được đo bằng số tiền thưởng trên mỗi lao động là biến có sự dao động ít nhất từ 0,4 đến 3.435 và có độ lệch chuẩn là 70,4112.
Bảng 3.8 Thống kê mô tả nhóm biến chính của mô hình của DN thuộc ngành may trang phục
Tên biến Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
NSLĐ 109,68 261,58 1,002 2.911,5
Quy mô DN 42.851,47 165.289 43 3.783.404 Mức độ vốn hóa 344,86 367,37 6,9 4.736,5 Chất lượng lao
động
69,43 70,41 0,4 3.435
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 Tương tự, bảng 3.9 mô tả các thống kê của nhóm các biến chính trong mô hình của các DN thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Tương tự với ngành may trang phục, các biến số trong mẫu có sự chênh lệch lớn. Vì số lượng DN trong ngành sản xuất kim loại đúc sẵn cao gần gấp đôi so với tổng số DN ngành may
trang phục nên sự dao động của các biến trong mô hình của ngành này có sự dao động lớn hơn.
Biến năng suất lao động chênh lệch từ 1,03 đến 21.573,46 và có độ lệch chuẩn 994,98. Biến quy mô doanh nghiệp vì được đo bằng giá trị tài sản do đó là biến số có sự dao động lớn nhất từ 190 đến 4.479, 216 và có độ lệch chuẩn là 145.865,70.
Bảng 3.9 Thống kê mô tả nhóm biến chính của mô hình của DN thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Tên biến Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
NSLĐ 337,21 994,98 1,03 21.573,46
Quy mô DN 30.593,89 145.865,70 190 4.479.216
Mức độ vốn hóa 904,54 618,38 121,58 3.895,50
Chất lượng lao động 62,84 44,07 1 1.399,01 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 So sánh những biến số chính giữa 2 ngành ta thấy, ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn có NSLĐ trung bình cao hơn so với ngành may trang phục. Sự phân tán dữ liệu về quy mô DN (tính trên tổng tài sản) của 2 nhóm ngành khá cao. Có sự chênh lệch lớn ở giữa 2 giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của cả 2 ngành.
Ngành kim loại đúc sẵn là ngành đại diện cho nhóm ngành thâm dụng vốn nên mức độ vốn hóa ngành này cao hơn so với ngành may trang phục. Về chất lượng lao động, mặc dù ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn có sự dao động lớn hơn nhưng giá trị trung bình của chất lượng lao động của ngành thấp hơn so với giá trị trung bình của chất lượng lao động ngành may trang phục.